Xuân Bính Thân đọc chuyện lạ về Khỉ
KHỈ CỨU NGƯỜI
Ngày 16/8/1996, tại vườn thú Brookfield ở Chicago
(Mỹ), một bé trai do quá mải ngắm nhìn đã ngã xuống khu vực nuôi khỉ từ
độ cao 6m, nằm bất tỉnh hoàn toàn. Lập tức, cô khỉ gorilla mang
tên Binti-Jua (tiếng địa phương
nghĩa là “tia sáng mặt trời”) rời khỏi bầy, chạy vội đến, khéo léo bế bé lên,
ôm chặt vào lòng rồi phi nhanh tới cuối bãi nuôi, đặt em trước cửa ra vào và
báo động cho người bảo vệ vườn thú đến mang đi cấp cứu. Chú bé nhờ vậy thoát
chết, chỉ bị gãy tay. Tờ báo nổi tiếng Newsweek đã bình chọn Binti-Jua
là “nhân vật anh hùng năm 1996” tại Mỹ. Hàng ngàn bức thư từ
khắp nơi trong ngoài nước cũng được gửi tới tỏ lòng ngưỡng mộ và cảm ơn
Binti-Jua.
KHỈ CŨNG BỊ KIỆN
Tòa án Tối cao Ấn Độ đang xem xét rất nhiều
đơn phàn nàn, khiếu kiện của cư dân thủ đô về khỉ: những đàn khỉ lớn sống tự do nơi phố phường ở New
Delhi, chúng nghịch ngợm, gây rối và đôi lúc trở nên hung dữ, dễ tạo nguy hiểm
đối với người đi đường khi họ không có hoa quả cho chúng ăn... Dân Ấn Độ vốn
quý mến động vật, nhất là khỉ - loài vật được cho coi là nguồn gốc của thần
thánh. Nhưng dường như họ đã mất hết sự kiên nhẫn khi phải đệ đơn đến cấp tòa
án cao nhất. Bởi vì, sự thực thì hiện nay khỉ sinh sống bừa bãi và quấy nhiễu
nhiều công việc, thậm chí cả việc quan trọng như bầu cử của ngành lập pháp
(rất đông khỉ tụ tập trước tòa nhà Quốc hội, chúng nhận thấy những tờ giấy ghi
phiếu bầu khá hấp dẫn liền cướp phá luôn và gây một số sai lệch tới kết quả
của cuộc bầu cử!). Theo dự định phán quyết của tòa án, chính quyền sẽ phải lên
kế hoạch để bắt, tiêm chủng và tiệt trùng cho họ hàng nhà khỉ trước khi có thể
di chuyển chúng ra khỏi thành phố.
KHỈ NGHỊCH ĐIỆN THOẠI
Các nhân viên Vườn thú Blair Drummond ở <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Scotland</st1:country-region>
từng cảm thấy rất bực bội vì liên tục nhận được những cú điện thoại quấy
nhiễu bí ẩn từ ai đó. Họ dốc sức xác định và cuối cùng, nhận ra được tiếng
la thét kỳ lạ qua máy điện thoại là của Chippy
- tên 1 trong 4 con hắc tinh tinh đang được nuôi trong vườn thú. Chú
hắc tinh tinh này đã khéo trộm lấy được điện thoại di động của một nhân viên
khi anh vào làm vệ sinh chuồng nó. Nó nhanh chóng biết cánh dùng và bắt đầu gọi
tới những số điện thoại có lưu trong máy. Kể từ khi chuyện hắc tinh tinh
biết gọi điện được lan truyền, khách đến vườn thú này để chiêm ngưỡng
Chippy tăng vọt.
KHỈ CHĂN DÊ
Chăn dắt súc vật là việc làm phổ biến của con người
ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tại Prescot (Mỹ) hàng năm còn tổ chức cuộc
thi độc đáo là... động vật chăn dắt lẫn nhau. Nhiều năm qua, giải nhất thường
thuộc về một chú khỉ. Trong
dáng vẻ rất cao bồi với trang phục quần bò, áo phông, mũ lệch, chú ta đã cưỡi
chó sói và thực hiện chăn dắt thành thạo cả đàn gồm mấy chục con dê.
NGƯỜI KHỈ
Tại huyện Long An thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
có người đàn ông hiện 43 tuổi, rất
giống khỉ, tên là Lục Hữu
Quang. Bố mẹ Quang làm nghề
nông, hình thể bình thường, vậy mà lại sinh ra 3 trong 5 đứa con giống
khỉ. Hai con trai đầu khỏe mạnh, bình thường như những người đàn ông khác,
đã lập gia đình. Còn người con thứ ba là nữ sống được 8 tuổi và người con
thứ tư là nam thì sống đến 10 tuổi, đều giống khỉ, lông lá đầy mình, không biết
nói mà chỉ kêu khèng khẹc. Quang là con út, cao hơn 80 cm, nặng chừng 30 kg, mặt
tựa khỉ, người rậm lông, chẳng biết nói gì. Mùa đông, Quang chỉ biết khoác
áo mỏng rồi ngồi sưởi lửa, không biết cả các việc vặt phục vụ bản thân như
đánh răng, tắm giặt, mặc quần áo... Bù lại, Quang leo trèo rất giỏi, mắt tinh,
tai thính, lại ít ốm đau. Dù đã quá trưởng thành, Quang chỉ giúp gia đình được
việc phơi coi thóc; mỗi khi con gà nào đến gần, Quang đều tóm được, vặt lông
rồi... thả ra! Giới khoa học đang rất quan tâm, theo dõi, nghiên cứu đối tượng
“người khỉ” hiếm thấy này.
CÔNG TY TƯ VẤN DỰA VÀO KHỈ
Ba nhà động vật học Kacelink, John Krebs và Ed
Mitchell thuộc Đại học <st1:place w:st="on"><st1:city w:st="on">Oxford
(Anh) cùng nhau thành lập một công ty nghiên cứu và phân tích rủi ro để
đưa ra lời khuyên về các chiến lược kinh doanh dựa vào cuộc sống loài khỉ. Cả ba người tin rằng sinh hoạt
của khỉ và công việc kinh doanh có khá nhiều điểm giống nhau. Kacelink lấy ví
dụ: “Cách mà một công ty xăng dầu tìm nguồn dầu lửa giống với cách khỉ chọn hái
quả khi trong đàn có đông thành viên”! Công ty cam kết xem xét kỹ lưỡng việc
liên quan của khách hàng trước khi đưa ra bất cứ lời cố vấn nào dựa vào thế
giới loài khỉ. Hiện đã có nhiều khách hàng đến với công ty trên, gồm cả những
doanh nghiệp trong ngành dược phẩm và năng lượng.
HẠ CÁNH KHẨN CẤP VÌ KHỈ
Ngày 7/12/2000, một máy bay của Hãng Hàng
không <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Yemen</st1:country-region>
vừa cất cánh được mấy chục phút thì đột nhiên trong khoang hành khách xảy ra sự
cố. Không hiểu từ đâu, một con khỉ
xuất hiện, chạy nhảy lung tung, làm phụ nữ và trẻ em khiếp vía. Mọi cố gắng của
mấy người đàn ông dồn khỉ vào góc khoang máy bay để bắt sống đều vô hiệu. Đúng
lúc ấy thì lại xuất hiện thêm 5 con
khỉ nữa. Chúng làm cho hành khách hoảng loạn. Hóa ra, một vị khách đã
bí mật giấu 6 con khỉ trong vali, lén đem sang <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Syria</st1:country-region> bán. Do liều lượng thuốc ngủ
tiêm vào khỉ trước đó chưa đủ, nên mới bay được non nửa đường, chúng đã tỉnh
giấc và cào xé rách vali, chui ra ngoài. Chuyến bay buộc bỏ dở, máy bay phải
quay gấp về nơi xuất phát, hạ cánh khẩn cấp để bắt khỉ nhằm đảm bảo sự an toàn
cho hành khách.
THI HOA HẬU KHỈ
Thị trấn Lopburi ở Thái Lan là nơi lâu nay người
dân đã sống cùng với khỉ. Khỉ được thả rông khắp thị trấn, tự do đi lại, ăn ở,
đùa nghịch... và dân địa phương rất quan tâm nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ
chúng. Mỗi năm họ còn tổ chức nhiều lễ hội dành cho khỉ. Mùa hè hàng năm, tại
đây khai mạc Hội thi Khỉ đẹp bốn
phương. Cuộc thi không chỉ có những “thí sinh” bản địa, mà còn đón mời
sự tham gia của khỉ đến từ khắp nơi trên thế giới. Để vào chung kết, các “thí
sinh” phải qua nhiều vòng loại như: trang phục ấn tượng, khuôn mặt tô điểm,
động tác mềm dẻo, trình diễn một bài hát (đương nhiên là bằng ngôn ngữ khỉ)...
Sau hai tuần, hội thi sôi nổi và độc đáo này đã kết thúc với vương miện “Hoa
hậu Khỉ” được trao cho cô khỉ
nào xứng đáng nhất.
ĐÀN KHỈ NUÔI EM BÉ
Một chú bé 2 tuổi tên là John Ssabunnya ở làng Bambo thuộc
Uganda bị lạc vào rừng năm 1988, được một bầy khỉ cứu
sống và nuôi nấng cậu như một thành viên trong bầy. 3 năm sau, năm 1991, người
dân làng Bambo phát hiện ra trong quần thể khỉ xanh sinh sống trong rừng có một
sinh vật rất giống người. Người nó đầy bụi đất, râu tóc dài thậm thượt, phủ đầy
rận. Sau khi bị bắt và đem tắm rửa sạch sẽ, người ta phát hiện ra rằng cậu bé
chính là John Ssabunnya.
Ảnh minh họa
Từ đó đến nay cậu được trại trẻ mồ côi Kamuzinda Christian nuôi dưỡng và đang tập tành những phong cách sống của con người.
Điểm nổi bật nhất ở cậu bé này chính là giọng hát rất trong trẻo. Hiện cậu đang là giọng ca khá nhất trong dàn đồng ca Pearl of Africa của nhà thờ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.