Agribank Bình Thuận: Có dấu hiệu trục lợi từ chính sách hỗ trợ ngư dân?
2018-06-25 22:59:13
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Nghị định 67 là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, đồng bộ, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản bền vững và gìn giữ biển đảo quê hương. Lợi dụng chính sách đó, liệu những người được giao trọng trách tại Agribank Bình Thuận có trục lợi từ chính sách hỗ trợ ngư dân?
Nghị định 67 và những “con cá lọt lưới”
Nghị định 67 cũng đã ít nhất 2 lần bổ sung và sửa đổi để phù hợp hơn với thực tế và vô cùng đúng đắn với mục đích rất rõ ràng: Tạo điều kiện tối đa để ngư dân có điều kiện đóng mới, hiện đại hóa đội tàu và những trang thiết bị, ngư lưới cụ của mình, khiến ngư dân yên tâm vươn khơi, vừa khai thác nguồn tài nguyên dồi dào trên biển, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Từ khi có nghị định đến nay, hàng trăm ngư dân đã có điều kiện làm chủ những con tàu lớn, trang bị hiện đại, ra khơi và mang về những thành quả có giá trị lớn, làm giàu cho mình, đóng góp cho quê hương.
![]() |
“Xác” tàu Hoàng Phúc 18 với những khoang hàng trên boong tàu |
Từ khi có nghị định đến nay, hàng trăm ngư dân đã có điều kiện làm chủ những con tàu lớn, trang bị hiện đại, ra khơi và mang về những thành quả có giá trị lớn, làm giàu cho mình, đóng góp cho quê hương.
Nhưng, cùng với những thành quả đó, còn không ít những bất cập, lợi dụng chính sách để trục lợi, cho vay vốn sai đối tượng và gây thất thoát nhiều tỷ đồng của nhà nước.
Vụ chìm tàu Hoàng Phúc 18 trên sông Soài Rạp làm 4 người thiệt mạng, được biết đây là con tàu được hình thành từ vốn vay hỗ trợ theo nghị định 67. Qua quá trình trục vớt và điều tra của cơ quan chức năng, quá nhiều bằng chứng được đưa ra ánh sáng chứng minh con tàu này không hề thực hiện các nghiệp vụ nghề cá mà đang vận chuyển gạch đá và máy móc.
Ly kỳ hơn, khi công bố tên người chủ tàu xấu số là ông Phan Anh Tấn người Hà Tĩnh, nhưng con tàu lại vay vốn chính sách tại huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Vừa qua ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Thuận, đơn vị quản lý vốn vay công nhận tàu Hoàng Phúc 18 là đối tượng cho vay “chưa phù hợp”.
Thiệt hại nặng nề về cả con người, tài sản và niềm tin của ngư dân vào chính sách hết sức đúng đắn của Chính phủ, vậy mà vẫn chưa có cơ quan hay cá nhân nào đứng ra chịu trách nhiệm, 4 mạng người đang dần chìm vào quên lãng.
“Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”
Từ hình ảnh thực tế của tàu Hoàng Phúc 18 tại thời điểm bị chìm cho thấy, bên mạn tàu có cầu dẫn khá dài và rộng dùng để vận chuyển thiết bị máy móc lên mặt boong. Ở 2 đầu con tàu cũng có những hầm rộng, dùng để chứa vật liệu xây dựng. Thiết kế của 2 hầm này không hề phù hợp với việc chứa thủy sản mà chỉ có thể đựng đất đá, nguyên vật liệu xây dựng nặng.
Với thiết kế cấu tạo của tàu cũng không có những máy móc, kho đông lạnh để bảo quản thủy sản như quy định đối với một tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, không phù hợp với việc tham gia hoạt động thủy sản. Như vậy, Hoàng Phúc 18 là một con tàu chở hàng, không thể hoạt động hậu cần nghề cá.
Mặc dù không được thiết kế để hoạt động vận tải hậu cần nghề cá nhưng không hiểu sao con tàu lại được đóng bằng nguồn vốn vay theo Nghị định 67? Phải chăng đây là một “ưu đãi đặc biệt” mà ngân hàng Agribank Bình Thuận đã “nới” ra dành riêng cho cho người chủ tàu ở tận Hà Tĩnh?
Bên cạnh đó lại có những trường hợp xét về điều kiện để được vay vốn bám biển theo nghị định thì không hề thiếu, được đầy đủ các cơ quan quản lý đồng ý đưa vào danh sách hưởng ưu đãi của nhà nước thì ngân hàng Agribank Bình Thuận kiên quyết không cho vay, tạo đủ mọi lý do ép ngư dân đến con đường cùng.
Khi mà ngư nghiệp là cái nghề nghe nhắc đến tên đã thấy khó khăn, mạo hiểm. Ngư dân thường xuyên phải xa gia đình, thời tiết và điều kiện sống và làm việc cực kỳ vất vả, đối mặt với thiên nhiên thiên biến vạn hoá và hàng ngàn thử thách khắc nghiệt khác.
Đã ra khơi, là tính mạng của ngư dân phụ thuộc hoàn toàn vào những con tàu và sự may mắn. Cá, tôm được lấy lên từ lòng biển, không chỉ bằng mồ hôi nước mắt, mà còn bằng cả máu và mạng người. Tiền đóng tàu là tiền vay ngân hàng, có được hưởng chính sách thì cũng chỉ là tiền lãi suất còn vay vẫn phải trả bình thường.
![]() |
Tài liệu liên quan vụ việc vay vốn ưu đãi theo nghị định 67 |
Việc không tạo điều kiện cho ngư dân được tiếp xúc với các ưu đãi của nhà nước để họ có thể có những con tàu tốt nhất vươn khơi bám biển không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là một tội ác.
Ông Ngô Thanh Sơn, Ngô Thanh Lâm, ngư dân trong gia đình có truyền thống ngư nghiệp lâu đời tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận gửi đơn cầu cứu kèm các văn bản, bằng chứng cố gắng chứng minh con tàu của gia đình hội đủ các điều kiện vay vốn ưu đãi theo nghị định 67 nhưng luôn bị từ chối bởi chính nơi đã “ưu đãi” cho tàu Hoàng Phúc 18 vay vốn để chở vật liệu và máy móc.
Ước mong có một con tàu hậu cần nghề cá để bám biển, nối tiếp truyền thống bao nhiêu đời của cha ông, nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội và giữ gìn biển đảo quê hương những tưởng sẽ đơn giản, nhưng với trường hợp của gia đình ông Sơn, ông Lâm lại đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
"Lạ" từ những điều khoản ràng buộc "khó hiểu” chưa từng thấy mà Agribank Bình Thuận đưa ra để làm điều kiện vay vốn ưu đãi theo chính sách. "Lạ" từ giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cho đến chứng nhận đăng ký tàu cá. Tất cả tài liệu sẽ làm cho dư luận thắc mắc không ngừng, thế lực nào đứng sau điều "khó hiểu" này?
Kỳ 2: Bí ẩn sau tờ giấy chứng nhận và “quyền lực ngầm” của Agribank Bình Thuận.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Vương Trang
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:
2025-06-30 18:36:03