An Giang: Đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

2022-11-01 08:28:58 0 Bình luận
Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục tập trung vốn đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Tính đến cuối tháng 10, tín dụng tăng 8,63% so với cuối năm 2021.

Tập trung cho lĩnh vực ưu tiên

Theo NHNN chi nhánh tỉnh An Giang, từ đầu năm đến nay, các TCTD luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Cơ cấu tín dụng trên địa bàn tiếp tục tập trung vốn đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, góp phần hỗ trợ cho quá trình phục hồi và tăng trưởng các ngành kinh tế của địa phương. Tính đến cuối tháng 10, dư nợ cho vay tăng 8,63% so với cuối năm 2021.

Ðến cuối tháng 10/2022, tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt 99.526 tỷ đồng; dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên đều tăng so với cuối năm 2021. Cụ thể, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 59.049 tỷ đồng, tăng 10,2%, trong đó cho vay phục vụ sản xuất, thu mua xuất khẩu lúa gạo dư nợ tín dụng là 10.762 tỷ đồng, tăng 7,46% so với cuối năm 2021, cho vay nuôi trồng, thu mua và chế biến thuỷ sản xuất khẩu là 13.090 tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm 2021.

Khai trương điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank An Giang tại xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú

 Ngoài ra, tín dụng chính sách cũng được Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đẩy mạnh. Ðến cuối tháng 10/2022, dư nợ cho vay ước đạt 4.032 tỷ đồng, tăng 9,08% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ tập trung ở 18 chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi cho các đối tượng khách hàng như cho vay hộ nghèo 323 tỷ đồng, với 15.687 hộ, cho vay học sinh, sinh viên 614 tỷ đồng, với 14.713 người, cho vay giải quyết việc làm 461 tỷ đồng, với 12.510 hộ, cho vay xuất khẩu lao động 29,6 tỷ đồng, với 1.156 hộ, cho vay nhà ở trả chậm 137 tỷ đồng, với 11.395 hộ, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường 649,5 tỷ đồng, với 48.029 hộ, cho vay hộ nghèo về nhà ở 81,9 tỷ đồng, với  6.643 hộ, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 222,6 tỷ đồng, với 6.623 hộ, cho vay hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn 0,62 tỷ đồng, với 115 hộ, cho vay DTTS vùng ĐBSCL 7,7 tỷ đồng, với 968 hộ, cho vay thương nhân vùng khó khăn 4,5 tỷ đồng, với 123 hộ, cho vay hộ cận nghèo 881 tỷ đồng, với 30.948 hộ, cho vay các đối tượng khác 3,7 tỷ đồng, với 232 hộ, cho vay hộ mới thoát nghèo 565 tỷ đồng, với 16.462 hộ, cho vay hộ DTTS theo Quyết định số 2085/2016 10,1 tỷ đồng, 351 hộ, cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100 là 15,6 tỷ đồng, 56 hộ, cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất 10,2 tỷ đồng, 7 doanh nghiệp, cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính học trực tuyến 4,5 tỷ đồng, 356 hộ, cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập: 0,992 tỷ đồng, 12 hộ.

 Giám đốc Agribank An Giang Bùi Thanh Quang trao quà cho người nghèo

Theo lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh An Giang, các TCTD trên địa bàn đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giữ nguyên  nhóm nợ, các giải pháp hỗ trợ chi phí dịch vụ thanh toán, cho vay mới cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 để vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch.

Mặc dù các TCTD đều nỗ lực đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng. Lãi suất cho vay cuối tháng 9/2022 đến nay cũng được điều chỉnh tăng so với trước đó, do NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1 điểm phần trăm kể từ 23/9/2022. Ðiều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các DN đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, nên DN rất mong đợi các gói hỗ trợ lãi suất được đẩy mạnh hơn để giảm bớt áp lực chi phí vốn.

Cần sự tiếp sức của ngân hàng

Theo NHNN chi nhánh tỉnh An Giang đã tổ chức triển khai, thi hành kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh An Giang và của Thống đốc NHNN đến các TCTD trên địa bàn về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng. Ðồng thời, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt khó khăn, vướng mắc tại các ngân hàng thương mại trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất. Theo báo cáo các ngân hàng thương mại trên địa bàn, cuối tháng 9/2022, các ngân hàng đã ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất 127 tỷ đồng, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 43,4 tỷ đồng. Chi nhánh cũng làm việc trực tiếp với Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh để tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc và tìm giải pháp triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ.

Theo NHNN chi nhánh tỉnh An Giang, mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD trên địa bàn, với cho vay ngắn hạn lãi suất tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến đối với ngắn hạn từ 5,5 - 8%/năm; trung, dài hạn từ 8 - 10%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ngắn hạn 3 - 4,5%/năm, trung dài hạn 4,5 - 6%/năm. Các TCTD đều tăng cường các giải pháp kiểm soát chặt dòng tiền ra thị trường; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để huy động vốn, đến cuối tháng 9/2022, nguồn vốn huy động ước đạt 62.716 tỷ đồng, tăng 7,31% so với cuối năm 2021 và đáp ứng được 63,01% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, thặng dư thương mại tăng, DN rất kỳ vọng sản xuất kinh doanh sẽ tốt lên. Song, việc chi phí vốn tăng là điều DN đang lo lắng khi bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh cao điểm cuối năm và đơn hàng cho đầu năm 2023. Theo phản ánh của nhiều DN ngành may mặc và thủy sản, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vừa điều chỉnh tăng, DN có khả năng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ do đơn hàng giảm. Vì vậy, DN rất mong muốn ngân hàng chia sẻ khó khăn với DN. Một giám đốc công ty may mặc ở tỉnh cho biết, ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất cho vay USD tăng từ 3,2%/năm lên mức 3,7%/năm. “Khó khăn nhưng vẫn phải vay để duy trì hoạt động của công ty. Tưởng rằng dịch bệnh được kiểm soát tốt, DN thuận lợi hơn. Nhưng gần về cuối năm, khủng hoảng an ninh năng lượng, các căng thẳng chính trị trên thế giới… đã ảnh hưởng đến đơn hàng của công ty. Ðơn hàng giảm, giá gia công giảm, lãi vay lại tăng, năm nay có thể lỗ nếu các chi phí tiếp tục tăng” - Giám đốc công ty may mặc này cho biết.

Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh An Giang cho biết, các tháng cuối năm, NHNN chi nhánh tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tiếp tục tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, hạn chế “tín dụng đen”. Ðồng thời theo dõi tình hình, kết quả thực hiện hỗ trợ 2% lãi suất của chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn để tiếp tục gỡ khó cho DN.

Sản phẩm gạo hữu cơ của Tập đoàn Lộc Trời

Giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm

NHNN chi nhánh tỉnh An Giang tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương và chính quyền địa phương để chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, ngân hàng điện tử, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các chi nhánh TCTD trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của NHNN và pháp luật về tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, vàng, lãi suất, thu phí, tín dụng, phòng chống rửa tiền, xử lý theo thẩm quyền đối với các vi phạm của các TCTD trên địa bàn.

Ba là, giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của các TCTD trên địa bàn, tập trung vào những TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao. Chỉ đạo các TCTD rà soát, đánh giá lại các khoản nợ xấu theo quy định.

Bốn là, tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và DN, tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ưu tiên hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và DN có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh tốt.

Năm là, quán triệt trong toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Rau màu sạch

Sáu là, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục... đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi thực hiện mở rộng tín dụng.

Bảy là, chủ động triển khai, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - DN bằng hình thức phù hợp. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các  tổ chức chính trị - xã hội thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn…

Tám là, quản lý, theo dõi hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động ngoại hối và vàng. Giám sát các TCTD trong việc chấp hành các quy định về mua, bán vàng miếng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ và Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nhân Việt Nam 'bắt kịp thế giới, đi cùng thời đại'

Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã "dám chơi và biết chơi" hơn trong một sân chơi không chỉ trong lòng đất nước mà cả khu vực và thế giới. Chúng ta không chỉ bắt kịp mà có những bước quan trọng để đi cùng với thế giới, với thời đại.
2024-10-13 10:45:13

Thương binh Tạ Quang Uẩn - giỏi làm kinh tế, giàu lòng nhân ái

Vinh dự được gặp người thương binh Tạ Quang Uẩn - Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Phong Cảnh, tại Thành cổ Quảng Trị - nơi mà cách đây 52 năm đã diễn ra cuộc chiến biểu tượng cho khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Đứng trên mảnh đất đầy bi tráng ấy, những hình ảnh trong cuộc đời dường như lần nữa vụt qua ký ức ông...
2024-10-13 06:35:00

Doanh nhân thương binh Tạ Quang Uẩn: Hành trình vượt khó

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những vết thương ngày nào vẫn luôn hằn sâu trên thân thể thương binh Tạ Quang Uẩn. Vượt qua mọi nỗi đau đó, thương binh Tạ Quang Uẩn đã nỗ lực xây dựng một doanh nghiệp mang thương hiệu Phong Cảnh để tạo việc làm, thu nhập cho đồng đội và con em gia đình chính sách.
2024-10-12 13:45:00

Nơi lưu giữ kỷ vật lịch sử của Tướng Nguyễn Huy Hiệu

Năm 1973, Tướng Nguyễn Huy Hiệu vinh dự được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dịp này, ông được Trung ương trao tặng ba hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, trong đó có một chiếc bút kim tinh, một chiếc đồng hồ Poljot của Nga, và một chiếc ca dùng uống nước mang lá cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược".
2024-10-12 12:27:56

Giải chạy "Run for Love" - Nơi tình yêu, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng lan tỏa

Sáng ngày 12/10, tại Vườn hoa Lý Tự Trọng, khu vực Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra giải chạy "Run for Love" - một sự kiện thể thao đầy ý nghĩa do Vietnam Airlines phối hợp cùng Hội Người mù thành phố Hà Nội và trung tâm Việt Nam and Friends tổ chức.
2024-10-12 12:00:30

Thà như là vô danh

Trên những nấm mồ liệt sỹ ghi danh những người còn sống không còn là cá biệt hay mới lạ nữa. Nhưng câu chuyện biết rồi, nói rồi tưởng như cũ kỹ ấy vẫn chưa thể sửa thì đó lại là nỗi trăn trở khôn nguôi, nỗi buồn đau đáu của nhiều thế hệ…để rồi có cùng ước muốn, thà như là vô danh…
2024-10-12 08:59:00
Đang tải...