Bà ngoại đột quỵ nằm liệt giường, cháu khờ sợ bị bỏ rơi

2022-04-17 16:13:46 0 Bình luận

Theo Vietnamnet, Trần Hoài Anh 21 tuổi, sống với bà ngoại từ khi mới 3 tuổi. Dù đã đến tuổi trưởng thành, nhưng em chỉ như đứa trẻ vì bị chấn thương sọ não sau một vụ tai nạn.

Bà Huệ không đủ chi phí để điều trị bệnh (Ảnh: Vietnamnet)

Theo dì của Trần Hoài Anh- Trần Bé Hiền chia sẻ, từ ngày bà ngoại Nguyễn Thị Huệ nằm viện vì bị đột quỵ, Anh được chị chăm sóc. Ngày nào, em cũng  lấy nước mắt rửa mặt. Có khi nhớ ngoại quá còn phải lấy chiếc áo của ngoại để mặc vào mới chịu thôi kêu gào.

Khoảng giữa tháng 3, bà Nguyễn Thị Huệ bị đột quỵ, được đưa lên Bệnh viện tỉnh Sóc Trăng thăm khám, sau phải chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115. Đến ngày 23/03, bà được chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp để điều trị đến nay.

Căn nhà tranh xập xệ của hai bà cháu (Ảnh: Vietnamnet)

Bác sĩ Khoa Thần kinh sọ não cho biết, khi bà Huệ được chuyển tới, tri giác lơ mơ, yếu nửa người bên phải. Sau thời gian điều trị, sức khỏe của bà có tiến triển tốt. Tuy nhiên, mới vừa rồi, các bác sĩ tiến hành chụp phim kiểm tra, não vẫn còn xuất huyết nên dự kiến thời gian nằm viện còn kéo dài, chi phí tốn kém.

Mấy ngày nay, bệnh viện yêu cầu tạm ứng viện phí, anh Trần Văn Công (con trai bà Huệ)  phải khất lần, bởi người thân ở quê chưa thể vay mượn thêm được. Mỗi ngày, chi phí cho mẹ anh hết khoảng 500 ngàn đồng, chưa kể tiền tã, sữa. Bản thân anh gần một tháng nay chỉ ăn cơm từ thiện. Có khi đi trễ hoặc người xếp hàng đông quá, đến lượt anh đã chẳng còn gì, đành chịu đói.

Hoài Anh từng ngày ngóng chờ bà ngoại về (Ảnh: Vietnamnet)

Được biết, anh Công đã ly dị vợ khoảng 7-8 năm trước, anh ở vậy nuôi con gái nhỏ, chẳng dành dụm được đồng nào. Bác sĩ dự kiến chi phí điều trị cho bà Huệ khoảng 50 triệu đồng, số tiền mà cả mấy chị em đi làm cả năm cũng chưa chắc đã có được.

Trước đây, 2 bà cháu Hoài Anh sống bằng tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật. Mỗi tháng vài trăm ngàn đồng. Thỉnh thoảng có người con cho 50-100 ngàn đồng, bà Huệ cố gắng chắt chiu từng đồng, sống tằn tiện qua ngày.

Bệnh tật ập đến, cả gia đình nháo nhác chạy vạy nhưng cái nghèo gắn bó đã lâu, họ không có cách nào lo xuể.

Thương tâm không kém là hoàn cảnh của em Nguyễn Mạnh Cường (SN 2008, ở thôn Thọ Sơn, xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Em sinh ra không biết mặt cha, mẹ bị tâm thần, tâm thần không minh mẫn.

Mới 15 tuổi, em vừa đi học vừa lo kiếm ăn nuôi mẹ.  "Con ăn rau, ăn cháo cũng được, chỉ mong mẹ được chữa bệnh để trở lại người bình thường, sống với con, con chỉ còn mẹ mà thôi", cậu bé chỉ ước mong có vậy.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25

Hải Phòng thông qua 16 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 29 HĐND thành phố

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 29, kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND TP.Hải Phòng khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã thông qua 16 Nghị quyết .
2025-07-25 22:39:48

Cả TP.Hải Phòng bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công với cách mạng.

Trân trọng những công lao to lớn của những thương, bệnh binh, liệt sĩ đã cống hiến xương máu vì độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, cả TP.Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, gửi đến họ và thân nhân, gia đình người có công tấm lòng biết ơn sâu sắc.
2025-07-25 22:13:44
Đang tải...