Bắc Giang: Ai “đứng sau” những mảnh rừng Yên Thế?

2016-08-25 09:54:32 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bà Bùi Thị Hòe, 50 tuổi, thôn Đền Cô, xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) không nhớ nổi bà và 19 hộ dân ở đây đã khăn gói lặn lội lên tỉnh, lên Hà Nội bao nhiêu lần từ khi bị mất đất rừng, để mong nhận được một lời phán quyết thấu tình, đạt lý từ các cấp có thẩm quyền.
Bà Hòe nói với chúng tôi: “Gia đình tôi ở đây đã 6 đời. Trước năm 1980, rừng Yên Thế còn nguyên sinh, do Kiểm Lâm và Lâm trường Quốc doanh Hoàng Hoa Thám quản lý. Từ năm 1981, không rõ chủ trương từ cấp nào, rừng bắt đầu bị tàn phá. Đất rừng trọc trơ. Người dân tự chia nhau canh tác”…


Ông Nguyễn Văn Gấm và khoảnh rừng ông mua lại theo hợp đồng 661 nhưng đã bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế tự ý chuyển thành quyền sử dụng đất lâm nghiệp của mình.
 
Hư thực… “rừng vàng”.

Vợ chồng bà Hòe đều là người bản địa, dân tộc Nùng. Chẳng hiểu do bẩm sinh hay do hoàn cảnh mà tính cánh của bà Hòe khá mạnh mẽ. Bà nói rất mạnh lạc về nguồn gốc đất rừng, từ thời còn nguyên sinh đến khi bị tàn phá, rồi được tái sinh nhờ dự án PAM (rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới), dự án 661, dự án 327…

Giọng bà Hòe rành rẽ: Từ năm 1981 đến năm 1990, rừng nguyên sinh ở đây bị Kiểm Lâm, cán bộ Lâm trường và người dân thi nhau phá sạch, trọc trơ đất trống. Mất rừng, đất trống, người dân tự phát chia nhau từng ô, từng khoảng để trồng sắn, trồng lúa nương, trồng khoai sọ, vừng, đỗ tương. Hàng năm, UBND xã Tam Hiệp đứng ra thu thuế trên những khoảnh đất rừng này. Nơi đây chính là khu rừng nằm trong quần thể di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám.

Năm 2000, người dân tiếp nhận được chủ trương của Chính phủ triển khai “giao đất, giao rừng cho người dân nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, thực hiện trồng rừng đặc dụng theo dự án PAM. 

Dự án PAM được triển khai thuận lợi nhờ chủ trương hợp lòng dân. Người dân vẫn trồng rừng trên phần diện tích đất trước đây trồng sắn, khoai vừng, đỗ và lúa nương của mình nhưng không phải nộp thuế. Họ còn được nhận tiền hỗ trợ của Ban quản ký dự án PAM. Việc trồng rừng theo dự án trên đất của họ đang sử dụng được Ban quản lý dự án PAM thực hiện bằng hợp đồng.

Rừng keo được trồng theo dự án PAM đang phát triển tốt, đã tạo được màu xanh phòng hộ đầu nguồn thì vào năm 2005, Lâm trường  Yên Thế (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế) báo cáo lên tỉnh Bắc Giang sai sự thật về hiện trạng và xin chủ trương cho dân thanh lý khai thác để giao cho Lâm trường ký lại hợp đồng. 

Báo cáo trên của Lâm trường Yên Thế được UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận. Từ đó đến nay, Lâm trường Yên Thế từng bước thay đổi quyền lợi của người dân đối với đất rừng, bất chấp sự phản đối của họ. Do vậy, tranh chấp đất rừng đã và đang xảy ra hết sức gay gắt. 


Nhiều hộ dân rất bức xúc khi gặp được phóng viên.

Theo trình bày của bà Hòe: Lúc đầu, bà Dương Thị Hòa làm giám đốc Lâm trường, cơ quan này đã ký hợp đồng giao khoán đất rừng và trồng rừng theo dự án PAM với các hộ dân là 50 năm. Bà Hòa nghỉ hưu, ông Đoàn Văn Toan lên thay, mối quan hệ giữa người dân có đất rừng và Lâm trường bắt đầu thay đổi theo hướng bất lợi cho người dân.

Đến thời ông Hoàng Văn Chúc, những hộ dân trồng rừng trở thành kẻ làm thuê trên đất của Lâm trường bằng những “bước đi” rất lắt léo. Rừng bị tàn phá vì lợi ích của một nhóm người. Đặc biệt, một số lớn diện tích đất rừng ở đây được UBND tỉnh giao cho 2 DN tư nhân là Công ty TNHH Trường Lộc và Công ty TNHH Hà Lượng. 2 DN này thay nhau phá rừng, xẻ thịt đất rừng đem bán.  Dân xót xa gửi đơn khiếu kiện, tố cáo lên huyện, lên tỉnh, lên Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng đều rơi vào vô vọng…

Đất rừng đang…chảy máu!

Ông Nguyễn Văn Gấm, bà Lê Thị Thu, bà Bùi Thị Hòe và một số người dân ở 2 xã: Đồng Tiến và Tam Hiệp, đã lặn lội từ rúi rừng Yên Thế tìm về tòa soạn chúng tôi để được trình bày những bức xúc của mình khi bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế từng bước “tước đoạt” quyền sử dụng đất rừng của người dân. 

Trong những tài liệu do họ cung cấp, có rất nhiều “thư chuyên đơn” của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Bắc Giang. Tất cả các “thư chuyển đơn” đều “chuyển” trách nhiệm trả lời khiếu nại, tố cáo của công dân về UBND huyện Yên Thế. 

Để làm rõ hơn nội dung khiếu nại được các hộ dân trình bày, chúng tôi tìm về những cánh rừng thuộc xã Đồng Tiến, xã Tam Hiệp- nơi đang xảy ra tranh chấp đất rừng và tài sản trên đất giữa hàng chục hộ dân với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế. 


Năm 2015, Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Yên Thế mới được UBND tỉnh Bắc Giang cho thuê đất, nhưng trước đó, DN này đã tự nhận quyền quản lý ở nhiều khu vực, gây bức xúc cho người dân.

Những cung đường vào các tiểu khu phải đi bằng xe máy vì những vệt bánh xe ô tô tải sâu hắm, khoét vào lòng đường do những đợt khai thác lâm sản để lại. Vào càng sâu, đồi núi trọc hiện ra càng nhiều. Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp một vài vạt rừng keo cao vút do người dân trồng, nay đã bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế quản lý. Ông Nguyễn Văn Gấm chỉ tay về vạt rừng keo bên trái, nói: “Đây là tiểu khu rừng do chính tôi và gia đình trồng từ năm 2005, nay bị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế biến thành của họ. Tôi làm đơn khiếu nại nhiều lần lên tỉnh nhưng không được xem xét giải quyết”. 

Ông Gấm đưa cho chúng tôi xem bản hợp đồng “khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng phòng hộ”  theo dự án 661 được ký từ 01/12/2009 nhưng có hiệu lực từ 01/01/2000 đến 31/12/2049. Bên giao khoán là Công ty Lâm nghiệp Yên Thế, do ông Đoàn Văn Toan làm đại diện, bên nhận khoán là ông Nguyễn Văn Gấm. Ông Gấm thắc mắc: “Tôi nhận chuyển nhượng lại 2,9ha đất rừng của 3 hộ dân khác cùng có nguồn gốc hợp đồng như tôi, tại sao Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế lại tự ý chuyển đổi thành đất của họ?” 

Khi chúng tôi quay trở ra, có mấy xe máy chạy ngược chiều, mỗi xe 2 người, trên tay cầm gậy và dao, búa. Họ dừng xe và ngoái đầu nhìn theo chúng tôi. Ông Gấm nói: “Anh cứ ngồi im, dừng ngoái lại. Bọn bảo vệ rừng của công ty đấy. Chúng nó dọa chém dân suốt”. Nghe nói vậy, tôi thấy lạnh cả sống lưng.

Chúng tôi về nhà ông T, một hộ dân có tên trong đơn khiếu nại. Tại đây, đã có hơn chục người dân chờ sẵn, ai cũng mong được trình bày với phóng viên báo chí những bức xúc bấy lâu nay của mình.

Trong 1 văn bản viết tay dài 16 trang, được bà con cho biết: “Đây là tập hợp những ý kiến của người dân đang hắc mắc về đất rừng đã được nêu ra tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện Yên Thế tại xã Đồng Tiến vừa qua”. Thế nhưng, cho đến nay, cử tri vẫn chưa nhận được những câu trả lời. 

Bà Lê Thu Thu (sinh 1957) trú tại xóm Cây Thị, xã Đồng Tiến thắc mắc: “Theo quyết định 35/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang thì từ năm 2015 đến nay, Công ty TNHH MV Lâm nghiệp Yên Thế mới được tỉnh cho thuê đất, tại sao trước đó, họ đã tự ý ép dân cho rằng những phần diện tích đất rừng của chúng tôi là của họ?”.

Để có những câu trả lời thỏa đáng, phóng viên chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề này ở những bài viết sau.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cơn mưa nặng hạt không làm ảnh hưởng nhuệ khí ngút trời của lực lượng diễu binh cũng như người dân Điện Biên và du khách.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

Chuyện về một trong những chi bộ Đảng đầu tiên thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nước

Là chi bộ Đảng thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập sớm nhất tại Hải Phòng và cũng là rất sớm so với cả nước, Xí nghiệp thương binh Quang Minh đã luôn thể hiện phẩm chất của những con người cách mạng, luôn nêu cao lý tưởng của Đảng trong lao động sản xuất và bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
2024-05-06 21:40:46

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Bia Hơi Hà Nội - Vị bia gắn kết những khoảnh khắc ngày hè

Thưởng thức Bia Hơi Hà Nội đã trở thành một thói quen, một nét đặc trưng của đời sống văn hóa trong những dịp tụ họp gắn kết. Có thể khẳng định rằng Bia Hơi Hà Nội là một phần không thể thiếu trong nền tinh hoa ẩm thực Hà Thành, là sự giao thoa giữa các tầng lớp xã hội, nhiều ngành nghề khác nhau.
2024-05-06 14:15:00

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00
Đang tải...