Bài 2: Từ những chính sách “trên trời” … đến những hồ sơ “trong ngăn tủ”

2017-08-21 09:48:35 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho biết, có nhiều hồ sơ bị tồn đọng do cán bộ làm chính sách tắc trách hoặc do chuyển giao công việc dẫn đến hồ sơ bị “bỏ quên trong ngăn tủ” là có thật.
Nhiều địa phương cho rằng, chính sách ưu đãi Người có công với Cách mạng (NCC) vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội đòi hỏi phải ban hành đầy đủ các quy định của luật pháp liên quan đến NCC, nói cách khác là phải có sự đồng bộ các loại văn bản pháp luật về vấn đề này. Đồng thời, trong tổ chức triển khai thực hiện cũng phải cụ thể, bảo đảm đúng, đầy đủ đối tượng thuộc diện thụ hưởng, tránh hiện tượng bỏ sót đối tượng, chỉ khi đó mới thực hiện đầy đủ được sự công bằng xã hội.

Từ những chính sách “trên trời”…

Trước hết phải kể tới 2 Thông tư mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ GD-ĐT) đã ban hành. Cụ thể, Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo quy định tại Thông tư 24 sẽ bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với 7 đối tượng, trong đó có Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Thông tư này có hiệu lực từ 19/8/2013.

Quy định trên ra đời đã làm dạy sóng các diễn đàn mạng và những lời phản biện từ các cơ quan truyền thông. Trước tình hình đó, Cục Kiểm tra văn bản (KTVB) Quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp đã khẩn trương tổ chức nghiên cứu, kiểm tra Thông tư số 24. Sau đó, Cục KTVB đã trao đổi với Bộ GD-ĐT về tính hợp pháp của quy định trong Thông tư số 24 và đề nghị Bộ GD-ĐT bãi bỏ 05 đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh quy định tại Thông tư số 24.

Ngày 16/7/2013 (tức là sau 12 ngày công bố quy định cộng điểm theo Thông tư số 24), Bộ GD-ĐT đã ký Thông tư số 28/2013/TT-BGD ĐT về việc bãi bỏ đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư số 24/2013/TT-BGDĐT ngày 4/7/2013 với 03 đối tượng: Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Tính hợp pháp và hợp lý của Thông tư 24 như thế nào thì bạn đọc cũng đã rõ. Song trả lời báo chí về việc ban hành Thông tư 24, PGS-TS. Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT (cơ quan làm tờ trình đề nghị Bộ trưởng ký ban hành) cho biết: “Việc bổ sung đối tượng ưu tiên căn cứ vào Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng như thế là phù hợp”. Và ngay Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng cho rằng: Việc bổ sung mẹ Việt Nam Anh hùng vào diện ưu tiên là phù hợp với quy định của Chính phủ và để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người có công khi tham gia tuyển sinh cao đẳng, đại học, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những người có công với nước.

Chính vì sự làm chính sách một cách máy móc trên, mà ngày 26/5/2014, Bộ GD-ĐT lại ban hành tiếp Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT cộng điểm ưu tiên cho 3 đối tượng, trong đó có 2 đối tượng là “Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" khi tham gia tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/6/2014.

…Đến những hồ sơ trong “ngăn tủ”!

Điển hình cho việc bỏ quên này phải kể tới vụ 114 giấy chứng nhận, trong đó có 34 Huân chương kháng chiến, 18 Huy chương kháng chiến, 12 Huân chương quyết thắng, 7 Huân chương chiến sĩ vẻ vang, 27 bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng, 10 bằng Tổ quốc ghi công và 6 bằng khen của UBND tỉnh bị bỏ quên suốt 30 năm trong ngăn tủ của ông Nguyễn Minh Son - cán bộ LĐTB&XH của thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Sự vụ chỉ được phanh phui khi ông Phạm Văn Thành lên thay thế nhiệm vụ của ông Nguyễn Minh Son (khi ông Son bị tai nạn và mất). Cụ thể, vào đầu năm 2017, trong lúc sắp xếp lại vị trí làm việc và di chuyển bàn ghế, tủ đựng hồ sơ thì bất ngờ chiếc tủ bị sứt cánh cửa. Lúc này ông Thành phát hiện trong tủ ông Son có rất nhiều huân, huy chương, bằng Tổ quốc ghi công… Sau đó sự việc được báo cáo lên trường trực thị trấn rồi tiến hành lập biên bản, kiểm đếm thì phát hiện bên trong có tổng cộng 114 giấy chứng nhận. Ông Nguyễn Văn Sấm – Bí thư thị trấn Ba Chúc - cho biết: “Số lượng hồ sơ được lưu trữ đã trải qua 7 đời cán bộ LĐTB&XH, 6 đời chủ tịch. Cán bộ phụ trách công tác TB&XH thị trấn qua nhiều thời kỳ mà gần đây nhất là ông Nguyễn Minh Son đã từ trần vào năm 2012”.

Tiếp đến là câu chuyện của cụ Chu Văn Chắt, sinh năm 1918, quê quán Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình. Theo ông H (cháu gọi cụ Chắt bằng Bác ruột), kể rằng: “Bác tôi sinh ngày 10/10/1918, nếu mọi thứ mà êm đềm, thì tết sang năm là con cháu tổ chức mừng thọ cho bác tròn 100 tuổi. 



Chuyện của bác cũng chẳng có gì đáng nói nếu bác đã được nhà nước công nhận là thương binh. Những năm 1950 của thế kỷ trước, miền Bắc nước ta chìm ngập trong ách đô hộ của thực dân Pháp. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, bác tôi vào đội du kích, ngày đêm chiến đấu với quân thù. Không may, trong một trận chống càn, bác bị tăng xình (đạn pháo - NV) của Pháp bắn bị thương vào đùi, bác ngất đi và không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy thì thấy mình nằm ở bệnh viện huyện Đông quan (ngày đó bệnh viện phải sơ tán xuống Thái Ninh - bây giờ là huyện Thái Thụy) ... Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bác không phải tham gia du kích nữa, bác làm thợ xây nhưng vết thương thì vẫn ở trên đùi. Con cái của bác lớn lên cũng đi bộ đội, vào Nam chiến đấu. Ngày đó Nhà nước chưa làm chế độ thương binh cho du kích. Sau này có chế độ làm thương binh cho du kích thì bác chẳng còn giấy tờ gì, bạn cùng đội du kích của bác cũng không còn ai nữa, nhưng vết thương bị đạn tăng xình của Pháp bắn bị thương vẫn còn trên đùi của bác... Con cháu đã đi làm chế độ thương binh cho bác nhiều lần nhưng vẫn không được. Ở xã những người cùng thời với bác, ai cũng biết bác là du kích chống Pháp, nhưng những người trực tiếp giải quyết chế độ thì khi họ ra đời họ chẳng biết mặt mũi thằng Pháp, thằng Tây, nó đen như thế nào..? Vậy nên bác tới giờ vẫn chưa được công nhận là thương binh”. Ông H, buồn rầu nói tiếp, mặc dù con cháu đã làm nhiều bộ hồ sơ theo sự chỉ dẫn của nhiều người có thẩm quyền, của anh em bè bạn, đi xin xác nhận của nhiều người, song những giấy tờ đó bao nhiêu năm nay vẫn không vượt ra khỏi lũy tre làng..?   
Hay như chuyện của CCB Trần Văn Hậu, sinh năm 1950, ngụ tại xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cũng gian nan trong việc hoàn tất thủ tục, mà kết quả vẫn chưa đâu vào đâu. Theo hồ sơ, thì ông Hậu nhập ngũ ngày 27/3/1967 ở đơn vị C17, E52, F320. Trong chiến đấu ông bị thương 2 lần: Lần 1 vào năm 1971 (ở Kam pốt – Campuchia), lần 2 vào tháng 1/1973 (tại Hà Tiên). 

Do thương tật, sức khỏe bị giảm sút nên tháng 9/1974, ông Hậu được đơn vị cho chuyển về Tây Ninh an dưỡng và khám sức khỏe chờ ngày ra Bắc. Theo Giấy sức khỏe TBB khi chuyển ra Bắc ngày đó, phần phân loại có ghi: sức khỏe xếp loại C; Thương tích bệnh tật chủ yếu gồm: 1) Vết thương rạn hộp sọ trái;  2) Vết thương chột dưới cung đùi phải; 3) Vết thương chột hai mông; 4) Vết thương chột xương sườn phải; 5) Vết thương chột bắp tay phải; 6) Vết thương chột giữa trán phải; Vết thương chột cổ chân phải.

Đến tháng 2/1975 ông Hậu được ra Bắc, về an dưỡng tại đoàn 581 Nam Hà, sau đó được chuyển về Xuân Mai – Hà Tây (cũ) điều dưỡng tiếp. Tại đây, do giám định chưa hết các vết thương trên người nên lần này ông Hậu chỉ được xếp tỷ lệ thương tật 19%.

Ông Hậu tâm sự: “Từ năm 2005 đến nay, mỗi khi trái nắng, trở trời những vết thương cũ lại hoành hành thân thể tôi. Nhất là mấy năm trở lại đây, sức khỏe của tôi bị giảm sút đáng kể. Năm 2014, tôi phải đi viện để điều trị. Thời gian này, sau khi chụp chiếu XQ tôi mới biết trong người tôi vẫn còn nhiều mảnh kim khí còn sót lại”. Nói xong ông đưa cho tôi xem Phiếu chụp X-Quang do Bệnh viện ĐK huyện Hoài Đức cấp ngày 10/12/2014 và  Kết luận của Khoa Chuẩn đoán hình ảnh – Viện Quân y 103 cấp ngày 30/3/2017. Cụ thể Kết luận của Khoa Chuẩn đoán hình ảnh – Viện Quân y 103 có ghi: “Hình ảnh dị vật kim khí cản quang rải rác vùng cánh tay, cẳng chân, ụ ngồi và tiểu khung, cánh chậu trên phim chụp”…

Ông Hậu kể tiếp, sau khi hoàn tất bộ hồ sơ xin giám định vết thương còn sót theo hướng dẫn tại Điều 21, Thông tư số  05/2013/TT-BLĐTBXH và Điều 7, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP, tôi gửi tới Sở LĐTB&XH TP.Hà Nội theo đường chuyển phát nhanh của bưu điện. Sau đó, ông Lê Trọng Đức, Phó trường phòng NCC – Sở LĐTB&XH TP. Hà Nội đã ký công văn 342 trả lời. Tại công văn này có ghi: “Đề nghị ông nộp các giấy tờ nêu trên tại Bộ phận “Một cửa” của Sở LĐTB&XH Hà Nội (địa chỉ số 75 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) để tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền”. Thực hiện theo lời chỉ dẫn trên, tôi đã gửi toàn bộ hồ sơ mà mình có cho Bộ phận “Một cửa”. Rồi sau đó ít ngày chính bì thư đó lại quay lại nhà tôi với một cái gạch chéo ở ngoài bì thư, không một lời giải thích – Thật là vô cảm hết chỗ nói – ông Hậu thở dài và lặng thinh…


Chiếc bì thư bị trả lại

(Còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...