Nỗi trăn trở của thương binh Trương Văn Huấn khi Xuân về…

2025-01-26 19:43:03 0 Bình luận
Câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Song, câu tục ngữ này lại không phản ánh đúng với hoàn cảnh của gia đình thương binh Trương Văn Huấn quê ở xóm 7, thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để minh chứng cho lời nhận định trên, Tòa soạn xin trích đăng gần như nguyên văn Đơn kiến nghị, phản ánh ghi ngày 07/10/2024 của thương binh 4/4 Trương Văn Huấn gửi Tạp chí.

Hồ sơ của thương binh Trương Văn Huấn gửi Tạp chí

Trong đơn ông Huấn viết “Tháng 05/1971, tôi lên đường nhập ngũ, về Đại đội 14, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320. Sau một thời gian tham gia huấn luyện tân binh, tôi cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Hơn 3 năm tham gia huấn luyện và chiến đấu tại chiến trường do sức khỏe yếu (tổn thất 37% sức khỏe – xếp hạng thương binh 4/4) nên tháng 11/1974 tôi được Quân đội cho về phục viên.  

Trở về cuộc sống đời thường, tuy gặp muôn vàn khốn khó do sức khỏe giảm sút, hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, song tôi vẫn luôn nghĩ về lời dạy của Bác Hồ: “thương binh tàn nhưng không phế”, chính đó là nguồn sức mạnh, động lực để tôi phấn đấu vươn lên. Là xã viên thuộc HTX nông nghiệp Hoằng Yến – Hằng Hóa – Thanh Hóa, sau khi được học tập chính sách cho mượn đất làm vườn rừng, tôi đã làm đơn gửi UBND xã Hoằng Yến xin mượn đất lâm vườn rừng để tăng gia sản xuất. 

Sau khi có đơn, ngày 26/8/1985, gia đình tôi được nhà nước giao 0,7 ha đất lâm nghiệp để làm vườn rừng tại địa chỉ xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa. Sổ Lâm bạ ngày 26/8/1985 do Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ký có nội dung như sau:

“Điều I: Nay cho ông, bà: Trương Văn Huấn ở hợp tác xã: Nông nghiệp Hoằng Yến mượn một số diện tích đồi núi là: 0,7ha để làm vườn rừng trong thời hạn 30 năm kể từ ngày kí Q.Đ. Vị trí cụ thể như sau: Tên đồi: Cọc mốc 176 thuộc: lô 8 khoảnh …. Giáp giới: Đông giáp đội 9; Tây giáp đội 7.

Điều II: ông, bà: Huấn có trách nhiệm thực hiện qui ước vườn rừng như đã cam kết trong đơn.

Điều III: Ủy quyền cho ông Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến và hạt KLND huyện Hoằng Hóa tổ chức đo đạc và giao diện tích đất mượn cho ông, bà: Huấn để làm vườn rừng.

Điều IV: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã: Hoằng Yến, Hạt trưởng KLND … và ông, bà: Huấn chịu trách nhiệm thi hành.    

Như vậy, căn cứ Điều I Sổ Lâm bạ do Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ký ngày 26/8/1985 và Điều 6 Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ “Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” thì quyền sử dụng 0,7 ha đất để làm vườn rừng của gia đình tôi đến ngày 15/10/2044 mới hết hạn.

Năm 1985, thực hiện chủ trương của Nhà nước trồng cây phủ xanh rừng, gia đình tôi đã trồng các cây bạch đàn trên diện tích đất này. Đến năm 1995, do có dự án trồng rừng, gia đình tôi tiếp tục nhận các loại cây thông và tràm để trồng trên thửa đất này (thời điểm đó, cây giống được giao cho trưởng thôn Chuế 1 là ông Trương Đình Tứ (chồng bà Trương Thị Mùi) để cấp phát cho các hộ dân, trong đó có gia đình tôi. Nay, ông Tứ đã chết, tuy nhiên khi đó còn có anh Lê Đức Tuấn – Cán bộ Địa chính (CBĐC) xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, cũng được chứng kiến việc giao, nhận cây. Từ đó đến nay, gia đình tôi vẫn trông nom, quản lý số cây trồng nêu trên tại thửa đất đã được nhà nước giao. Bên cạnh đó, trong quá trình trồng cây, gia đình tôi không được ông trưởng thôn thời điểm đó thông báo về các chính sách hỗ trợ của nhà nước, do đó gia đình tôi phải tự bỏ ra toàn bộ chi phí mua phân bón, các trang thiết bị và nhân lực cần thiết phục vụ cho việc chăm sóc cây.

Chuẩn bị đến thời kỳ khai thác thì ngày 17/12/2018 khi ra thăm cây, tôi phát hiện bà Vinh đang công khai thực hiện hành vi chặt hạ cây trồng của gia đình tôi tại thửa đất trên, khi đó đã có rất nhiều cây bị cắt hạ. Tại hiện trường, bà Vinh có sử dụng cưa máy, xe ủi, máy xúc để cưa cây và mở đường. Bà Vinh thừa nhận là ông Trương Văn Lẫn (hiện là Bí thư chị bộ, Trưởng Xóm 7, thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa) và bà Trương Thị Mùi (là em gái ông Trương Văn Lẫn) đã bán toàn bộ số cây trồng này cho bà. Sau khi bị ngăn cản, bà Vinh mới chấm dứt hành vi chặt hạ cây. Tính đến thời điểm lúc đó, số lượng cây bị cắt hạ là khoảng gần 3.000 cây, gồm các loại bạch đàn, thông và tràm, tổng giá trị ước tính lên đến 70.000.000 đồng (Bảy mươi triệu đồng). Tôi có làm việc với bà Mùi thì bà Mùi khẳng định thửa đất này và tài sản là của gia đình bà nên bà có quyền bán số cây trên cho người khác, không ai cản được. Sau đó, do mâu thuẫn phát sinh hai bên không tự hòa giải được, tôi đã làm đơn gửi Công an xã, UBND xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa đề nghị giải quyết tranh chấp với bà Trương Thị Mùi về quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.

Ngày 04/01/2019, tại Nhà Văn hóa thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai xã Hoằng Yến đã tiến hành họp dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch xã Lê Trọng Thảo, bà Lê Thị Thủy - Công chức Tư pháp Hộ tịch xã làm thư ký (Biên bản lập gồm 5 trang viết tay khổ A4).

Tại dòng 8, trang 2 Biên bản họp ngày 04/01/2019 có ghi: “Ông Lê Đức Tuấn CBĐC xã báo cáo kết quả xác minh theo đơn đề nghị của gđ ông Huấn như sau: kiểm tra hiện trạng thư mục thửa đất lâm nghiệp của gđ ông Huấn đúng nằm trong vị trí diện tích đất ông Tứ, bà Mùi (tại Quyết định số 01 ngày 01/4/1996) sổ giao đất NN là đúng. Trước khi xảy ra tranh chấp nhà bà Mùi có chặt hạ cây là bạch đàn và tràm là thực tế.”

Và tại mục 6, Biên bản họp ngày 04/01/2019 cũng ghi: “Đoàn kiểm tra dtích đất lâm nghiệp của gđ ông Huấn, bà Mùi: Hiện trạng dt đất cấp rừng cho bà Mùi, ông Tứ từ năm 1996 cấp trùng lên đất Lâm bạ của gia đình ông Huấn được NN cấp từ năm 1985 là thực tế.”.

Điều này cũng đúng như ý kiến của BQL thôn Chuế 1 và Phòng Tài nguyên - MT huyện tại Biên bản kiểm tra (Về việc kiểm tra theo đơn đề nghị xin khai thác rừng trồng họp lúc 10 giờ 00 phút ngày 30/9/2024 tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa; với thành phần tham dự gồm: Đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Hạt Kiểm lâm Ven Biển; Đại diện UBND xã Hoằng Yến; Đại diện thôn Chuế 1 và tôi (Đại diện Hộ gia đình đề nghị khai thác). Cụ thể: Ông Trương Văn Lẫn (anh trai bà Trương Thị Mùi) Trưởng thôn – đại diện BQL thôn Chuế 1 phát biểu: “Về nguồn gốc đất: Vị trí ông Trương Văn Huấn đề nghị khai thác theo đơn gửi ngày 04/9/2024 trùng với diện tích nhà bà Trương Thị Mùi được giao tại quyết định số 88/QĐ-UB ngày 22/6/1996, số giấy chứng nhận 951776. Gia đình ông Trương Văn Huấn không còn diện tích đất rừng nào khác tại thôn Chuế 1 xã Hoằng Yến. Về nguồn gốc cây rừng: Ban quản lý thôn không lưu giữ được tài liệu nào chứng minh Ông Trương Văn Huấn đã trồng cây trên vị trí mà ông đề nghị khai thác.”.  Ông Lê Xuân Nhất, chuyên viên phòng Tài nguyên - MT huyện phát biểu: “Vị trí ông Trương Văn Huấn đề nghị khai thác theo đơn gửi ngày 04/9/2024 trùng với diện tích nhà bà Trương Thị Mùi được giao tại quyết định số 88/QĐ-UB ngày 22/6/1996, số giấy chứng nhận 951776 (số hiệu khu đất 10; Diện tích 1,5 ha; Ranh giới: Đông giáp khu dân cư; phía tây giáp đỉnh; Phía nam giáp nhà ông Nguyễn Hữu Giảng; Phía bắc giáp ông Lê Khắc Dung). Vị trí khu vực đề nghị khai thác của hộ gia đình ông Trương Văn Huấn theo đơn gửi ngày 04/9/2024 là đất của bà Trương Thị Mùi theo bản án số 297/2024/DS-PT ngày 10/6/2024 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội. Tại phòng tài nguyên môi trường huyện Hoằng Hóa hiện tại không lưu giữ bất cứ tài liệu gì liên quan đến việc giao đất cho ông Trương Văn Huấn.”.  

Từ những ý kiến phát biểu tại Biên bản họp ngày 04/01/2019 và ngày 30/9/2024 đã tự nó khẳng định 2 vấn đề:

Thứ nhất, diện tích 1,5ha vườn rừng của hộ ông Trương Đình Tứ và bà Trương Thị Mùi được UBND xã ghi nhận và theo dõi tại Sổ giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp ngày 01/4/1996 (có phê duyệt của UBND huyện) được giao tại Quyết định số 88/QĐ-UB ngày 22/6/1996, số giấy chứng nhận 951776 (theo lời khai tại tòa hiện giấy chứng nhận này đã bị gia đình bà Mùi đốt khi ông Tứ mất) đã chồng lên diện tích 0,7 ha vườn rừng quy định tại Sổ Lâm bạ ngày 26/8/1985 do Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ký cấp cho gia đình tôi. (Hiện tôi vẫn giữ bản gốc).

Thứ hai, nguyên nhân tại sao Đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Hạt Kiểm lâm Ven Biển; Đại diện UBND xã Hoằng Yến; Đại diện thôn Chuế 1 tham dự họp ngày 30/9/2024 tại xã Hoằng Yến đều có chung một ý kiến phát biểu là: “Không có tài liệu nào thể hiện diện tích đất của ông Huấn đã được cấp có thẩm quyền hoặc địa phương ghi nhận, theo dõi và quản lý.” Để giải thích về vấn đề này, tôi xin trích đăng nguyên văn đoạn ghi trong Văn bản số 1782/UBND-TNMT ngày 23/10/2019 do Phó chủ tịch Nguyễn Đình Tuy KT. Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa gửi Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa để mọi người được rõ. Văn bản số 1782/UBND-TNMT có viết: “Sau khi nghiên cứu nội dung Thông báo số 41/TB-TLVA ngày 09/10/1919 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. UBND huyện Hoằng Hóa có ý kiến như sau: UBND huyện cấp sổ Lâm bạ cho các hộ dân xã Hoằng Yến kể từ năm 1985 và cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với đất lâm nghiệp được giao theo Nghị định số 02-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ cho các hộ dân xã Hoằng Yến kể từ năm 1995. Trải qua thời gian đã nhiều năm, phòng Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần chuyển địa điểm làm việc, việc lưu trữ hồ sơ còn rất thô sơ dẫn đến hồ sơ cấp sổ Lâm bạ cho ông (bà) Trương Văn Huấn- Nguyễn Thị Hợi và hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với đất lâm nghiệp cho bà Trương Thị Mùi không còn lưu trữ tại UBND huyện…”.  

Vậy mà tại trang 10 Bản án số: 72/2023/DS-ST ngày 11/9/2023 của TAND tỉnh Thanh Hóa và trang 11 Bản án số: 297/2024/DS-PT ngày 10/6/2024 của TAND cấp cao tại Hà Nội đều ghi: “… không có tài liệu nào thể hiện hộ ông Huấn đã được cơ quan có thẩm quyền bàn giao diện tích đất 0,7ha cho ông mượn để làm vườn rừng theo Sổ lâm bạ UBND huyện Hoằng Hóa cấp cho ông năm 1985 tại vị trí đang tranh chấp; không có tài liệu nào thể hiện diện tích đất nêu trên của ông Huấn đã được cơ quan có thẩm quyền hoặc địa phương ghi nhận, theo dõi, quản lý. Nhưng có tài liệu thể hiện ông Tứ, bà Mùi đã được giao, được cấp GCNQSDĐ, và sử dụng ổn định 1,5ha đất lâm nghiệp tại đội 7 (nay là thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến) từ năm 1996, được địa phương ghi nhận, theo dõi việc quản lý sử dụng đất. Vì vậy, yêu cầu của ông Huấn, bà Hợi về việc hủy GCNQSDĐ do UBND huyện Hoằng Hóa cấp cho ông Trương Đình Tứ năm 1996, và buộc bà Mùi trả cho ông Huấn, bà Hợi 0,7ha đất lâm nghiệp gia đình bà Mùi đang sử dụng thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến là không có căn cứ nên không được chấp nhận.”.

Thật đau xót, một thương binh chăm chỉ làm ăn trên mảnh đất được Nhà nước cấp (vẫn còn giữ nguyên tài liệu) lại bị 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử thua người không có giấy tờ gì trong tay, ngang nhiên bán tài sản trên đất không do mình làm ra..? Những vấn đề vi phạm tố tụng dân sự của 2 cấp tòa xử sơ thẩm và phúc thẩm sẽ được tôi trình bày tại ĐƠN XIN KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM (Bản án số: 297/2024/DS-PT ngày 10/6/2024 của TAND cấp cao tại Hà Nội) gửi Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nên trong đơn này tôi chỉ đưa ra chứng cứ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý của tỉnh Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Yến, thôn Chuế 1 được rõ. Và cũng mong UBND huyện giữ đúng lời hứa của mình như đã viết trong Văn bản số 1782/UBND-TNMT ngày 23/10/2019. Đó là: “UBND huyện đồng ý hủy giấy chứng nhận QSD đất đối với đất lâm nghiệp cấp cho bà Trương Thị Mùi nếu giấy chứng nhận QSD đất của bà Mùi có diện tích đất chồng lấn lên đất của ông (bà) Trương Văn Huấn-Nguyễn Thị Hợi”.”. 

Sau khi nghiên cứu đơn, hồ sơ ngày 29/10/2024, Tạp chí điện tử Hòa nhập đã có Công văn số: 88/2024/CV-ĐTHN gửi Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa để giải quyết theo thẩm quyền. Song, không biết vì lý do gì mà cho tới nay, Tạp chí vẫn không nhận được tín hiệu hồi âm nào từ phía Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa..?

Chính vì thế, mà tới nay, vợ chồng thương binh Trương Văn Huấn-Nguyễn Thị Hợi chỉ biết ngậm ngùi, chờ mong vào sự anh minh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Trung ương và tỉnh Thanh Hóa vào cuộc làm rõ sự việc trả lại quyền và lợi ích chính đáng cho gia đình./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nỗi trăn trở của thương binh Trương Văn Huấn khi Xuân về…

Câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt Nam từ bao đời nay. Song, câu tục ngữ này lại không phản ánh đúng với hoàn cảnh của gia đình thương binh Trương Văn Huấn quê ở xóm 7, thôn Chuế 1, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để minh chứng cho lời nhận định trên, Tòa soạn xin trích đăng gần như nguyên văn Đơn kiến nghị, phản ánh ghi ngày 07/10/2024 của thương binh 4/4 Trương Văn Huấn gửi Tạp chí.
2025-01-26 19:43:03

SHB: Lãi trước thuế tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm

Kết thúc 2024 – năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.
2025-01-25 10:26:17

Xuân yêu thương từ nhịp đập Sài Gòn

Cuối năm, ai cũng hối hả ngược xuôi "về nhà ăn Tết" thì ở giữa dòng người ấy, chị Bùi Kiều Ly vẫn miệt mài với tâm nguyện mong được cho đi, mong được làm những việc thiện nguyện.
2025-01-25 09:25:04

Vĩnh Bảo (Hải Phòng): Những tín hiệu mùa Xuân đến sớm

Phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa quê hương danh nhân văn hoá Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, truyền thống anh hùng trong đấu tranh cách mạng, tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, bằng quyết tâm chính trị cao, hòa nhịp cùng đất nước và thành phố, năm 2024, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn, huyện Vĩnh Bảo đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp và đạt được nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực với nhiều điểm sáng nổi bật.
2025-01-24 14:01:58

Quảng Ninh - Khai mạc Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025

Vừa qua tại thư viện tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện mừng Đảng, mừng Xuân, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925-2025).
2025-01-24 08:18:27

Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chúc tết Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam

Ngày 23/1, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam vinh dự được nhận quà và tiền chúc Tết của Quân ủy Trung Ương và thủ trưởng Bộ Quốc Phòng. Món quà rất ý nghĩa, là sự đánh giá kết quả hoạt động của Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, sự đóng góp xứng đáng của hơn 10.000 hội viên trên cả nước.
2025-01-23 22:12:56
Đang tải...