Bài toán lợi nhuận bay thẳng tới Mỹ: Người từ bỏ ước mơ, người nuôi tham vọng!
2019-08-03 09:23:32
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Mới đây trong buổi toạ đàm "Bay thẳng Việt - Mỹ: Sẵn sàng cho ngày cất cánh", đại diện Bamboo Airways tiếp tục khẳng định tham vọng mở đường bay thẳng tới Mỹ, thậm chí vào 1/2021. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không lớn cũng đã từ bỏ ước mơ bay thẳng Mỹ trong gia đoạn hiện nay. Vietnam Airlines cho biết nếu mở thẳng có thể lỗ từ 5 - 10 năm. Còn Bamboo Airways có cách tính riêng để có lãi?
“Bamboo Airways không giấu tham vọng sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam có đường bay thẳng tới Mỹ”.
Đây là thông tin được lãnh đạo Tập đoàn FLC khẳng định tại tọa đàm "Bay thẳng Việt - Mỹ: Sẵn sàng cho ngày cất cánh" do Tập đoàn FLC phối hợp với Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam tổ chức chiều 1/8, tại Hà Nội.
Theo ông Trương Phương Thành - Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways, ngay từ những ngày đầu thành lập, hãng đã rất quan tâm đến việc mở đường bay thẳng Việt - Mỹ bởi đây là một đường bay có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng.
Đây không chỉ là đường bay kết nối hai đất nước nằm ở hai châu lục mà còn là đường bay kết nối hai nền kinh tế đang có rất nhiều tiềm năng hợp tác mà còn khẳng định bước tiến tốt đẹp trong quan hệ giữa chính trị, ngoại giao giữa hai nước, thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch.
Ông Trương Phương Thành khẳng định, Bamboo Airways sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam có đường bay thẳng tới Mỹ và hoàn toàn tự tin rằng Bamboo Airways có thể thực hiện được mục tiêu này.
Trước đó, ngay sau khi chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways cất cánh tháng 1/2019, Bamboo Airways đã bắt tay chuẩn bị cho đường bay nhiều thách thức này như tiến hành ký thỏa thuận đặt mua máy bay thân rộng từ Boeing, xây dựng bộ máy nhân sự, huấn luyện phi công, tìm hiểu kỹ càng các yêu cầu về an toàn, an ninh, những điều kiện pháp lý, luật liên bang, tiểu bang của Mỹ…
Nhiều hãng bay từ bỏ
Sau khi Việt Nam được Cục Hàng không Hoa Kỳ phê chuẩn năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT-1) vào tháng 2 vừa qua, câu chuyện bay thẳng Việt - Mỹ lại tiếp tục nổi lên. Đặc biệt, hãng hàng không Bamboo Airways, đơn vị phối hợp với Hội khoa học và Công nghệ hàng không tổ chức tọa đàm này) không giấu tham vọng sẽ bay thẳng tới Mỹ vào tháng 1/2021.
Nói về cơ hội từ đường bay thẳng tới Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Vũ Thế Bình cho hay, lượng khách Mỹ tới Việt Nam đang tăng nhanh. Cụ thể, năm 2018, khách Hoa Kỳ tới Việt Nam đạt gần 700.000 lượt người (tăng 11% so với năm trước đó. Ở chiều ngược lại, khách du lịch Việt tới Mỹ khoảng 100.000 lượt người. 80% khách Mỹ tới Việt Nam là Việt kiều với mục đích thăm thân. Do đó, theo ông Bình vấn đề đặt ra là phải tăng khách Mỹ tới Việt Nam thì việc mở đường bay mới đạt hiệu quả.
Còn ông Trần Gia Huy (thuộc Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không) cho biết, thực tế, có 2 hãng hàng không Mỹ đã từng bay thẳng Mỹ - Việt. Đầu tiên là vào năm 2007, hãng hàng không United Airlines đã bay tới TPHCM, nhưng sau 5 năm phải dừng khai thác. Sau đó, hãng Delta Airlines cũng bay thẳng tới TPHCM, nhưng rồi cũng phải dừng sớm. Về phía Việt Nam, từ năm 2008, Vietnam Airlines đã nghiên cứu đường bay thẳng tới Mỹ, tiếp nhận và khai thác 2 dòng máy bay thân rộng là B787 và A350. Hãng này đặt kế hoạch dự kiến khai thác từ cuối năm 2018, nhưng hiện tại chưa thực hiện. Còn các hãng khác cũng có kế hoạch mở đường bay này, song chưa sở hữu tàu bay thân rộng đáp ứng được điều kiện bay tới Mỹ.
“Đường bay tới Mỹ đòi hỏi chi phí lớn, quy định phức tạp, lợi nhuận thấp. Do đó, sự thận trọng của các hãng hàng không là cần thiết. Thời gian đầu doanh nghiệp mở đường bay có thể lỗ và hãng phải dùng lợi nhuận từ các đường bay khác để bù đắp. Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, đường bay thẳng Việt Nam - Mỹ có thể lỗ 5-10 năm đầu. Còn lợi nhuận phải nhìn vào thời gian lâu dài sau đó”, ông Huy nói.
Theo ông Huy, việc mở đường bay thẳng sẽ gặp một số khó khăn, khi phải cạnh tranh với các đường bay gián tiếp, với giá vé rẻ hơn đường bay thẳng. Đồng thời, Mỹ có nhiều hãng hàng không lớn, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt.
Cách Bamboo Airways tính lãi?
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao bài toán kinh tế của FLC khi không chỉ Mỹ là thị trường tiềm năng của Việt Nam mà Việt Nam cũng đang là thị trường tiềm năng mà Mỹ hướng tới.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một công xưởng của các doanh nghiệp FDI thế hệ mới, rất nhiều sản phẩm của công xưởng mới phải vận chuyển bằng máy bay. Do đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không rất lớn.
Ngoài ra, Việt Nam cũng được mệnh danh là bếp ăn thế giới, là 1 trong 18 quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch, mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngành hàng không.
Đặc biệt, Việt Nam có 2 triệu kiều bào tại Mỹ, nhu cầu bay để về nước của họ rất lớn, cũng như người từ Việt Nam sang Mỹ thăm người thân và ngược lại những người Mỹ đến Việt Nam dưới hình thức thăm lại chiến trường xưa cũng là dòng khách du lịch đáng chú trọng.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Võ Huy Cường cho biết, nếu bay tới Mỹ có thể mở đường bay thẳng (không dừng), hoặc dừng kỹ thuật để tiếp nhiên liệu ở 1 nước thứ 3 (qua một số nước Đông Bắc Á). Nếu bay thẳng không dừng, theo ông Cường, hiện không còn vướng mắc sau khi Việt Nam được cấp CAT-1. Trường hợp bay qua nước thứ 3, hiện còn một số vướng mắc, nên cơ quan nhà nước tiếp tục phải đàm phán thêm.
Theo đó, các máy bay hiện nay vẫn phải điều chỉnh giảm số ghế để chở thêm nhiên liệu mới bay thẳng được tới Mỹ.
“Các hãng hàng không của Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thị trường và tính toán các phương án mở đường bay thẳng tới Mỹ. Bộ GTVT và các đơn vị trong ngành đều xác định cần sớm mở đường bay Việt - Mỹ, dù điều kiện về thị trường thời gian đầu chưa thực sự thuận lợi”, ông Cường nói. Khó khăn trong việc mở đường bay tới Mỹ, theo vị này, do lượng khách hiện còn ít. Đa số khách đến Việt Nam là thăm thân, và theo mùa vụ, nên xác định điểm đến là việc rất khó khăn để đảm bảo hiệu quả khai thác.
Dù nhiều hãng hàng không lớn đã từ bỏ ước mơ băng thẳng tới Mỹ, ngay cả Vietnam Airlines còn cho rằng sẽ lỗ từ 5 - 10 năm. Nhưng Bamboo Airways vẫn bày tỏ tham vọng bay thẳng tới Mỹ, thậm chí sẽ bay vào tháng 1/2021. Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết còn công bố các tính toán chi phí bay đi Mỹ và khẳng định kế hoạch này khả thi. Theo đó, bay Việt - Mỹ phải sử dụng tàu bay B787-9, mỗi tháng phải trả các chi phí gồm: Tiền thuê tàu bay hết 23 tỷ đồng, nhiên liệu hết 61 tỷ đồng, chi phí kỹ thuật khoảng 16 tỷ đồng, chi phí sân bay khoảng 1 tỷ đồng, chi phí khác khoảng 6 tỷ và một số chi phí liên quan. Tổng chi phí sẽ hết 113 tỷ đồng/tháng.
Tàu bay B787 có 310 ghế, nhưng để tăng nhiên liệu đáp ứng cho chặng bay dài, tăng ghế hạng thương gia, nên phải giảm còn 240 ghế. Nếu giá vé khứ hồi 1.100 USD/khách, sẽ lỗ 14 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu tăng giá vé khứ hồi lên 1.300 USD/khách sẽ lãi 8,4 tỷ đồng. Còn nếu sử dụng tàu bay A350, số ghế có thể tăng lên 280 ghế, lãi sẽ còn lớn hơn. Như vậy, bài toán lỗ - lãi sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào giá vé.
“Ban đầu có thể khuyến mại để thu hút khách, sau đó có thể tăng giá vé lên. Dù giá vé có tăng lên 1.300 USD/vé khứ hồi vẫn rẻ hơn giá vé đang bay đi Mỹ của các hãng hàng không của Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đó rõ ràng là có tiềm năng, cơ hội”, ông Quyết nói.
Đây là thông tin được lãnh đạo Tập đoàn FLC khẳng định tại tọa đàm "Bay thẳng Việt - Mỹ: Sẵn sàng cho ngày cất cánh" do Tập đoàn FLC phối hợp với Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam tổ chức chiều 1/8, tại Hà Nội.
![]() |
Toàn cảnh buổi toạ đàm "Đường bay thẳng Việt - Mỹ" |
Theo ông Trương Phương Thành - Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways, ngay từ những ngày đầu thành lập, hãng đã rất quan tâm đến việc mở đường bay thẳng Việt - Mỹ bởi đây là một đường bay có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng.
Đây không chỉ là đường bay kết nối hai đất nước nằm ở hai châu lục mà còn là đường bay kết nối hai nền kinh tế đang có rất nhiều tiềm năng hợp tác mà còn khẳng định bước tiến tốt đẹp trong quan hệ giữa chính trị, ngoại giao giữa hai nước, thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch.
Ông Trương Phương Thành khẳng định, Bamboo Airways sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam có đường bay thẳng tới Mỹ và hoàn toàn tự tin rằng Bamboo Airways có thể thực hiện được mục tiêu này.
Trước đó, ngay sau khi chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways cất cánh tháng 1/2019, Bamboo Airways đã bắt tay chuẩn bị cho đường bay nhiều thách thức này như tiến hành ký thỏa thuận đặt mua máy bay thân rộng từ Boeing, xây dựng bộ máy nhân sự, huấn luyện phi công, tìm hiểu kỹ càng các yêu cầu về an toàn, an ninh, những điều kiện pháp lý, luật liên bang, tiểu bang của Mỹ…
Nhiều hãng bay từ bỏ
Sau khi Việt Nam được Cục Hàng không Hoa Kỳ phê chuẩn năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT-1) vào tháng 2 vừa qua, câu chuyện bay thẳng Việt - Mỹ lại tiếp tục nổi lên. Đặc biệt, hãng hàng không Bamboo Airways, đơn vị phối hợp với Hội khoa học và Công nghệ hàng không tổ chức tọa đàm này) không giấu tham vọng sẽ bay thẳng tới Mỹ vào tháng 1/2021.
Nói về cơ hội từ đường bay thẳng tới Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Vũ Thế Bình cho hay, lượng khách Mỹ tới Việt Nam đang tăng nhanh. Cụ thể, năm 2018, khách Hoa Kỳ tới Việt Nam đạt gần 700.000 lượt người (tăng 11% so với năm trước đó. Ở chiều ngược lại, khách du lịch Việt tới Mỹ khoảng 100.000 lượt người. 80% khách Mỹ tới Việt Nam là Việt kiều với mục đích thăm thân. Do đó, theo ông Bình vấn đề đặt ra là phải tăng khách Mỹ tới Việt Nam thì việc mở đường bay mới đạt hiệu quả.
Còn ông Trần Gia Huy (thuộc Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không) cho biết, thực tế, có 2 hãng hàng không Mỹ đã từng bay thẳng Mỹ - Việt. Đầu tiên là vào năm 2007, hãng hàng không United Airlines đã bay tới TPHCM, nhưng sau 5 năm phải dừng khai thác. Sau đó, hãng Delta Airlines cũng bay thẳng tới TPHCM, nhưng rồi cũng phải dừng sớm. Về phía Việt Nam, từ năm 2008, Vietnam Airlines đã nghiên cứu đường bay thẳng tới Mỹ, tiếp nhận và khai thác 2 dòng máy bay thân rộng là B787 và A350. Hãng này đặt kế hoạch dự kiến khai thác từ cuối năm 2018, nhưng hiện tại chưa thực hiện. Còn các hãng khác cũng có kế hoạch mở đường bay này, song chưa sở hữu tàu bay thân rộng đáp ứng được điều kiện bay tới Mỹ.
“Đường bay tới Mỹ đòi hỏi chi phí lớn, quy định phức tạp, lợi nhuận thấp. Do đó, sự thận trọng của các hãng hàng không là cần thiết. Thời gian đầu doanh nghiệp mở đường bay có thể lỗ và hãng phải dùng lợi nhuận từ các đường bay khác để bù đắp. Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, đường bay thẳng Việt Nam - Mỹ có thể lỗ 5-10 năm đầu. Còn lợi nhuận phải nhìn vào thời gian lâu dài sau đó”, ông Huy nói.
Theo ông Huy, việc mở đường bay thẳng sẽ gặp một số khó khăn, khi phải cạnh tranh với các đường bay gián tiếp, với giá vé rẻ hơn đường bay thẳng. Đồng thời, Mỹ có nhiều hãng hàng không lớn, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt.
Cách Bamboo Airways tính lãi?
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá cao bài toán kinh tế của FLC khi không chỉ Mỹ là thị trường tiềm năng của Việt Nam mà Việt Nam cũng đang là thị trường tiềm năng mà Mỹ hướng tới.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một công xưởng của các doanh nghiệp FDI thế hệ mới, rất nhiều sản phẩm của công xưởng mới phải vận chuyển bằng máy bay. Do đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không rất lớn.
Ngoài ra, Việt Nam cũng được mệnh danh là bếp ăn thế giới, là 1 trong 18 quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch, mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngành hàng không.
Đặc biệt, Việt Nam có 2 triệu kiều bào tại Mỹ, nhu cầu bay để về nước của họ rất lớn, cũng như người từ Việt Nam sang Mỹ thăm người thân và ngược lại những người Mỹ đến Việt Nam dưới hình thức thăm lại chiến trường xưa cũng là dòng khách du lịch đáng chú trọng.
![]() |
Phó Cục trưởng Cục Hàng không Võ Huy Cường phát biểu tại buổi toạ đàm |
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Võ Huy Cường cho biết, nếu bay tới Mỹ có thể mở đường bay thẳng (không dừng), hoặc dừng kỹ thuật để tiếp nhiên liệu ở 1 nước thứ 3 (qua một số nước Đông Bắc Á). Nếu bay thẳng không dừng, theo ông Cường, hiện không còn vướng mắc sau khi Việt Nam được cấp CAT-1. Trường hợp bay qua nước thứ 3, hiện còn một số vướng mắc, nên cơ quan nhà nước tiếp tục phải đàm phán thêm.
Theo đó, các máy bay hiện nay vẫn phải điều chỉnh giảm số ghế để chở thêm nhiên liệu mới bay thẳng được tới Mỹ.
“Các hãng hàng không của Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thị trường và tính toán các phương án mở đường bay thẳng tới Mỹ. Bộ GTVT và các đơn vị trong ngành đều xác định cần sớm mở đường bay Việt - Mỹ, dù điều kiện về thị trường thời gian đầu chưa thực sự thuận lợi”, ông Cường nói. Khó khăn trong việc mở đường bay tới Mỹ, theo vị này, do lượng khách hiện còn ít. Đa số khách đến Việt Nam là thăm thân, và theo mùa vụ, nên xác định điểm đến là việc rất khó khăn để đảm bảo hiệu quả khai thác.
Dù nhiều hãng hàng không lớn đã từ bỏ ước mơ băng thẳng tới Mỹ, ngay cả Vietnam Airlines còn cho rằng sẽ lỗ từ 5 - 10 năm. Nhưng Bamboo Airways vẫn bày tỏ tham vọng bay thẳng tới Mỹ, thậm chí sẽ bay vào tháng 1/2021. Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết còn công bố các tính toán chi phí bay đi Mỹ và khẳng định kế hoạch này khả thi. Theo đó, bay Việt - Mỹ phải sử dụng tàu bay B787-9, mỗi tháng phải trả các chi phí gồm: Tiền thuê tàu bay hết 23 tỷ đồng, nhiên liệu hết 61 tỷ đồng, chi phí kỹ thuật khoảng 16 tỷ đồng, chi phí sân bay khoảng 1 tỷ đồng, chi phí khác khoảng 6 tỷ và một số chi phí liên quan. Tổng chi phí sẽ hết 113 tỷ đồng/tháng.
Tàu bay B787 có 310 ghế, nhưng để tăng nhiên liệu đáp ứng cho chặng bay dài, tăng ghế hạng thương gia, nên phải giảm còn 240 ghế. Nếu giá vé khứ hồi 1.100 USD/khách, sẽ lỗ 14 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu tăng giá vé khứ hồi lên 1.300 USD/khách sẽ lãi 8,4 tỷ đồng. Còn nếu sử dụng tàu bay A350, số ghế có thể tăng lên 280 ghế, lãi sẽ còn lớn hơn. Như vậy, bài toán lỗ - lãi sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào giá vé.
“Ban đầu có thể khuyến mại để thu hút khách, sau đó có thể tăng giá vé lên. Dù giá vé có tăng lên 1.300 USD/vé khứ hồi vẫn rẻ hơn giá vé đang bay đi Mỹ của các hãng hàng không của Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều đó rõ ràng là có tiềm năng, cơ hội”, ông Quyết nói.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Tuệ Phong (t/h)
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung
Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00