Bản Tả Phìn (Sapa): Du khách trở lại sau đại dịch

2022-02-06 02:50:22 0 Bình luận
Trải qua một năm chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 đối với cả thị trấn Sapa nói chung và bản Tả Phìn nói riêng. Từ những ngày đầu năm mới 2022, du khách đã dần quay lại nơi đây và có những tour du lịch mang tính chất trải nghiệm.

Trong vài năm trở lại đây, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch bệnh cùng với những chính sách phòng chống sự lây lan nó ở các cấp độ khác nhau đã làm giảm sút nghiêm trọng lượng du khách quốc tế và nội địa. Theo dữ liệu khảo sát của Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa thu thập đến tháng 9 năm 2020 cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến 270 các cơ sở kinh doanh các sản phẩm du lịch, dịch vụ trên địa bàn thị xã phải đóng cửa. Du lịch Sapa đã chịu những tổn thất lớn. Lượng khách du lịch đến Sa Pa sụt giảm nghiêm trọng.

Buổi sương sớm tại bản Tả Phìn. (Ảnh: Tiến Thành)

Bản Tả Phìn cách thị trấn Sapa khoảng chừng 13km, nằm chếch về phía Đông Bắc. Đây là địa phận cư trú của đồng bào người dân tộc Dao và H’mong. Bản Tả Phìn gần dãy đá vôi, một nhánh của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vì nằm ở vị trí xa xôi và ít du khách lui tới hơn các bản nổi tiếng khác, nên bản Tả Phìn vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ, khí hậu mát mẻ cùng người dân mến khách. Bên cạnh đó, bản Tà Phìn còn hấp dẫn khách du lịch bởi những giá trị văn hóa dân tộc bản địa đặc sắc, trong đó dệt thổ cẩm người H’Mông và tắm lá thuốc dân tộc Dao Đỏ là hai “đặc sản” độc đáo nhất.

Bản Tả Phìn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dọc đường đi vào bản Tả Phìn, du khách sẽ đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình của miền núi rừng Tây Bắc với những thửa ruộng bậc thang trải rộng trên khắp các sườn đồi, sườn núi. Xa xa là những dãy núi xanh mờ, lấp ló trong làn sương mù bảng lảng. Đó đây điểm xuyết những mái nhà sàn mái lá của người dân tộc, những nương ngô xanh mơn mởn.

Nếu bạn ghé vào mùa nước đổ, bạn sẽ được ngắm nhìn thửa ruộng bậc thang san sát nhau tựa dòng suối bạc, nước đầy ăm ắp, phản chiếu những bóng mây đang lững lờ trôi trên nền trời xanh, xa xa là những người nông dân đang miệt mài làm việc. Còn vào mùa vụ, cả một không gian xanh ngát hiện ra trước mắt bạn. Một màu xanh vô tận. Xen kẽ đó là những khe nước nhỏ xíu, trắng ngần điểm xuyến vào cánh đồng xanh.

Những cây đào, cây mận bung nở sắc xuân. (Ảnh: Tiến Thành)

Đi dạo xung quanh bản, du khách sẽ được ngắm nghía những cây đào cây mận với sắc xuân bung nở đem lại vẻ đẹp quyến rũ lòng người giữa núi rừng tây bắc.

Trải nghiệm tắm thuốc lá - Dân tộc Dao đỏ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Đến Sapa, bạn không thể bỏ qua trải nghiệm tắm thuốc lá của người dân tộc Dao. Trong đó, bản Tả Phìn được đánh giá là nơi trải nghiệm tuyệt vời và thú vị nhất, bởi hơn 90% dân tộc Dao đỏ sinh sống tại đây. Những lá thảo mộc do các hộ dân tự trồng và thu hái, sau đó rửa sạch, phơi khô, khi cần thì đun với nước ấm rồi đổ vào bồn tắm, ngâm chân, xông hơi đều rất tốt. Người ta thường sử dụng hơn 10 loại lá khác nhau. Theo người Dao đỏ, tắm lá thuốc hoặc ngâm chân bằng thuốc bắc có tác dụng khá tốt. Chúng sẽ giúp chữa các bệnh phong thấp, nhức mỏi xương, mỏi cơ, cảm cúm,... Đây là lý do bản Tả Phìn luôn thu hút đông đảo khách du lịch vào dịp nghỉ lễ ở Sapa. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số thông qua các lễ khai quang, lễ thề, lễ cúng và đặc biệt là lễ hội Gầu Táo rất độc đáo của người Mông.

Vẻ đẹp của con người, của lòng hiếu khách nơi đây. (Ảnh: Tiến Thành)

Con người là yếu tố quan trọng nhất để người ta nhớ về một vùng đất, không xô bồ, không chất chứa ưu tư phiền muộn. Người dân địa phương chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống quen với ruộng nương nên vô cùng niềm nở, hiếu khách. Con người họ hiền hậu, chất phác và rất nhiệt tình tiếp đãi khách phương xa. Từ các cụ già đến trẻ nhỏ, ai nấy đều nở nụ cười đôn hậu trên môi, khiến du khách trong phút chốc cũng cảm thấy ấm lòng.

Ẩm thực ở bản Tả Phìn. (Ảnh: Tiến Thành)

Ngoài việc khám phá cảnh đẹp, cuộc sống con người Tả Phìn thì việc thưởng thức các món ăn đặc sản của nơi đây là trải nghiệm mà bạn không thể bỏ qua. Ở Tả Phìn có thịt lợn cắp nách kho, canh thịt lợn nấu măng và nấu sâu hay thịt gà bản xào sả,… chắc chắn sẽ làm du khách phải say lòng khi đến đây.

Rời xa sự bộn bề của cuộc sống thành thị, tạm gác dịch bệnh Covid-19 sang một bên. Nhân dịp đầu năm mới – mùa xuân năm Nhâm Dần 2022, chúng ta cùng nhau tìm về bản Tả Phìn, trải nghiệm trong một trốn bình yên đan xen những vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của chốn đấy. Sự hòa quyện giữa văn hóa, con người và thiên nhiên đã đem lại cho Tả Phìn một vẻ đẹp rất riêng và tràn đầy sự quấn hút du khách khi đến nơi đây.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc"
2024-12-20 19:10:00

Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao

Vai trò của đối ngoại quốc phòng đang ngày càng được đẩy mạnh trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, góp phần nâng cao vị thế và tầm vóc của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có những chia sẻ với Tạp chí điện tử Hoà Nhập về chủ đề "Vị thế, uy tín của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao".
2024-12-20 14:58:22
Đang tải...