Bản tin Tết Nhâm Dần 28/Chạp: Chen chúc vui chơi tại đường hoa Nguyễn Huệ

2022-01-30 08:00:00 0 Bình luận
Chen chúc vui chơi tại đường hoa Nguyễn Huệ 2022; Cây đào cổ 50 tuổi bán đấu giá gần 2 cây vàng ở chợ hoa Tết Hạ Long; Đến phố cổ Hà Nội, thưởng lãm hương vị Tết Việt cổ truyền; Lễ hội truyền thống: Không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện nghi lễ...

Cây đào cổ 50 tuổi bán đấu giá gần 2 cây vàng ở chợ hoa Tết Hạ Long

Theo Vietnamnet.vn, tại chợ hoa Tết TP Hạ Long năm nay nhiều người trầm trồ khi ngắm cây đào lớn nhất được đặt tại quảng trường 30/10. Theo nhà vườn Phúc An (chủ sở hữu), đây là cây đào đá cổ 50 năm tuổi ở huyện Bình Liêu.

Cây cao 6m, tán vươn rộng 6m là giống đào phai 5 cánh. Cây có gốc lớn, cành uốn lợn với dáng "vờn mây gọi gió", nụ nhiều và bắt đầu nở. Cây đào này được nhà vườn bán đấu giá với giá khởi điểm là 100 triệu đồng từ ngày 27/1.

Cây đào cổ 50 tuổi "khủng" nhất chợ hoa Tết TP Hạ Long.

Nhiều người trầm trồ trước độ to lớn của cây đào.

Cây đào cao 6m, tán vươn rộng 6m.

Cây đào nhiều nụ, cành uốn lượn.

Đây là giống đào phai 5 cánh nổi tiếng.

Nhà vườn trích 40% trong trị giá khởi điểm đấu giá để làm từ thiện, ủng hộ cho những người khuyết tật, trẻ em nghèo vượt khó, người già neo đơn ở Quảng Ninh. Đặc biệt, nếu người mua trả cao hơn giá khởi điểm thì toàn bộ số tiền dư sẽ tiếp tục được dùng để ủng hộ các quỹ từ thiện.

Hiện cây đào đã được một đại gia mua lại với giá rất cao, sắp được chuyển đi.

Tại chợ hoa Tết TP Hạ Long, năm nay do dịch bệnh nên quy mô không mở rộng. Số lượng đào, quất và cây cảnh chơi Tết hiện vẫn còn nhiều vì người đi mua ít hơn người đi ngắm. Tất cả các gian hàng bán hoa đều phải có mã QR để khách tới mua khai báo y tế.

Kế hoạch vận hành các tuyến buýt Hà Nội dịp Tết Nguyên đán 2022

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa thông tin về kế hoạch vận hành các tuyến buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Cụ thể, từ ngày 29/1 (tức 27 tháng Tết), thời gian mở bến 5h30, đóng bến 21h.

Ngày 30/1 (28 Tết), thời gian mở bến 5h30, đóng bến 20h30.

Ngày 31/1 (29 Tết) thời gian mở bến 6h, đóng bến 17h.

Ngày 1/2 (mùng 1 Tết), thời gian mở bến 10h, đóng bến 18h.

Ngày 2/2 (mùng 2 Tết), thời gian mở bến 8h30, đóng bến 19h30.

Ngày 3/2 (mùng 3 Tết), thời gian mở bến 6h30, đóng bến 20h30.

Ngày 4/2 (mùng 4 Tết), thời gian mở bến 6h, đóng bến 21h.

Từ ngày 5/2 (mùng 5 Tết) trở đi, thời gian mở bến 5h30, đóng bến 21h.

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, Transerco đã yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động điều hành các tuyến buýt bảo đảm ổn định luồng tuyến và các chỉ tiêu dịch vụ cung cấp cho hành khách; thường xuyên kiểm tra, vệ sinh phương tiện bảo đảm chất lượng, kỹ thuật khi ra tuyến hoạt động.

Kế hoạch vận hành các tuyến buýt Hà Nội dịp Tết Nguyên đán 2022 (ảnh minh họa).

Hà Nội hỗ trợ 1.200 công nhân, lao động về quê đón Tết

Theo tienphong.vn đưa tin Sáng 29/1 (27 Tết), tại Khu công nghiệp Thăng Long, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình “Xe ô tô miễn phí đưa công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết”.

Ngay từ sáng sớm, thời tiết khá rét nhưng 200 công nhân có hoàn cảnh khó khăn, đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các Khu Công nghiệp và chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội có mặt khá sớm để nhận vé xe miễn phí về quê đón Tết.

Chị Trần Thị Thoa (Cty TNHH Nissei Electric Hà Nội) cùng con trai chuẩn bị đầy đủ hành lý về quê đón Tết. Theo chị Thoa, đây là lần đầu tiên chị được đi xe miễn phí về quê dịp Tết. Chị quê ở Quảng Xương (Thanh Hoá). “Chồng em đã đi xe máy về trước. Cả năm nay dịch em chưa về được nhà, đang loay hoay chưa biết 2 mẹ con về như thế nào thì nhận được sự trợ giúp của tổ chức Công đoàn”, chị Thoa nói.

Cùng chung niềm vui, vợ chồng anh Nguyễn Văn Khánh (Cty TNHH Linh kiện điện tử SEI) cùng 2 con gái sẽ được vận chuyển miễn phí về huyện Diễn Châu (Nghệ An). “Tết không có niềm mong mỏi gì hơn ngoài việc gia đình được sum họp. Cả năm qua do dịch tôi chưa được về nhà lần nào. Lần này có cơ hội có đi xe của Công đoàn, tôi bồi hồi không ngủ được, đi ra đi vào để sắp đồ”, chị Hiền, vợ anh Khánh nói.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tặng quà cho con em công nhân, người lao động.

Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường, sau một năm đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các cấp Công đoàn Thủ đô dự chi khoảng 200 tỷ đồng để hỗ trợ đoàn viên, người lao động, thông qua 4 hoạt động lớn.

Cụ thể, thành phố tổ chức chương trình “Tết sum vầy”; hỗ trợ phương tiện đưa công nhân, lao động khó khăn về quê đón Tết; thăm, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ đoàn viên, người lao động ở các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Riêng cấp Liên đoàn Lao động thành phố dự chi trên 70 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho người lao động; thăm hỏi, hỗ trợ 14.000 suất quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, bị bệnh hiểm nghèo với số tiền là 14 tỷ đồng; hỗ trợ 1.200 công nhân, lao động đang làm việc tại các Khu Công nghiệp và chế xuất về quê đón Tết; hỗ trợ 50% kinh phí thuê phương tiện cho Công đoàn cấp trên cơ sở để tổ chức “Xe đưa công nhân về quê”; hỗ trợ 50 nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có khó khăn về nhà ở, với tổng số tiền 2 tỷ đồng…

Tiễn người lao động về quê đón Tết.

Cũng theo ông Thường, năm nay, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Liên đoàn Lao động thành phố đã quyết định chuyển đổi phương thức tổ chức chương trình “Hỗ trợ xe Tết cho công nhân lao động”.

Theo đó, hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 1.000 công nhân lao động và tại chương trình hôm nay hỗ trợ phương tiện cho 200 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ về quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải cho biết, 2 năm vừa qua, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã khiến đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các cấp Công đoàn đã nỗ lực hết sức mình để hỗ trợ công nhân, lao động được đón Xuân Nhâm Dần, có một cái Tết đủ đầy và sum họp bên gia đình, qua đó động viên, hỗ trợ người lao động sớm trở lại doanh nghiệp, góp phần giữ nhịp sản xuất, kinh doanh sau khi vui xuân, đón Tết.

Những chuyến xe miễn phí của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là hoạt động thường niên có ý nghĩa được tổ chức, góp phần chia sẻ những khó khăn với người lao động trong dịp Tết đến, xuân về.

Hàng ngàn người chen chúc vui chơi tại đường hoa Nguyễn Huệ 2022

Theo Dân Việt Trong tối khai mạc, hàng ngàn người dân TP.HCM và du khách đổ về tham quan, check in đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022.

Tối 29/1 (27 Tết), TP.HCM tổ chức khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022. Đây là đường hoa thứ 19 được thực hiện trong dịp Tết cổ truyền từ năm 2004 đến nay tại trung tâm thành phố. Sau lễ khai mạc, hàng ngàn lượt người chen chúc xếp hàng hai bên lối vào tại khu vực giao giữa phố đi bộ và đường Lê Lợi.

Theo quy định, để đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19, khách tham quan phải xếp hàng và thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào như: khai báo y tế qua app PC Covid, sát khuẩn tay, kiểm tra nhiệt độ. Tuy nhiên, do quá đông người xếp hàng, ban tổ chức hướng dẫn người dân sát khuẩn tay và theo dõi thân nhiệt qua hệ thống máy đặt hai bên cửa vào.

Người dân di chuyển một chiều trong đường hoa để hạn chế tiếp xúc gần trong quá trình tham quan.

Sau khoảng 30 phút mở cửa, một số khu vực tập trung đông đúc người chụp ảnh. Theo quy định, trong suốt thời gian tham quan, người dân phải đeo khẩu trang đúng quy định, kể cả khi chụp ảnh.

Nhiều người tập trung chụp hình với những linh vật hổ trước cổng, hổ được làm bằng mica và hổ được ghép bằng sỏi. Toàn bộ đường hoa Nguyễn Huệ năm nay có hơn 50 linh vật hổ có kích cỡ khác nhau được trưng bày.

Cảnh miền quê với con kênh uốn lượn, những chiếc cầu bắc qua kênh kết hợp ánh sáng huyền ảo thu hút khách tham quan qua lại, chụp ảnh.

Hồng Nhi và Lê Quyên quê Long An cho biết hôm nay hai người ở lại một ngày để vui chơi đường hoa như mọi năm trước khi về quê ăn Tết. “Em tưởng năm nay thành phố ảnh hưởng dịch bệnh đường hoa sẽ làm đơn giản nhưng khi bước vào thấy có nhiều tiểu cảnh rất đẹp và khác biệt so với những năm trước”, Nhi cho hay.

Chị Phan Kiều Trang, quận Tân Bình cho biết đường hoa năm nay tạo ấn tượng với cảnh dãy dừa ở đầu đường hoa, các chú hổ cách điệu có phong thái rất dũng mãnh và khác biệt so với hổ các nơi khác. "Tôi thấy điểm đặc biệt đó là ban tổ chức làm hệ thống màn hình trình chiếu nhiều hình ảnh xúc động về lực lượng tuyến đầu chống dịch để mọi người nhớ tới thời gian cả thành phố gồng mình chống chọi với dịch bệnh", vị khách này chia sẻ.

Đường hoa Nguyễn Huệ 2022 phục vụ người dân tham quan, vui chơi đến 17h ngày 4/2 (mồng 4 Tết).

Đến phố cổ Hà Nội, thưởng lãm hương vị Tết Việt cổ truyền

Theo TTXVN Chương trình mang chủ đề “Tết Việt-Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022” do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức mừng Đảng, mừng Xuân 2022.

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong nét xưa, nhà cổ. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Chuỗi hoạt động văn hóa mang đậm màu sắc Tết Việt truyền thống đã diễn ra tại các điểm di sản tại Phố cổ Hà Nội.

Chương trình mang chủ đề “Tết Việt-Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022” do Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức mừng Đảng, mừng Xuân 2022.

Chuỗi hoạt động văn hóa diễn ra với ba nghi lễ: Lễ khai mạc chương trình, lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ dựng cây nêu; cùng ba chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật như Tết Việt 2022, hoa Thủy tiên và những người bạn, gói và luộc bánh chưng trong không gian bếp cổ truyền của Hà Nội xưa. Đồng thời, chuỗi hoạt động còn có ba triển lãm, trưng bày, sắp đặt nghệ thuật: Hổ Nhâm Dần 2022, Ánh sáng, Gốm Bụt chào Xuân 2022.

Các hoạt động văn hóa đồng thời được tổ chức tại các địa điểm: Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ; Ngôi nhà di sản, số 87 Mã Mây; đình Kim Ngân, số 42 Hàng Bạc, Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm-Lê Thái Tổ, Không gian bích họa phố Phùng Hưng.

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội cho biết: “Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội vừa là nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng là tâm huyết của những người quản lý di sản quận Hoàn Kiếm đối với các giá trị văn hóa truyền thống.

Các sự kiện văn hóa nghệ thuật được tổ chức dịp Xuân Nhâm Dần là dịp để quảng bá hình ảnh, giới thiệu truyền thống lịch sử văn hóa của Hà Nội với du khách trong nước và quốc tế, khích lệ cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị văn hóa của cha ông. Đồng thời, nâng cao ý thức của cộng đồng về một lễ hội lành mạnh, tiết kiệm nhưng vẫn giàu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.”

Các hoạt động văn hóa diễn ra từ ngày 28/1 đến ngày 15/2 (tức 26 tháng Chạp Tân Sửu đến hết 15 tháng Giêng năm Nhâm Dần).

Các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Tết Việt-Tết Phố Xuân Nhâm Dần 2022” được đăng tải trên nền tảng kỹ thuật số (livestream) tại kênh truyền thông chính thức trên fanpage "PHỐ CỔ HÀ NỘI;" webiste: hoankiem360.vn và được tổ chức đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Tết cổ truyền Nguyên đán là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong tâm thức người Việt. Trong dịp này, những người con đất Việt dù ở đâu cũng mong được trở về quây quần bên gia đình, cùng đón thời khắc Giao thừa linh thiêng, giao hòa của đất trời.

Dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay nhưng Tết đến Xuân về là dịp để người Việt cùng ôn lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Lễ hội truyền thống: Không tổ chức phần hội, chỉ thực hiện nghi lễ

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng gửi công điện đến chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và hoạt động bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đối với hoạt động lễ hội truyền thống: Không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức các nghi lễ.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động lễ hội trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn (ảnh minh họa).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 58 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Công điện cũng nêu rõ việc các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn cần xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động phục vụ khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán. Địa phương phải tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch và phương tiện phục vụ khách du lịch, kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm; yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Các cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán đảm bảo phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật của người dân; thường xuyên cảnh báo người dân không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch khi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, tạo sự đồng thuận trong xã hội để người dân vui Xuân, đón Tết.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Người dân đội mưa chen kín quanh SVĐ dự Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, hàng nghìn người dân đứng dưới mưa để chứng kiến lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-07 09:43:23

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
2024-05-07 08:48:42

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20
Đang tải...