Bảo đảm tốt hơn quyền con người, công dân trong đời sống dân sự

2015-10-25 15:09:36 0 Bình luận
Ngày 24/10, Quốc hội dành thời lượng cả ngày để thảo luận lần cuối về những vấn đề còn ý kiến khác nhau trước khi thông qua Bộ luật dân sự (sửa đổi).
(Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Đây là lần thứ ba dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được Quốc hội xem xét sau khi tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đóng góp vào 10 vấn đề lớn của dự thảo.

Qua các lần thảo luận tại hội trường, các ý kiến đại biểu Quốc hội nhấn mạnh tới việc sửa đổi, bổ sung lần này phải thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng đã được xác định tại Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Chiến lược cải cách tư pháp; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, về xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc sửa đổi Bộ luật dân sự cũng cần phải bảo đảm tính kế thừa của Bộ luật dân sự hiện hành, nhất là những nội dung qua thực tiễn thi hành không có vướng mắc, bất cập; các nội dung sửa đổi, bổ sung cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo đảm phù hợp, tương thích với hệ thống pháp luật và thực tiễn các quan hệ dân sự ngày càng phát triển trong xã hội ở ​Việt Nam hiện nay và tương lai.

Tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Bộ luật

Phạm vi điều chỉnh (Điều 1) quy định: Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Nhiều ý kiến tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Bộ luật bao gồm cá nhân và pháp nhân. Tuy nhiên qua thảo luận, có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “chủ thể khác” sau cụm từ “cá nhân, pháp nhân” tại Điều 1 của dự thảo như quy định của Bộ Luật dân sự hiện hành để điều chỉnh cả trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá một trong những quan điểm sửa đổi cơ bản của Bộ luật dân sự là quy định cụ thể về địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân; đối với hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, dự thảo Bộ luật quy định các đối tượng này tham gia quan hệ dân sự thông qua cá nhân là người đại diện hoặc là thành viên của mình theo quy định của Bộ luật này, pháp luật khác có liên quan; các thành viên có thể thỏa thuận cử người đại diện tham gia, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự vì lợi ích chung.

Quy định như dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) nhằm minh bạch các chủ thể có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và năng lực chủ thể pháp luật dân sự chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân.

Sử dụng khái niệm mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng

Sử dụng thuật ngữ “vật quyền” trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm qua. Qua các lần thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định về vật quyền, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt… của dự thảo rất khó hiểu mà nội hàm không khác nhiều so với các quy định hiện hành. Do đó, đề nghị không nên sử dụng các thuật ngữ mới nếu những thuật ngữ trong Bộ Luật dân sự hiện hành đã trở nên thông dụng, không có gì vướng mắc.

Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quan điểm khái niệm “vật quyền” trước đây đã được sử dụng trong tương quan với “trái quyền.” Tuy nhiên, khi tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật để xây dựng Bộ luật dân sự năm 1995, cả hai khái niệm này đã không còn được sử dụng vì không phù hợp với các khái niệm pháp lý khác, không diễn tả được đầy đủ nội hàm và không bảo đảm thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.

Nếu việc xây dựng chế định vật quyền dựa trên lý thuyết quyền trực tiếp đối với vật sẽ không phù hợp trong điều kiện tài sản hiện nay không chỉ gồm vật mà còn gồm tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Hơn nữa, nếu xác định quyền sở hữu là vật quyền trung tâm, thì giới hạn của quyền sở hữu càng không thể chỉ ở sở hữu đối với vật. Do đó, việc sử dụng khái niệm "vật quyền" là không phù hợp với chế định tài sản mà Bộ luật dân sự đang điều chỉnh.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sử dụng khái niệm mới cần được cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính logic về bố cục và nội dung, rõ ràng, thuận tiện, dễ áp dụng trong đời sống xã hội và trong quá trình xét xử khi xảy ra tranh chấp.

Bên cạnh đó, qua tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan cho thấy đa số ý kiến đề nghị không sử dụng khái niệm vật quyền. Vì vậy, đề nghị không sử dụng khái niệm “vật quyền” và cho chỉnh lý Phần thứ hai “Quyền sở hữu và vật quyền khác” thành “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản;” “quyền địa dịch” được chỉnh lý thành “Quyền đối với bất động sản liền kề," chỉnh lý các nội dung của quyền hưởng dụng, quyền bề mặt theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và quy định các nhóm quyền này tại Chương XIV mới “Quyền khác đối với tài sản.”

Đề nghị tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng

Chuyển đổi giới tính (Điều 37) là một trong những vấn đề qua 2 lần thảo luận vẫn còn những quan điểm khác nhau. Nhiều ý kiến không tán thành với quy định của dự thảo về việc không công nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng người đã chuyển đổi giới tính được thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân kèm theo giới tính mới được chuyển đổi.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về mục đích, nguyên nhân của việc chuyển giới, trường hợp nào được chuyển đổi giới tính để tránh lạm dụng. Ý kiến khác đ ề nghị chưa nên quy định “công nhận việc chuyển đổi giới tính.”

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng v iệc chuyển đổi giới tính kèm theo nhiều vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến y tế, bảo hiểm, hôn nhân và gia đình, các chính sách an sinh xã hội...

Để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, đề nghị Quốc hội cho tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (Điều 37 mới) và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."

Ngoài các vấn đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có báo cáo làm rõ các vấn đề còn ý kiến khác nhau xung quanh nội dung bảo vệ quyền dân sự; quyền nhân thân của cá nhân; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; điều kiện của cá nhân, pháp nhân làm người giám hộ; pháp nhân; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; giao dịch dân sự vô hiệu; sở hữu chung; lãi suất…

Đây là những vấn đề lớn sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luận, làm rõ trước khi ấn nút thông qua toàn văn Bộ luật dân sự (sửa đổi).

Bộ luật đã có những quy định để tăng cường các biện pháp công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, cũng như những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Bác Hồ với quê hương xứ Nghệ

Làng Sen trời tháng 5 trong vắt, dòng người trong nước và quốc tế đổ về Kim Liên dự Lễ hội Làng Sen năm 2024 nhân dịp Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong không khí này, gợi nhớ những câu chuyện xúc động hai lần Bác Hồ về thăm quê hương.
2024-05-19 14:40:00

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13
Đang tải...