Biết Hòa Thân là đại tham quan, vì sao Càn Long vẫn không giết?

2016-03-22 16:34:34 0 Bình luận
Hòa Thân trong lịch sử nổi tiếng là một tham quan với tài sản không kém quốc khố Đại Thanh là mấy. Hiển nhiên, vua Càn Long không thể không biết điều này.


Nhắc đến Hòa Thân là nhắc đến biệt hiệu "Tham quan bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc". Số của cải mà Hòa Thân đã tham ô, nhận hối lộ nhiều vô kể. Sở dĩ Hòa Thân có thể vươn lên đỉnh cao của quyền lực rồi làm mưa làm gió như vậy là nhờ sự sủng ái đặc biệt của Hoàng đế Trung Hoa khi đó là Càn Long. Đối với Càn Long, Hòa Thân quan trọng đến mức ngày nào không gặp được Hòa Thân là Càn Long không chịu được.

Dưới đây là 7 lý do khiến Càn Long không thể xa rời Hòa Thân, cũng là lý do khiến Càn Long không thể hạ lệnh giết gian thần này.

1. Giỏi làm thơ

Khi còn đi học Hòa Thân vô cùng chăm chỉ và được coi là một nhân tài. Càn Long cả đời yêu thích thơ phú, Hòa Thân thì thuộc lòng từng câu chữ, ý thơ hay thói quen dùng điển tích điển cố, cách gieo vần của Càn Long. Để có thể tung hứng với Càn Long, Hòa Thân cũng bỏ công sức học thơ và làm thơ nên khả năng thơ phú của ông ta cũng là thiên hạ hiếm có.

Tiền Vịnh Tằng cùng thời với Hòa Thân từng đánh giá rằng: “Thơ của Hòa Thân gieo vần rất tuyệt, rất thông thơ luật. Thơ của Hòa Thân rất hợp với sở thích của Càn Long, Càn Long đọc xong không thích mới lạ, rất nhiều phen tức cảnh làm thơ đã cứu mạng Hòa Thân".

2. Tướng mạo xuất chúng

Đương thời, Hòa Thân có danh hiệu là đệ nhất tuấn nam Mãn Châu.Tiêu chuẩn dùng người thân cận của Càn Long là: hoạt bát nhanh nhẹn, thông minh lão luyện, tướng mạo tuấn tú, trẻ trung xinh đẹp. Người mà có tướng mạo xấu xí khó lòng được Càn Long trọng dụng.

Dung mạo của Hòa Thân

Ví dụ như Kỉ Hiểu Lam, tuy là bậc đại tài nhưng vì tướng mạo xấu xí nên khó được Càn Long trọng dụng và được làm trọng thần, sủng thần bên cạnh, nên chỉ có thể dựa vào văn tự lập thân và an phận làm từ thần cho Càn Long.

3. Xuất thân cao quý, làm việc nhanh nhẹn

Dù có nói thế nào thì Hòa Thân vẫn xuất thân từ Chính Hồng Kì, Mãn Châu. Đây chính là điều kiện cơ sở lớn nhất khiến ông ta được sủng ái. Trong các văn võ bá quan trong triều đương nhiên hoàng thượng phải yêu người Mãn nhất chứ không phải là người Hán, hơn nữa Hoà Thân lại thông minh hoạt bát. 

Tiết Phúc Thành trong “Dung am bút kí" ghi rằng: Có một lần Càn Long đi tuần thú, khi chuẩn bị khởi hành không tìm thấy cái lọng vàng đâu. 
Càn Long vô cùng tức giận, bọn thuộc hạ sợ gần chết vì có thể sẽ bị tội chém đầu, ai cũng không dám trả lời. Đúng lúc đó Hòa Thân đáp: “Tâu Hoàng thượng, người nào quản việc này người đó chịu trách nhiệm”. Càn Long thấy một thanh niên tuổi còn rất trẻ nhưng lại đối đáp rất lưu loát nên đã bắt đầu chú ý đến anh ta.

4. Có tài quản lý tài chính

Trước nội vụ phủ thường xuyên thu không đủ chi. Sau khi Hòa Thân nhậm chức tổng quản, nội vụ phủ đã dư giả.Ông ta không chỉ giỏi đánh sưu cao thuế nặng với các phú thương buôn bán lớn, các cơ sở sản xuất muối, những đại sứ ở biên ải hay các chính quyền địa phương các tỉnh, mà ông ta còn chủ trương thực hiện chính sách “Nghị tội ngân” (luận tội phạt tiền) tại triều.

Tiền phạt của các quan viên từ các tỉnh ngày càng nhiều, trở thành một nguồn tài chính lớn chảy vào kim khố của hoàng đế, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của cuộc sống xa hoa dâm đãng, thích khoe khoang phô trương của Càn Long, về điều này ông ta được vua vô cùng tán dương.

5. Có tài ngoại giao

Hòa Thân từng nhiều lần phụ trách tiếp sứ thần Triều Tiên, Anh... Trong “Thanh đại danh nhân truyện lược” có ghi rằng:

Vào năm 1792 năm thứ 57 Càn Long, sứ thần nước Anh đã bình luận: Ông ta là người "luôn giữ thân phận tôn nghiêm của mình”, “thái độ hòa nhã dễ gần, nhìn nhận vấn đề rất sắc bén sâu sắc, không hổ là một chính trị gia lão luyện”.

6. Tướng mạo giống tình nhân đã mất của vua

Theo ghi chép của sử sách, khi còn là Bảo Thân Vương, Càn Long từng gặp tiếng sét ái tình với Mã Giai Thị, một ái phi được Ung Chính hoàng đế sủng ái. Bảo Thân Vương thường nhân lúc không có ai thì chọc ghẹo nàng. 

Một hôm Mã Giai Thị vô tình va phải chân mày của Bảo Thân Vương thì bị Hoàng hậu Nữu Hộ Lộc thị nhìn thấy. Hoàng hậu cho rằng nàng dám chòng ghẹo cả hoàng tử, hạ lệnh giam vào Nguyệt Hoa môn ép phải chết.

Bảo Thân Vương biết chuyện chạy đến Nguyệt Hoa môn thì thân thể nàng đã lạnh. Bảo Thân Vương nước mắt giàn giụa khóc lớn: “Ta đã hại chết nàng rồi”! Nói rồi cắn nát ngón tay của mình cho máu nhỏ lên cổ nàng và nói: "Kiếp này ta đã không cứu nổi nàng, kiếp sau dùng nốt ruồi son nhận ra nhau”. Tự nhiên hai hàng nước mắt của nàng ứ ra rồi mới "đi".

Sau khi Bảo Thân Vương đăng cơ, chuyện này dần dần quên lãng. Nhưng nhìn thấy Hòa Thân dung mạo rất giống Mã Giai Thị trên cổ lại có nốt ruồi son, thế là Hòa Thân được Càn Long coi như Mã Giai Thị tái thế.

7. Tài xu nịnh hơn người

Hòa Thân có tài xu nịnh, được vua Càn Long đặc biệt sủng ái (Ảnh minh họa)

Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: "Khanh là trung thần hay gian thần". Hoà Thân đáp: "Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần".


Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: "Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất"!


Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác loác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hy. 
Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.

Nguyên nhân thực sự khiến Càn Long không giết Hòa Thân là gì?

Trong suốt cuộc đời làm vua Càn Long không hề hạ lệnh giết Hoà Thân dù biết hắn tội ác tày đình. Phải đợi đến khi Gia Khánh lên ngôi mới ban lệnh xử tử.

Có quan điểm cho rằng Càn Long để cho Hòa Thân vơ vét của cải sau cùng làm một mẻ thu tiền về quốc khố. Mặt khác, để cho con trai mình Gia Khánh lên ngôi vua hạ lệnh tịch thu của cải, ép Hòa Thân tự sát gây thanh thế, củng cố ngai vàng. Có quan điểm lại cho rằng Hòa Thân cũng chỉ là con cờ trong tay Càn Long. Khi hết giá trị lợi dụng, Càn Long cũng không ra tay giết Hòa Thân mà để con mình giết, tránh tổn hại danh tiếng.

Những vụ tham ô của Hòa Thân dần hé mở khi vua Càn Long thoái vị tháng 1 năm 1796, và thiệt hại do nó gây ra giờ đã được lộ rõ. Tuy nhiên, Càn Long vẫn tiếp tục nắm thực quyền điều hành đất nước trong vai trò Thái thượng hoàng. Do đó, phải đến sau khi Càn Long qua đời vào ngày 7 tháng 2 năm 1799, hoàng đế Gia Khánh mới có thể truy cứu Hòa Thân.

Ngày 12 tháng 2, Hòa Thân bị bắt cùng với Phúc Trường An. Sau khi bị hạch tội, Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, thay vào đó bắt ông tự vẫn tại phủ.

Ngày 22 tháng 2, tha cho gia đình Hòa Thân, còn Phúc Trường An bị chém đầu. Đây cũng là chuyện lạ với những tội danh tày đình như thế, nguyên do có thể gắn với những báu vật bí ẩn trong cung của Hòa Thân.

Khi phá dỡ hai hòn giả sơn, triều đình phát hiện và tịch thu con tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy xanh, nhưng chữ Phúc (bút tích của chính vua Khang Hy viết để tặng bà nội nhân dịp thượng thọ, không biết như thế nào lại lọt vào tay Hòa Thân) thì được tạc vào một khối đá lớn. Nếu phá khối đá thì chữ Phúc cũng tan, mặt khác do bút tích của vua Càn Long nên không ai dám động vào. Đó là điềm báo khiến vua Gia Khánh tha chết cho cả nhà Hòa Thân.

Sự giàu có của Hòa Thân vốn đã nổi tiếng, nhưng kết quả của sự tịch thu gia sản còn làm cho mọi người kinh ngạc hơn. Bản tịch biên gia sản rất dài ghi đủ các thứ vàng bạc châu báu, gấm vóc… không thể nào đếm xuể, tính ngang với số thu nhập của triều đình trong mười năm. Sau này nghe nói, số lớn của cải châu báu tịch thu được đều được Gia Khánh Đế cho người đến chuyên chở về cung. Vì thế trong dân gian có câu nói châm biếm vần miệng là: "Hòa Thân bị đổ, Gia Khánh vớ bở".

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...