Bình Phước: Bằng mọi cách tỉnh không để đứt gãy chuỗi sản xuất
Theo bà Trần Tuệ Hiền - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, tỉnh đã gia hạn thuế cho hơn 460 doanh nghiệp với tổng số tiền 663 tỷ đồng; giảm mức thu 30 loại phí và lệ phí khoảng 50 tỷ đồng…
Nhiều doanh nghiệp tại Bình Phước đang thực hiện "3 tại chỗ"
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều vấn đề cần tỉnh tháo gỡ. Trong đó, điển hình nhất là việc vận chuyển, lưu thông nguyên vật liệu cho sản xuất vẫn gặp khó vì mỗi địa phương thực hiện mỗi kiểu, do mức độ phòng, chống dịch theo vùng khác nhau.
Bà Hiền khẳng định, bằng mọi cách tỉnh không để đứt gãy chuỗi sản xuất và đặt sức khỏe, sự an toàn của nhân dân lên hàng đầu. Thời gian tới, tỉnh vẫn thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”.
Tuy nhiên, tỉnh sẽ có phương án linh hoạt hơn nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” đã đề ra”.
Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp tham gia hội nghị mong mỏi nhất là cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho lực lượng lao động. Nếu được, một số công ty sẽ sẵn sàng hỗ trợ thêm kinh phí để có đủ lượng vắc xin tiêm cho công nhân của mình.
Cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh cũng cho biết, trong quá trình thực hiện phương châm “3 tại chỗ” để vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch thì chi phí sản xuất đã tăng lên đáng kể. Đây chính là bài toán khó của các doanh nghiệp Bình Phước trong thời điểm hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cho rằng: Mặc dù quá trình thực hiện “3 tại chỗ” sẽ phát sinh những vướng mắc nhưng đây chính là mắt xích quan trọng để Bình Phước kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Do đó rất cần các doanh nghiệp đồng lòng thực hiện và chia sẻ.
Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn cả cộng đồng, trong đó có các doanh nghiệp càng khó khăn, càng phức tạp thì càng đoàn kết, “biến nguy thành cơ” để cùng phát triển.
Phát biểu bế mạc hội nghị, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cho biết, tỉnh luôn nỗ lực bằng mọi cách không để đứt gãy chuỗi sản xuất nhưng vẫn đặt sức khỏe, sự an toàn của nhân dân lên hàng đầu. Do đó, tỉnh vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”. Trong thời gian tới, dựa vào thực tế, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19, Bình Phước sẽ có phương án linh hoạt hơn nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” đã đề ra.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.