Các địa phương phải chủ động đề xuất, hiến kế tháo gỡ khó khăn vướng mắc của mình

2024-03-01 18:12:24 0 Bình luận
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương cũng phải chủ động hiến kế cho các cơ quan Trung ương cách xử lý những khó khăn, vướng mắc của chính địa phương.

Sáng 1/3, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất khẩu tại các địa phương này.

Đây là cuộc họp thứ 3 của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang với Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương về nội dung trên sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập 26 đoàn công tác do các thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Tại cuộc họp, các địa phương đã báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất khẩu năm 2023 và 2 tháng đầu năm năm 2024; nêu những vướng mắc về thể chế cần được tháo gỡ.

Các địa phương phải chủ động đề xuất, hiến kế tháo gỡ khó khăn vướng mắc của mình- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất khẩu tại các địa phương - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh phản ánh hiện mặt hàng máy photocopy nhập khẩu, mặt nạ lọc khí độc đang chịu sự quản lý của nhiều bộ, đề nghị mỗi mặt hàng chỉ làm thủ tục cấp phép xuất/nhập khẩu với một cơ quan đầu mối để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành hướng dẫn xác định định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục, đơn vị sự nghiệp công lập làm căn cứ để Trường Đại học Hạ Long xây dựng Đề án tự chủ trình UBND tỉnh phê duyệt.

TP. Hải Phòng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ quyết định ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa Hải Phòng và Quảng Ninh; Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các khu công nghiệp và dự án 4 bến cảng thuộc Cảng cữa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

Tỉnh Hải Dương kiến nghị các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành quy định về trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đối với trường hợp dự án không triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ.

Hải Dương cũng đề nghị cần có hướng dẫn để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến căn cứ và phương pháp tính các chi phí trong tổng mức đầu tư dự án mua sắm thiết bị y tế, các bước để cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án thiết kế của dự án mua sắm thiết bị.

Đại diện lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải phản hồi bước đầu về những kiến nghị của các địa phương; cập nhật tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành mình theo thẩm quyền; đồng thời cập nhật các quy định mới của Trung ương.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc Thủ tướng phân công các thành viên Chính phủ họp với các địa phương nhằm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nắm bắt và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh kể từ khi cơ chế này được thành lập, đã có nhiều thể chế mới được xây dựng và sắp có hiệu lực, điển hình là Luật Đất đai sửa đổi, trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của các địa phương, trong đó thay đổi mạnh mẽ nhất là tập trung khắc phục vướng mắc và nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở.

Đối với 3 địa phương, trên cơ sở 2 cuộc họp trước đó, khoảng một nửa các vấn đề đã được các bộ, ngành tập trung tháo gỡ. Những vấn đề còn lại sẽ tiếp tục được xử lý trong thời gian tới trong các luật, nghị định, thông tư mới được ban hành.

Các địa phương phải chủ động đề xuất, hiến kế tháo gỡ khó khăn vướng mắc của mình- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục "trả nợ" các kiến nghị của địa phương tại các cuộc họp trước - Ảnh: VGP/Hải Minh

Để cơ chế làm việc này phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương khi có khó khăn, vướng mắc thì trao đổi cụ thể với bộ, ngành liên quan và phải tích cực "đeo bám" văn bản trả lời từ các cơ quan Trung ương.

"Quan trọng hơn, tôi muốn các đồng chí địa phương hiến kế cho các cơ quan Trung ương hướng xử lý thế nào, bởi chính các đồng chí mới biết thế nào là đúng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quảng Ninh có thể hiến kế cho Bộ về việc điều chỉnh diện tích vùng đệm di sản Vịnh Hạ Long như thế nào cho có lý, hài hòa nhất các mục tiêu, Phó Thủ tướng nêu ví dụ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phải bám sát công tác xây dựng thể chế của Trung ương, tránh tình trạng các văn bản của Trung ương ban hành rồi nhưng các đồng chí ở địa phương không nắm, không cập nhật kịp thời hay có những việc được xử lý rồi nhưng địa phương vẫn thắc mắc, vẫn hỏi.

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ TN&MT và Bộ Xây dựng đang nỗ lực hoàn thiện xây dựng các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai và Luật Nhà ở sửa đổi để sớm đưa hai luật này vào cuộc sống, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương nghiên cứu kỹ, góp ý vào dự thảo các Nghị định (riêng Luật Đất đai có 9 Nghị định cần được ban hành) bởi đây là cơ hội 10 năm có một để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương.

Đối với các bộ, ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục "trả nợ" các kiến nghị của địa phương tại 2 cuộc họp trước; ghi nhận đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp hôm nay, trao đổi cụ thể với các địa phương trước khi trả lời theo thứ tự ưu tiên và càng cụ thể càng tốt.

Phó Thủ tướng quán triệt từ nay trở đi phải thống kê những khó khăn, vướng mắc nào đã được tháo gỡ từ phía các địa phương, chứ không chỉ thống kê bộ, ngành nào đã gửi văn bản trả lời địa phương, bởi cơ chế làm việc này ra đời là nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương và để tránh tình trạng bộ, ngành gửi văn bản trả lời địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí… khiến các địa phương không biết làm thế nào./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...