Các hoạt động tại lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022

2022-03-31 16:40:52 0 Bình luận
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội, đất Tổ Hùng Vương”, mới đây, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022.

Ảnh minh họa.

Theo đó, các hoạt động tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần năm 2022 gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, do UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Phú Thọ chủ trì triển khai thực hiện.

Kế hoạch tổ chức phần Lễ tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022

Đối với phần Lễ, lễ Giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ được diễn ra ngày 06/3 âm lịch. Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch.

Bên cạnh đó, lễ dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong” (không thực hiện truyền hình trực tiếp) và lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh cũng được tổ chức chu đáo, trang trọng.

Ảnh minh họa.

Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng (diễn ra từ ngày 1/3-5/3 âm lịch, do các địa phương chủ động, đảm bảo phù hợp với điều kiện tình hình thực tế). Cuối cùng là Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức ngày 7/3 âm lịch. Tất cả hoạt động trong dịp này đều được điều chỉnh số lượng người tham gia phù hợp, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Kế hoạch tổ chức các hoạt động phần Hội tại Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022

Về phần Hội, có tất cả 12 nội dung bao gồm các hoạt động hội truyền thống, được tổ chức ở quy mô phù hợp như: rước kiệu, hát thờ (hay còn gọi là hát Xoan); hội trại văn hoá, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản vật và văn hoá ẩm thực; Đánh trống đồng, múa sư tử; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dầy; Triển lãm ảnh, các tác phẩm ảnh nghệ thuật tiêu biểu về quê hương, con người Phú Thọ,... Các đơn vị được phân công thực hiện chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị để chỉ đạo và triển khai thực hiện, đảm bảo thiết thực hiệu quả.

Ảnh minh họa.

Các hoạt động được tổ chức xuyên suốt từ ngày 1/3 đến ngày 9/3 âm lịch. Ngày 1/3 âm lịch, khu di tích lịch sử Đền Hùng thực hiện trưng bày chuyên đề “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Hội tụ và lan tỏa” tại Bảo tàng Hùng Vương, khu di tích lịch sử Đền Hùng. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện trưng bày tư liệu tại Bảo tàng Hùng Vương, TP. Việt Trì và trưng bày sách, báo, tư liệu tại thư viện tỉnh Phú Thọ, đồng thời chiếu phim phục vụ nhân dân.

Ngày 3/3 âm lịch, UBND TP. Việt Trì tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Lễ hội cướp bông ném chài Đền Vân Luông - Phường Vân Phú là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày 6/3 âm lịch, khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống tại khu vực nhà Công Quán - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. UBND TP. Việt Trì tổ chức trình diễn hát xoan làng cổ; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình múa rối nước.

Ngày 7/3 âm lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tour du lịch. Đến ngày 8/3 âm lịch, khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tour du lịch.

Ngày cuối cùng trong chuỗi hoạt động của lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 tức 9/3 âm lịch, UBND TP. Việt Trì tổ chức các nội dung: Lễ hội truyền thống đình Hùng Lô và Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia và Bằng công nhận Khu du lịch cấp tỉnh; giải Bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức các nội dung: Chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội Đền Hùng, gắn với Kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; biểu diễn nghệ thuật phục vụ các tour du lịch.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06
Đang tải...