Cách tính phụ cấp dạy học trẻ khuyết tật cho giáo viên thế nào?
Ngày 5/8/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ra văn bản số 2685/GDĐT-TC gửi thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong cơ sở giáo dục.
Theo đó, Sở Giáo dục nhận được Công văn số 5601/UBND-VX ngày 13/02/2018 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục và Công văn số 1061/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 26/7/2019 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục về việc tính tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện như sau:
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng trường trung học phổ thông và thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, triển khai và thực hiện đầy đủ các nội dung theo Công văn số 5601/UBND-VX ngày 13/02/2018 và Công văn số 1061/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 26/7/2019. Cụ thể:
1. Về áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ như sau:
Về cách tính tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên thì thực hiện theo điểm c Khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập:
Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2018 (bắt đầu từ năm học 2018 - 2019).
Ảnh Internet
2. Về truy lãnh phụ cấp ưu đãi: Thực hiện truy lãnh phụ cấp ưu đãi 16 tháng (gồm 06 tháng kể từ tháng 9/2015 đến tháng 02/2016 do ngừng thực hiện quyết định số 69/2011/QĐUBND ngày 07/11/2011 của Ủy ban Nhân dân Thành phố và thời gian 10 tháng kể từ tháng 11/2017 đến tháng 8/2018 do ngừng thực hiện Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND).
Như thế, hiệu trưởng nào không chi trả tiền cho giáo viên tham gia giảng dạy học sinh hòa nhập là sai theo quy định của Chính phủ.
Trước đó, hồi tháng 11/2021, báo Dân Việt có phản ánh về việc nhiều giáo viên tỉnh này trực tiếp đứng lớp dạy học sinh khuyết tật chưa nhận được phụ cấp theo quy định của Nhà nước, dù năm nào cũng báo cáo Sở GDĐT.
Theo phản ánh của một giáo viên, tại trường mà bà công tác từ năm 2016 đến nay chưa có giáo viên nào được nhận, riêng bà có năm học dạy hơn 300 tiết, ước tính tiền phụ cấp được hưởng khoảng 5 -6 triệu/năm.
Trong khi đó, Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định các đối tượng được nhận chế độ phụ cấp công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, áp dụng Nghị định số 61/2006/ NĐ-CP ngày 20/6/2006 như sau:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc điểm a khoản này.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.