Cách tính tiền lương làm thêm giờ theo quy định mới
Theo đó, số giờ làm thêm trong 1 năm được quy định như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
- Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Về số giờ làm thêm trong 1 tháng được quy định như sau:
Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2022.
Cách tính tiền lương làm thêm giờ
Hiện nay, tiền lương làm thêm giờ của người lao động đang được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, hướng dẫn chi tiết tại Điều 55 và Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Cụ thể, tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày được tính theo công thức:
Trong đó, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được tính theo công thức sau: Tiền lương giờ thực trả của ngày bình thường bằng Tiền lương thực trả của công việc đang làm trong tháng/tuần/ngày chia cho Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng/tuần/ngày.
Tiền lương thực trả của công việc đang làm không bao gồm lương làm thêm giờ, lương trả thêm khi làm việc ban đêm; lương của ngày lễ, Tết, nghỉ có lương; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ khác không liên quan đến thực hiện công việc/chức danh.
Mức 150% áp dụng khi làm thêm vào ngày thường. Mức 200% áp dụng khi làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần. Mức 300% áp dụng khi làm thêm vào ngày lễ, Tết, nghỉ có lương, chưa tính tiền lương của ngày nghỉ đó.
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính theo công thức:
Trong đó, tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định như trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày.
Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
Ngày bình thường, ít nhất 100% lương của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó; ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó.
Ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất 200% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường. Ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ có lương, ít nhất 300% lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.