Cần giúp doanh nghiệp thoát “biến chứng” bởi đại dịch

2020-04-01 17:26:52 0 Bình luận
Chưa có số liệu thống kê mới nhất về số lượng doanh nghiệp "dừng cuộc chơi" hoặc thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên, cách đây một tháng, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã báo cáo có gần 900 doanh nghiệp từ 30/63 tỉnh thành phải dừng hoạt động hoặc giảm quy mô.

Khi doanh nghiệp tụt huyết áp

Chủ một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bữa ăn cho học sinh tiểu học tại Hà Nội than vãn: Chúng tôi “thất nghiệp” suốt từ Tết âm lịch đến nay. Gần 3 tháng dừng toàn bộ hoạt động, trong khi vẫn phải duy trì nhiều khoản chi phí, cứ đà này chắc phá sản mất.

Covid - 19 khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn

Doanh nghiệp đã như "chết lâm sàng" từ sau tết khi học sinh rục rịch trở lại trường nhưng vấp phải dịch bệnh hoành hành. Phần lớn các doanh nghiệp đầu tư đều bằng tiền vay ngân hàng. Mà khi vay phải có tài sản đảm bảo. Khi doanh nghiệp không hoạt động, các chi phí như lương lao động, thuế môn bài, thuê mặt bằng... vẫn phải chi trả. Đến nay, nhiều doanh nghiệp đã phải bán tài sản cố định để trang trải chi phí, cắt lỗ.

Đại diện một khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng chia sẻ: Cả 2 tòa nhà 40 tầng dù không có khách vẫn phải vận hành thiết bị, mỗi tháng chi phí tiền điện hết 4 tỷ đồng, vẫn phải trả lương cho nhân viên và nhiều chi phí khác mà chằng có nguồn thu nào suốt hơn 2 tháng dịch bệnh này. Áp lực đối với doanh nghiệp vào thời điểm này vô cùng lớn.

Tình trạng bi đát chung còn diễn ra căng thẳng hơn với các doanh nghiệp vận tải. Chỉ vào bãi xe đang nằm bất động, chủ doanh nghiệp xe lữ hành cho biết, hệ thống doanh nghiệp vận tải lữ hành gần như thất thủ trước cơn dịch. Giá thành một chiếc xe giường nằm tròm trèm 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp có 40 chiếc, toàn bộ số xe ấy là vốn vay theo cách quen thuộc "lấy mỡ nó rán nó". Giờ thì số xe ấy sắp thành tài sản của ngân hàng. 

 

Tiền chính là mạch máu để nuôi thân thể doanh nghiệp, thiếu tiền khiến huyết áp thấp, các doanh nghiệp bị hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu và mất ý thức. Hơn bao giờ hết, hệ thống ngân hàng cần vào cuộc tích cực vào lúc này.

Giữa tháng 3, ngân hàng nhà nước giảm lãi suất huy động tiền gửi từ 5% xuống còn 4,75%/năm. Đây được coi là động thái hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất tiền gửi chưa thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tốt nhất. Vì thực tế, các doanh nghiệp và cá nhân đang không có nhu cầu cao về việc gửi tiền vì dòng vốn đang đình.

Theo nhiều chuyên gia: Giải pháp tốt nhất lúc này phải là giảm lãi suất từ các khoản đang vay cho doanh nghiệp xuống còn một nửa. Bởi lẽ, doanh nghiệp đang đứng yên, hoặc hoạt động cầm chừng thì khó tại ra thu nhập để trả lãi suất. Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp đang cần tiền để trả lương cho người lao động cũng phải được ngân hàng xem xét giảm lãi vay xuống còn 50%. 

Doanh nghiệp và ngân hàng là hai thực thể không thể tách rời nhau trong bất cứ môi trường kinh tế nào. Khi doanh nghiệp khó khăn bởi khủng hoảng dịch bệnh như hiện nay thì ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc được.

Kinh nghiệm từ các nước

Chính phủ Cộng hòa Séc ngày 31/3 đã công bố khoản trợ cấp một lần cho những lao động ở các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Theo thông báo của Bộ Tài chính Séc, những người làm công việc tự doanh và những người làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát phòng dịch của chính phủ (trong đó bao gồm việc tạm đình chỉ hoạt động doanh nghiệp) sẽ nhận được khoản tiền 25.000 crown (hơn 1.000 USD) nếu họ đáp ứng một số yêu cầu cơ bản. Số tiền trên sẽ được bổ sung vào khoản bồi hoàn chăm sóc y tế đã được Chính phủ Séc thông báo trước đó, nhằm hỗ trợ những người lao động phải ở nhà trông con trong thời gian các trường học đóng cửa. 

Hàn Quốc cũng quyết định giảm 20% phí thuê cửa hàng cho các cửa hàng miễn thuế của các doanh nghiệp lớn, nâng mức giảm phí thuê cửa hàng miễn thuế, tiện lợi, giới tiểu thương từ 25% lên 50%. Chính phủ Hàn Quốc công bố phương án hỗ trợ chủ các khách sạn và rạp chiếu phim, như hoãn thời hạn đánh giá xếp hạng khách sạn tới khi cảnh báo bệnh truyền nhiễm được dỡ bỏ, giảm 50% phí kiểm tra an toàn thiết bị giải trí.

Làm sao để tháo gỡ bớt khó khăn

Theo ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM lúc này rất mong các Bộ, ngành khi tham mưu cho Chính phủ sẽ thực sự thấu hiểu, coi doanh nghiệp là những "người lính tuyến đầu” trên "mặt trận" kinh tế đang rất cần tiếp sức.

Trên cơ sở đó, các chính sách nhanh chóng được triển khai, dễ dàng tiếp nhận, đồng thời khả thi và đủ thời lượng để doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển sau Covid-19. Cụ thể, gói cứu trợ cắt giảm lãi suất, giãn nợ của Ngân hàng Nhà nước hiện đã được nhiều ngân hàng thương mại triển khai, nhưng quá trình thực thi còn nhiều vướng mắc. Doanh nghiệp cần ưu tiên giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi với các khoản đã vay chứ không chỉ các khoản vay mới. Các gói giãn thuế, BHXH, kinh phí công đoàn chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục và điều kiện áp dụng cũng sẽ là rào cản đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của chính quyền để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, nhưng chưa nhìn thấy sự hỗ trợ. Trước mắt Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về vấn đề mặt bằng và lao động. Đến nay, chỉ có TP.HCM đã thông qua quyết định sử dụng 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ khoảng 600.000 người lao động mất việc do dịch Covid-19.

Giữa lúc khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp vẫn chung tay với cả nước, trích lợi nhuận, quỹ lương nhân viên để ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh. Do đó, doanh nghiệp cũng mong muốn được chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và cơ hội trong tương lai để cùng tồn tại và phát triển.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51
Đang tải...