“Cần phải cứu nguy các doanh nghiệp Việt”
2016-04-15 09:49:31
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Là người đậm chất lính cụ Hồ, nhưng lại mang tác phong công nghiệp của một doanh nhân hiện đại, ông trò chuyện thân tình, cởi mở nhưng cũng đầy quyết tâm “sẽ thực hiện đến cùng” những điều mình đang đau đáu, trăn trở với mong góp sức lực, trí tuệ của mình trước những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Ông chính là Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình.
Khi nhắc đến Công ty TNHH Hòa Bình là nói đến một doanh nghiệp thành công trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất bia, nước giải khát, malt bia, xây dựng, sản xuất thép, bất động sản, nhà hàng, khách sạn… Con thuyền của doanh nghiệp thương binh mang tên Hòa Bình dù trải qua nhiều sóng to, gió cả nhưng vẫn băng băng tiến về phía trước, cập bến thành công, vì có người thuyền trưởng tài ba Nguyễn Hữu Đường.
Người thuyền trưởng tài ba
Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Đường vốn là một cựu chiến binh đã từng lăn lộn qua mưa bom bão đạn của chiến tranh. Khi về với đời thường ông luôn suy nghĩ: có những người hi sinh để dành độc lập thì những người may mắn được trở về như ông phải cống hiến hết sức mình để phát triển đất nước. Do đó, từ khi còn là một nhân viên vận chuyển bia cho nhà máy bia Hà Nội ông đã chịu khó tìm hiểu, học hỏi qui trình sản xuất bia để rồi bằng sự nhạy bén và sáng tạo của một người có tố chất làm kinh doanh, năm 1987 ông đã tự thành lập tổ hợp sản xuất bia và nước ngọt có ga, với 9 lao động toàn là anh em thương bệnh binh. Và cái tên “Đường bia” cũng gắn liền với ông từ đó.
Mặc dù công việc kinh doanh rất trôi chảy và thành công, thu lợi nhuận cao, anh em thương binh hết sức phấn khởi nhưng cũng thời điểm đó ông nhận ra rằng, các công ty bia ở Việt Nam rất bị động và phụ thuộc vào nguyên liệu là malt bia vì phải nhập từ nước ngoài chất lượng kém, giá thành lại cao. Người thuyền trưởng lại tiếp tục đưa ra quyết định sẽ thành lập nhà máy sản xuất malt bia đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Cũng không ít người cho rằng ông điên rồ, mạo hiểm nhưng với quyết tâm và niềm tin không có gì là không thể và nhà máy sản xuất malt bia đã ra đời ở khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh và một lần nữa con thuyền mang biểu tượng Hòa Bình lại tăng tốc. Không dừng lại ở lĩnh vực đồ uống, Hòa Bình tiếp tục lấn sân sang các lĩnh vực khác như xây dựng nhà máy cán thép không rỉ, xây dựng, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, sản xuất bao bì… Trong đó, lĩnh vực bất động sản với những dự án tạo được uy tín của chủ đầu tư như: Dự án tháp đôi quốc tế Hòa Bình trên đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội, dự án Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai - Hà Nội...
Trải qua 29 năm hoạt động, giờ đây Công ty TNHH Hòa Bình đã trở thành tập đoàn Hòa Bình với 4 công ty thành viên phát triển lớn mạnh, tổng tài sản khoảng 5 nghìn tỷ đồng, số lao động lên đến trên 2.000 người, doanh số tăng đều qua các năm, đóp góp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đời sống anh em thương binh, người lao động ổn định. Chia sẻ về thành công, Tổng Giám đốc của Hòa Bình chỉ nói một câu ngắn gọn: “Trong kinh doanh muốn thành công thì phải coi trọng chữ tâm, chữ tín, trung thực, đàng hoàng thì mới có sự tín nhiệm, lòng tin từ đối tác và khách hàng thì công ty sẽ luôn vững mạnh.”
Hạnh phúc là được chia sẻ
Là người bước ra từ sự khốc liệt của khói lửa chiến tranh, hơn ai hết ông Nguyễn Hữu Đường hiểu và trân trọng giá trị cuộc sống. Trong sâu thẳm, ông luôn dành biết ơn sâu sắc đến các đồng đội đồng chí đã hy sinh cho sự bình yên của đất nước. Ông luôn tâm niệm: “Đời người chỉ sống có một lần thì phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận.Vì vậy chẳng có lý do gì để không làm thật nhiều việc nghĩa tình đối với đồng đội, sẵn sàng chia sẻ với những người khó khăn hơn mình. Bởi hạnh phúc đâu phải là nhận mà là sự cho đi”. Do đó, đối với ông, nghĩa tình đồng đội trước hết được thể hiện ngay tại trong công ty. Bên cạnh đón nhận nhiều thương binh, bệnh binh, đối tượng chính sách vào làm việc, đảm bảo thu nhập ổn định, Công ty còn có nhiều chính sách chăm lo đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ nâng cấp nhà, hỗ trợ cơm trưa, khuyễn khích động viên con em của thương binh có thành tích trong học tập...
Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” từ khi thành lập đến nay công ty đã dành nhiều tỷ đồng để tri ân với các anh hùng liệt sĩ như tặng xe máy cho nhà đón tiếp liệt sĩ ở Quảng Trị, cung tiến quả chuông 1,2 tấn đặt tại Đền thờ Bác Hồ ở Thái Nguyên, đúc tượng bác Hồ cung tiến vào Đền thờ các anh hùng liệt sĩ ở Thái Nguyên. Xây dựng 2 tháp chuông và cung tiến 2 quả chuông đặt tại hai nghĩa trang quốc gia là Đường 9 và Trường Sơn. Năm 2007 tổng giá trị tiền mặt công ty là việc nghĩa ở Quảng Trị là 7 tỷ đồng. Năm 2010, xây dựng 102 căn nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách ở Thủ đô Hà Nội trị giá hơn 9 tỷ đồng. Năm 2011 công ty cung tiến quả chuông nặng 1,2 tấn đặt tại nghĩa trang Quãng Ngãi. Năm 2014 công ty xây nhà trung tâm đón tiếp liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị trị giá 12 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn dành nhiều tỷ đồng cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, ủng hộ đồng bào bão lụt thiên tai…
Cần sự hỗ trợ của hệ thống chính trị và toàn dân
Làm thế nào để 250.000 doanh nghiệp Việt Nam có thể hồi sinh? Làm thế nào để tỉ lệ hộ nghèo Việt Nam giảm 90%? Làm thế nào để hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị của Việt Nam dành lại 80% thị phần trong nước? Làm thế nào để Việt Nam sẽ là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch đứng trong TOP nhất, nhì khu vực Đông Nam Á? Làm thế nào để cuộc vận động: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đạt hiệu quả nhất? Đó là những câu hỏi nóng đặt ra trong văn bản mà ông Nguyễn Hữu Đường gửi tới Chủ tịch Quốc hội ngày 2/6/2015.
Trong đó có nêu rõ 2010 - 2014 nợ công bình quân tăng 20% mỗi năm. Trong 5 năm trở lại đây có 50% trong tổng số gần 500 doanh nghiệp hoạt động không phát sinh thuế, số doanh nghiệp giải thể quí I/2015 là 2.565. Việc Việt Nam gia nhập WTO, ngôi nhà chung ASEAN, Hiệp định TPP là cơ hội nhưng cũng có quá nhiều thách thức và sức ép đối với lực lượng doanh nghiệp còn ít ỏi và hoạt động cầm chừng thì việc ngừng hoạt động của các doanh nghiệp Việt sẽ tăng nhanh nếu không có biện pháp, chiến lược cụ thể. Sự bành trướng nhanh chóng của các nhà bán lẻ nước ngoài như BigC, Aeon, Metro, Lotte khiến ông Đường lo ngại nền sản xuất trong nước sẽ bị các nhà phân phối nước ngoài chi phối.
Với tinh thần tự tôn dân tộc và khát khao cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước, cách đây hơn một năm ông Đường đã có hành động rất cụ thể. Sự kiện trung tâm thương mại (TTTM) V+ ở 505 Minh Khai - Hà Nội đã được báo chí rầm rộ đưa tin, giới kinh doanh thì xôn xao bàn tán. Nhiều người không tin nổi khi ông Đường tuyên bố dành 25.000m2 mặt sàn của TTTM trị giá 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp Việt Nam vào bán hàng miễn phí trong vòng 50 năm trong khi có tập đoàn đã trả 330 tỷ đồng cho 13.000m2 xây thô nhưng ông từ chối. Mặc dù ông Đường đã nói rõ mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có chỗ bán hàng để ủng hộ phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhưng còn rất nhiều lời đồn đại và hoài nghi không biết ông Đường muốn đánh bóng thương hiệu hay định làm chiêu trò gì?
Một năm trôi qua, 25.000m2 của TTTM đã lần lượt có doanh nghiệp vào đăng ký bán hàng hoàn toàn miễn phí thì người ta mới thực sự tin ông Đường đã nói thật làm thật. Tuy nhiên, đến nay TTTM mới chỉ được bao phủ 60% diện tích còn lại vẫn để trống. Theo ông Đường đây là một thực trạng nguy hiểm đối với sản xuất trong nước, tìm được các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa 100% của Việt Nam là rất khó. Khi V+ đi vào hoạt động, ông dự định năm 2016 sẽ nhân rộng mô hình ra 62 tỉnh thành trong cả nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương và tạo cơ hội cho người dân dễ dàng mua được hàng Việt Nam chất lượng cao với giá rẻ nhất. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn chưa triển khai được như dự định vì các đề xuất của ông gửi lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn chưa được lắng nghe, chia sẻ.
Không nản chí, ông vẫn quyết tâm theo đuổi việc làm chính đáng của mình. Ông Đường cho rằng, ngay như vừa qua, khi tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Đất nước này muốn phát triển phải nhờ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp chết thì đất nước sẽ chết theo. Doanh nghiệp trì trệ đình đốn, nợ xấu ngân hàng thì chết luôn, chết hết”. Theo ông, đây là vấn đề không phải một mình cá nhân có thể làm được mà phải cần sự hỗ trợ của hệ thống chính trị và của toàn dân.
Đúng như hãng thông tấn Reuters đã viết về ông: “Từ một cựu chiến binh nay đã trở thành một nhà tài phiệt, ông Nguyễn Hữu Đường là một người yêu nước mãnh liệt, bốn thập kỷ sau chiến tranh chống Mỹ, ông vẫn tiếp tục chiến đấu để bảo về đất nước của mình nhưng bây giờ là trên một phương diện khác” .
Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Đường |
Người thuyền trưởng tài ba
Tổng Giám đốc Nguyễn Hữu Đường vốn là một cựu chiến binh đã từng lăn lộn qua mưa bom bão đạn của chiến tranh. Khi về với đời thường ông luôn suy nghĩ: có những người hi sinh để dành độc lập thì những người may mắn được trở về như ông phải cống hiến hết sức mình để phát triển đất nước. Do đó, từ khi còn là một nhân viên vận chuyển bia cho nhà máy bia Hà Nội ông đã chịu khó tìm hiểu, học hỏi qui trình sản xuất bia để rồi bằng sự nhạy bén và sáng tạo của một người có tố chất làm kinh doanh, năm 1987 ông đã tự thành lập tổ hợp sản xuất bia và nước ngọt có ga, với 9 lao động toàn là anh em thương bệnh binh. Và cái tên “Đường bia” cũng gắn liền với ông từ đó.
Mặc dù công việc kinh doanh rất trôi chảy và thành công, thu lợi nhuận cao, anh em thương binh hết sức phấn khởi nhưng cũng thời điểm đó ông nhận ra rằng, các công ty bia ở Việt Nam rất bị động và phụ thuộc vào nguyên liệu là malt bia vì phải nhập từ nước ngoài chất lượng kém, giá thành lại cao. Người thuyền trưởng lại tiếp tục đưa ra quyết định sẽ thành lập nhà máy sản xuất malt bia đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Cũng không ít người cho rằng ông điên rồ, mạo hiểm nhưng với quyết tâm và niềm tin không có gì là không thể và nhà máy sản xuất malt bia đã ra đời ở khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh và một lần nữa con thuyền mang biểu tượng Hòa Bình lại tăng tốc. Không dừng lại ở lĩnh vực đồ uống, Hòa Bình tiếp tục lấn sân sang các lĩnh vực khác như xây dựng nhà máy cán thép không rỉ, xây dựng, bất động sản, khách sạn, nhà hàng, sản xuất bao bì… Trong đó, lĩnh vực bất động sản với những dự án tạo được uy tín của chủ đầu tư như: Dự án tháp đôi quốc tế Hòa Bình trên đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội, dự án Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai - Hà Nội...
Trung tâm thương mai V+ 505 Minh Khai - Hà Nội |
Trải qua 29 năm hoạt động, giờ đây Công ty TNHH Hòa Bình đã trở thành tập đoàn Hòa Bình với 4 công ty thành viên phát triển lớn mạnh, tổng tài sản khoảng 5 nghìn tỷ đồng, số lao động lên đến trên 2.000 người, doanh số tăng đều qua các năm, đóp góp ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đời sống anh em thương binh, người lao động ổn định. Chia sẻ về thành công, Tổng Giám đốc của Hòa Bình chỉ nói một câu ngắn gọn: “Trong kinh doanh muốn thành công thì phải coi trọng chữ tâm, chữ tín, trung thực, đàng hoàng thì mới có sự tín nhiệm, lòng tin từ đối tác và khách hàng thì công ty sẽ luôn vững mạnh.”
Hạnh phúc là được chia sẻ
Là người bước ra từ sự khốc liệt của khói lửa chiến tranh, hơn ai hết ông Nguyễn Hữu Đường hiểu và trân trọng giá trị cuộc sống. Trong sâu thẳm, ông luôn dành biết ơn sâu sắc đến các đồng đội đồng chí đã hy sinh cho sự bình yên của đất nước. Ông luôn tâm niệm: “Đời người chỉ sống có một lần thì phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận.Vì vậy chẳng có lý do gì để không làm thật nhiều việc nghĩa tình đối với đồng đội, sẵn sàng chia sẻ với những người khó khăn hơn mình. Bởi hạnh phúc đâu phải là nhận mà là sự cho đi”. Do đó, đối với ông, nghĩa tình đồng đội trước hết được thể hiện ngay tại trong công ty. Bên cạnh đón nhận nhiều thương binh, bệnh binh, đối tượng chính sách vào làm việc, đảm bảo thu nhập ổn định, Công ty còn có nhiều chính sách chăm lo đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ nâng cấp nhà, hỗ trợ cơm trưa, khuyễn khích động viên con em của thương binh có thành tích trong học tập...
Với tinh thần “uống nước nhớ nguồn” từ khi thành lập đến nay công ty đã dành nhiều tỷ đồng để tri ân với các anh hùng liệt sĩ như tặng xe máy cho nhà đón tiếp liệt sĩ ở Quảng Trị, cung tiến quả chuông 1,2 tấn đặt tại Đền thờ Bác Hồ ở Thái Nguyên, đúc tượng bác Hồ cung tiến vào Đền thờ các anh hùng liệt sĩ ở Thái Nguyên. Xây dựng 2 tháp chuông và cung tiến 2 quả chuông đặt tại hai nghĩa trang quốc gia là Đường 9 và Trường Sơn. Năm 2007 tổng giá trị tiền mặt công ty là việc nghĩa ở Quảng Trị là 7 tỷ đồng. Năm 2010, xây dựng 102 căn nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách ở Thủ đô Hà Nội trị giá hơn 9 tỷ đồng. Năm 2011 công ty cung tiến quả chuông nặng 1,2 tấn đặt tại nghĩa trang Quãng Ngãi. Năm 2014 công ty xây nhà trung tâm đón tiếp liệt sĩ tại Thành Cổ Quảng Trị trị giá 12 tỷ đồng. Ngoài ra công ty còn dành nhiều tỷ đồng cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, ủng hộ đồng bào bão lụt thiên tai…
Cần sự hỗ trợ của hệ thống chính trị và toàn dân
Làm thế nào để 250.000 doanh nghiệp Việt Nam có thể hồi sinh? Làm thế nào để tỉ lệ hộ nghèo Việt Nam giảm 90%? Làm thế nào để hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị của Việt Nam dành lại 80% thị phần trong nước? Làm thế nào để Việt Nam sẽ là quốc gia thu hút nhiều khách du lịch đứng trong TOP nhất, nhì khu vực Đông Nam Á? Làm thế nào để cuộc vận động: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đạt hiệu quả nhất? Đó là những câu hỏi nóng đặt ra trong văn bản mà ông Nguyễn Hữu Đường gửi tới Chủ tịch Quốc hội ngày 2/6/2015.
Trong đó có nêu rõ 2010 - 2014 nợ công bình quân tăng 20% mỗi năm. Trong 5 năm trở lại đây có 50% trong tổng số gần 500 doanh nghiệp hoạt động không phát sinh thuế, số doanh nghiệp giải thể quí I/2015 là 2.565. Việc Việt Nam gia nhập WTO, ngôi nhà chung ASEAN, Hiệp định TPP là cơ hội nhưng cũng có quá nhiều thách thức và sức ép đối với lực lượng doanh nghiệp còn ít ỏi và hoạt động cầm chừng thì việc ngừng hoạt động của các doanh nghiệp Việt sẽ tăng nhanh nếu không có biện pháp, chiến lược cụ thể. Sự bành trướng nhanh chóng của các nhà bán lẻ nước ngoài như BigC, Aeon, Metro, Lotte khiến ông Đường lo ngại nền sản xuất trong nước sẽ bị các nhà phân phối nước ngoài chi phối.
Với tinh thần tự tôn dân tộc và khát khao cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước, cách đây hơn một năm ông Đường đã có hành động rất cụ thể. Sự kiện trung tâm thương mại (TTTM) V+ ở 505 Minh Khai - Hà Nội đã được báo chí rầm rộ đưa tin, giới kinh doanh thì xôn xao bàn tán. Nhiều người không tin nổi khi ông Đường tuyên bố dành 25.000m2 mặt sàn của TTTM trị giá 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp Việt Nam vào bán hàng miễn phí trong vòng 50 năm trong khi có tập đoàn đã trả 330 tỷ đồng cho 13.000m2 xây thô nhưng ông từ chối. Mặc dù ông Đường đã nói rõ mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam có chỗ bán hàng để ủng hộ phong trào “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhưng còn rất nhiều lời đồn đại và hoài nghi không biết ông Đường muốn đánh bóng thương hiệu hay định làm chiêu trò gì?
Một năm trôi qua, 25.000m2 của TTTM đã lần lượt có doanh nghiệp vào đăng ký bán hàng hoàn toàn miễn phí thì người ta mới thực sự tin ông Đường đã nói thật làm thật. Tuy nhiên, đến nay TTTM mới chỉ được bao phủ 60% diện tích còn lại vẫn để trống. Theo ông Đường đây là một thực trạng nguy hiểm đối với sản xuất trong nước, tìm được các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa 100% của Việt Nam là rất khó. Khi V+ đi vào hoạt động, ông dự định năm 2016 sẽ nhân rộng mô hình ra 62 tỉnh thành trong cả nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương và tạo cơ hội cho người dân dễ dàng mua được hàng Việt Nam chất lượng cao với giá rẻ nhất. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn chưa triển khai được như dự định vì các đề xuất của ông gửi lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn chưa được lắng nghe, chia sẻ.
Không nản chí, ông vẫn quyết tâm theo đuổi việc làm chính đáng của mình. Ông Đường cho rằng, ngay như vừa qua, khi tiếp xúc với cử tri TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “Đất nước này muốn phát triển phải nhờ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp chết thì đất nước sẽ chết theo. Doanh nghiệp trì trệ đình đốn, nợ xấu ngân hàng thì chết luôn, chết hết”. Theo ông, đây là vấn đề không phải một mình cá nhân có thể làm được mà phải cần sự hỗ trợ của hệ thống chính trị và của toàn dân.
Đúng như hãng thông tấn Reuters đã viết về ông: “Từ một cựu chiến binh nay đã trở thành một nhà tài phiệt, ông Nguyễn Hữu Đường là một người yêu nước mãnh liệt, bốn thập kỷ sau chiến tranh chống Mỹ, ông vẫn tiếp tục chiến đấu để bảo về đất nước của mình nhưng bây giờ là trên một phương diện khác” .
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Thanh Hải