Cánh tay 3D mang hi vọng cho người khuyết tật nghèo
Bioniks Pakistan là một doanh nghiệp xã hội, được đồng thành lập bởi kỹ sư Anas Niaz với mục tiêu giúp người khuyết tật nghèo thay đổi cuộc sống. Các thiết kế của Bioniks hướng tới việc mang lại cho người dùng sự chuyển động khéo léo và thao tác dễ dàng hơn chứ không quá chú trọng về mặt thẩm mỹ. Do đó, thiết bị này không quá bắt mắt y như cánh tay thật nhưng nhấn mạnh kỹ thuật phần mềm được cấu hình bên trong, có khả năng tạo ra nguồn mở để cho phép người dùng lẫn các nhà phát triển tinh chỉnh và thử nghiệm với thiết bị.
Những phát minh cánh tay robot phục vụ người yếu thế (Ảnh: ANTV)
Theo anh Anas Niaz - người đồng sáng lập công ty Bioniks: Cánh tay bionic này đã ra đời và được sử dụng nhiều ở các nước phương tây, nhưng giá thành quá cao, và không phù hợp với người dân ở Pakistan. Do đó chúng tôi đã điều chỉnh thiết kế một chút, để sản phẩm có mức giá phù hợp với người dân nơi đây. Ngoài ra chúng tôi cũng kêu gọi các nhà tài trợ, để hỗ trợ cho những người khuyết tật nghèo, cơ hội sở hữu cánh tay giả.
Cánh tay robot giá rẻ mang hi vọng cho người khuyết tật (Ảnh: ANTV)
Đến nay, dự án đã giúp 21 người khuyết tật ở Gaza đã nhận được tay "thông minh", và 40 người khác trong danh sách chờ. Trong khi đó, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế thống kê ít nhất 1.600 người trong số hơn 2 triệu dân của Gaza bị cụt chi .
Kể từ năm 2014, Qatar đã chi hơn 1 tỷ USD cho các dự án xây dựng và cứu trợ ở Gaza. Nếu không có sự hỗ trợ này, mỗi người dân muốn sở hữu bộ phận giả thông minh, phải chi trả một khoản tiền lên tới 20.000 USD.
Tại Việt Nam, cánh tay robot Vulcan được thực hiện bởi Vulcan Augmetics - một doanh nghiệp xã hội chuyên phát triển, sản xuất các mô đun (phần có thể tháo lắp, thay đổi) chân tay cho người khuyết tật xã hội chuyên phát triển, sản xuất các mô đun (phần có thể tháo lắp, thay đổi) chân tay cho người khuyết tật.
Trong tương lai, Vulcan Augmetics kỳ vọng với công nghệ đang phát triển, người khuyết tật sẽ không còn “yếu thế”, mà trở thành những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để “nâng cấp” cơ thể con người. “Chúng tôi sẽ có giải pháp thiết bị để bổ trợ cơ thể chúng ta sống cuộc đời năng động, tự tin và trọn vẹn nhất”, nhà sáng lập Trịnh Khánh Hạ chia sẻ.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.