Chàng trai khổ sở với bàn tay như rễ cây, ai nhìn cũng sợ
Abul Bajandar là một người đàn ông 31 tuổi bình thường đến từ Bangladesh. Năm 2016, anh nổi tiếng tìan cầu vì căn bệnh kì lạ. Anh được chẩn đoán mắc bệnh epidermodysplasia verruciformis - một loại bệnh di truyền rất hiếm gặp gây ra nhiều mụn cóc trên người.
Trong thời gian đầu, khi thấy các mụn cóc này mọc trên tay, anh Bajandar nghĩ nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình. Tuy nhiên, các mụn cóc cứ phát triển lớn dần, phủ cả hai bàn tay và chân, nặng gần 5 kg.
Với đôi bàn tay bàn chân đặc biệt như vậy, rõ ràng là anh Abul đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Việc ăn uống sinh hoạt bình thường anh cũng cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân chứ chưa nói đến chuyện làm việc bình thường.
Năm 2017, nhờ sự đưa tin của truyền thông, Abul Bajandar đã có cơ hội được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành tìm đến hỗ trợ điều trị. Người đàn ông được thực hiện các ca phẫu thuật miễn phí, cắt bỏ dần "cành cây" trên tay chân. Sau hơn 10 cuộc phẫu thuật, đôi tay Abul đã được trả về trạng thái như người bình thường.
Ngỡ tưởng đã thoát khỏi căn bệnh oái ăm, đến năm 2019, bệnh tình của "người cây" lại tái phát và thậm chí còn trở nặng hơn. Anh gần như trở thành người khuyết tật và còn bị cơn đau trên tay, chân hành hạ mỗi ngày. Thậm chí, Abul đã cầu xin các bác sĩ hãy cắt bỏ hẳn đôi tay của mình đi. Đến gia đình của "người cây" cùng đồng tình với ý kiến này vì họ đã chứng kiến cảnh anh vật lộn và khổ sở đến thế nào.
Thế nhưng, người đàn ông này lại tiếp tục trải qua những ngày tháng liên miên trên bàn mổ. Sau đợt tái phát này, tay chân của Abul Bajandar đã được cắt hết "cành cây". Tuy nhiên, các bác sĩ đến hiện tại vẫn chưa thể an tâm hoàn toàn. Họ vẫn lo sợ một ngày, căn bệnh lại một lần nữa tái phát và Abul sẽ phải vật lộn mãi với nó cả đời.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.