Chàng trai tự kỷ 7 tuổi biết nói, 20 tuổi biết đi chợ nấu ăn được mẹ "trả lương"

2022-04-06 19:27:20 0 Bình luận

Chị Trương Vân Anh (48 tuổi, ngụ tại Thanh Xuân, Hà Nội) vốn là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội.  Năm nay, con chị - trẻ tự kỷ Vũ Duy Quang vừa bước sang tuổi 20.
Bà mẹ chia sẻ, khi Quang 24 tháng tuổi, bác sĩ chẩn đoán con mắc bệnh tự kỷ dạng thoái lui (một trong những dạng rất nặng của tự kỷ). Vợ chồng chị đã phải làm quần quật kiếm khoản chi không nhỏ để can thiệp cho con trong nhiều năm.

Có thời gian chị suy sụp, tủi thân khi không hiểu tại sao con lại mang bệnh như vậy. 5 tuổi, Quang bắt đầu học nhai cơm, đi bộ, nhìn, nghe, nói. 7 tuổi, Quang mới nói được từ đơn – "cơm, nước, bố, mẹ". 10 tuổi, Quang vào học lớp 1 và biết nói từ phức – "ăn cơm, uống nước, bố ơi!, mẹ ơi!". Quang chỉ hiểu 2 từ "có" và "không".

Năm 16 tuổi, Quang tốt nghiệp tiểu học. Thấy con không có khả năng học tiếp, chị quyết định nghỉ việc để toàn tâm toàn ý chăm sóc và can thiệp cho con, dạy con kỹ năng sống độc lập.

Chị Vân Anh bắt đầu mở gian bếp  online tại nhà chuyên bán thực phẩm sạch, cũng thông qua việc này chị dạy con cách đi chợ, nấu cơm, chế biến món ăn.

Cậu có thể phụ mẹ nấu nướng (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Việc đi chợ với Quang là cả một hành trình gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn của hai mẹ con. Ban đầu chị chỉ giao đủ tiền cho con mua một món – ghi một dòng vào tờ giấy – mua gì, của ai.

Nửa năm sau, tờ giấy đó thêm một dòng tương ứng với món nữa, nhưng lần này con học thêm việc nhận tiền thừa. Việc học này kéo dài tới 10 năm, giờ đây chị Vân Anh giao cho Quang toàn quyền lo việc đi chợ. "Mua hai món thì con nhớ được, nếu mua 5 món con sẽ chủ động ghi vào giấy", chị Vân Anh chia sẻ.

Việc nấu ăn cũng vậy, ban đầu chị ghi cách nấu ra giấy, sau đó xóa dần để Quang nhớ. Giờ đây nếu quên, Quang không hỏi mẹ nữa mà tự dùng điện thoại hay laptop tra cứu trên internet.

Chứng kiến sự tiến bộ con, chị Vân Anh không giấu nổi niềm xúc động: "Tôi đi làm về đã thấy con nấu cho mình bữa cơm ngon. Đó hạnh phúc của tôi, nó đơn giản lắm!".

Không chỉ đảm nhận việc đi chợ, Quang còn là trợ lý đắc lực của mẹ trong bếp. Cũng như mọi người đi làm công ăn lương, Quang có số tài khoản, được trả "lương" định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Lần đầu tiên được "lĩnh lương", Quang sung sướng lắm, đó là cách chị Vân Anh dạy cảm xúc cho con.

Chàng trai 20 tuổi nhận nhưngx đồng tiền lương đầu tiên (Ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị)

Trước kia, Quang không biết các mệnh giá tiền, giờ đây em đã biết. Khi đi xem phim Quang biết dùng tiền tiết kiệm của mình mua vé, còn việc gia đình em chỉ dùng tiền của mẹ.

Đó cũng là kế hoạch thiết kế một tương lai sống độc lập cho con mà chị Vân Anh đã dày công chuẩn bị suốt những năm qua, sau khi thử nhiều phương án khác nhau. Với lượng khách có sẵn và đang ngày càng tăng của bếp, chị sẽ đưa con về quê học cách sống độc lập giữa tình yêu thương của ông bà, họ hàng, làng xóm.

Vợ chồng chị sẽ dạy con cách trồng rau, nuôi gà, trồng hoa và làm những món ngon từ nông sản sạch. Đây cũng là nguồn cung thực phẩm và tiếp nối cho bếp ăn, nhưng không đặt nặng thu nhập, chỉ cần Quang có việc làm và thu nhập đủ đong gạo.

"Nếu một ngày nào đó, bố mẹ không còn nữa thì đã có người thân giúp Quang. Mưa gió, bão bùng chỉ cần cô chú và các em chạy sang xem Quang thế nào là ổn. Mỗi tháng, Vinh (em trai Quang) sẽ về thăm anh đôi ba lần, anh cần gì em sẽ lo", chị Vân Anh chia sẻ.

Cùng với đó, hai vợ chồng chị đã làm sổ tiết kiệm cho Quang, mỗi năm gửi vào một ít, về sau mỗi tháng Quang rút khoản lãi nhỏ chi tiêu hàng ngày.

Ngoài việc con có thể sống tự lập, nhiều lần chị cũng mong mỏi con có người yêu, lập gia đình. "Nhưng đấy chỉ là ước ao của người mẹ có con trưởng thành và thành đạt như bao người. Còn trong sâu thẳm bản thân tôi – mẹ của chàng trai đặc biệt, chưa bao giờ nghĩ đến việc con có gia đình riêng.

Tôi không thể đặt gánh nặng lên vai một cô gái tốt, càng không thể chăm nom bế bồng cả con lẫn cháu cho một thế hệ nữa. Như vậy là không có trách nhiệm với cháu của mình, đứa trẻ sinh ra đã phải gánh một trọng trách: Chăm sóc bố mẹ mình", chị Vân Anh tâm sự.

Vào tháng 1/2019, Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số). Trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ em sinh ra.

Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Phát triển Cộng đồng Our Story cho biết, trẻ tự kỷ có thể tự nuôi sống bản thân – kể cả sau khi bố mẹ qua đời, nếu được hỗ trợ can thiệp kỹ năng, hướng nghiệp, đào tạo nghề ngay từ sớm.

Với nhận thức của xã hội ngày một gia tăng về người tự kỷ, ở Việt Nam đã xuất hiện một số đơn vị lĩnh vực thời trang, công nghệ sử dụng lao động là người tự kỷ. Tuy số lượng còn ít, nhưng đã mở ra cơ hội việc làm trong tương lai đối với người tự kỷ – khi được hỗ trợ, can thiệp hiệu quả.

"Hiện nay, Hàn Quốc và Đức có những công ty sử dụng lao động – trong đó có người tự kỷ ở các bộ phận khác nhau. Đa phần số lao động này sẽ chiếm khoảng 10%, có đơn vị lên tới 20%", bà Nguyễn Thị Thu thông tin.

Dưới góc độ y tế, bác sĩ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng - Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho rằng, "can thiệp sớm là bước đầu tiên, định hình giai đoạn sau của trẻ tự kỷ". Bởi khác với gian đoạn trước, việc phát hiện, can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ ngày nay thuận lợi hơn rất nhiều. Do đó, khi em bé sinh ra cần ưu tiên khám sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Trong giai đoạn sớm, nếu phát hiện kịp thời và can thiệp bước đầu sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ thần kinh rất lớn. Đây sẽ là bước nền, giúp việc can thiệp, điều trị cho giai đoạn sau của trẻ tự kỷ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...