Chập cháy điện - nguyên nhân và cách khắc phục

2016-02-24 22:59:54 0 Bình luận
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy nổ với lý do chập cháy điện, chúng ta cần hiểu rõ về vấn đề này để có biện pháp xử lý rủi ro cũng như cách phòng tránh cho bản thân gia đình khỏi những tai nạn, thiệt hại về người và của không đáng có.


Ảnh minh hoạ

Thực trạng về vấn đề an toàn điện ngày nay: 

Thực trạng công trình điện, các thiết bị điện ngày nay còn nhiều bất cập. Hệ thống mạng điện gia đình, công trình điện công cộng còn tổ chức và giám sát sơ sài, mạng điện rắc rối có khả năng gây ra hiện tượng cháy chập điện là rất lớn. Thế giới ngày càng phát triển, đặc biệt là những thiết bị điện ngày càng được đổi mới sáng tạo hơn với công suất lớn hơn. Điều này cũng gây khó khăn không nhỏ trong quá trình bảo quản công trình điện. Chính những yếu tố như trên đã gây ra những vụ cháy nổ lớn gây hỏa hoạn thiệt hại tính mạng con người và tài sản.


Thực trạng về vấn đề sử dụng nguyên vật liệu cho việc sản xuất vật liệu truyền tải điện năng, thiết bị ổ cắm phích cắm. Do lợi ích cá nhân chạy theo lợi nhuận kinh tế. Con người ngày càng vì đồng tiền mà coi thường đến tính mạng của người khác. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng như các loại dây điện, ổ cắm , phích cắm,... vẫn được lưu hành bày bán rộng rãi.


Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh chập cháy điện:


1. Chập mạch: thường xảy ra ở đoạn dây dẫn hở, hiện tượng này xảy ra khi các pha chập vào nhau hoặc dây pha chạm đất,  khiến cho điện trở dây dẫn tăng lên đột ngột làm cháy dây dẫn sinh ra lửa điện và làm hủy hoại các thiết bị điện.


Nguyên nhân gây chập mạch:

- Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.

- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.

- Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định

- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ

Biện pháp phòng tránh:

- Dây điện trần sử dụng ở bên ngoài nhà có khoảng cách xa nhau tầm 0.25 m.

- Các mối nối vào thiết bị phải chắc chắn không hở không chạm vào nhau. Nối vào mạch ở 2 đầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.

- Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

 

2. Quá tải điện năng: nguyên nhân bắt nguồn từ những thiết bị điện với công suất lớn mà hệ thống mạng điện của gia đình bạn chưa khoa học, không có ổn áp hỗ trợ.


Biện pháp phòng tránh: 

- Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.

- Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.

- Đối với những ổ cắm thường sử dụng những thiệt bị điện có công suất lớn bạn nên đặt gần đó một chiếc cầu chì và dùng aptomat cho đường dây điện chính.


3. Các mối nối không chặt chẽ: Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề. Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện).


Biện pháp phòng tránh:

- Vặn chặt các mối nối dây dẫn

- Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn

- Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn

- Không để ghỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.

- Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có thương hiệu chất lượng, chất liệu làm ổ cắm phải là loại nhựa cách điện, chịu nhiệt tốt, không dễ bắt lửa, không bị chảy trong quá trình sử dụng, loại ổ cắm với phích cắm phải tương thích với nhau. Khi cắm bạn nên cắm dứt khoát, cắm sâu không nên để hở mối nối.


4. Cháy do sự dẫn nhiệt của vật liệu tiêu thụ: Nguyên nhân chính là do vật tiêu thụ điện trong quá trình sử dụng lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng tỏa nhiệt, và chính sự tỏa nhiệt này sẽ gây hiện tượng cháy nổ điện, tùy theo thời gian tiêu thụ và công suất của vật tiêu thụ.


Biện pháp phòng tránh: 

- Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa.

- Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.

- Không dùng vật liệu cháy được để che chắn nơi có nguồn nhiệt.

- Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.


5. Cháy do phóng sét: Đường dây điện không nên mắc qua hay vắt lên những khu vực cây to, cây càng to càng dễ bắt sét.


Biện pháp phòng tránh:

- Làm thu lôi chống sét.

- Khi có giông sét chúng ta không đứng dưới cây cao, công trình cao không có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao trên bãi trống.


6. Cháy do tĩnh điện: Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, giữa vật cách điện với vật dẫn điện do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) khi bơm rót, hoặc va đập của các chất lỏng với kim loại hay khi nghiền nát các hạt nhỏ rắn cách điện


Biện pháp phòng tránh: Tiếp đất cho các máy móc thiết bị, các bể chứa, bồn chứa, ống dẫn xăng dầu.


7. Cháy do hồ quang điện: Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí. Sức nóng của hồ quang điện rất lớn thể đến 60000C. Hồ quang điện thường thấy khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện...


Biện pháp phòng tránh: Dùng cầu dao dầu, máy biến thế dầu, ...


Biện pháp xử lý sự cố cháy nổ: 

Trước hết việc đầu tiên bạn cần làm khi sự cố cháy nổ điện xảy ra  là cúp cầu giao tổng, ngắt điện truyền tải cho ngôi nhà, sau đó sử dụng bình cứu hỏa chuyên dụng để dập tắt đám lửa, lời khuyên cho bạn là không nên dùng nước để dập vì nước dẫn điện rất nguy hiểm có thể gây ra những tình huống xấu hơn. Sau đó gọi điện cho nhân viên cứu hỏa đến hỗ trợ dập tắt khói lửa.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...