Cháu bà nội tội bà ngoại

2016-05-11 09:00:41 0 Bình luận
Có lúc thấy bà ốm mệt vẫn phải cố dậy lo cho con cháu, ông bực mình lớn tiếng về nhà chồng mà ở. Về được mấy hôm, chúng nó lại dắt díu nhau quay trở lại nhờ vả mẹ...

- Câu lạc bộ dưỡng sinh tổ chức đi lễ các chùa miền Bắc đấy. Lần này, bà tham gia nhé, mỗi người đóng 3 triệu đồng, đi trong một tuần.

Nghe bà bạn trong câu lạc bộ nói, bà Hạnh ngần ngừ.

- Để tôi tính đã nhé, tháng này cái Thảo nhà tôi sinh con. Nếu bà thông gia sắp xếp để trông mẹ con nó thì tôi tham gia, còn không chắc tôi không đi đâu.

- Con gái sinh con đã có gia đình chồng lo, sao bà cứ ôm đồm thế. Con đầu cháu sớm, chắc gì người ta để cho bà chăm sóc.

Bà Hạnh cũng hi vọng thế nhưng chẳng nói trước được vì sợ lại giống như hồi con gái đầu của bà sinh con. Nó cũng sinh “con đầu cháu sớm”. Vậy mà ngay tháng đầu tiên, bà thông gia bảo cho về bên ngoại ở cữ vì tâm lý con gái bao giờ cũng muốn mẹ đẻ chăm sóc. Bấy giờ nghĩ đón mẹ con nó về chăm sóc cũng tiện cả đôi bề, bà đồng ý. Chăm con, chăm cháu, bà chẳng nề hà, nhưng hơi buồn vì sự ỷ lại của nhà thông gia. Hơn một tháng con gái bà ở cữ, nhà chồng chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm con cháu lấy lệ. Còn lại, bà phải lo tất cho mẹ con nó từ ăn uống đến các khoản bỉm, sữa. Con rể công tác xa, thương vợ thương con cũng chỉ biết gọi điện thoại hỏi thăm hàng ngày. Lương nó thấp, tiền gửi về cho vợ con chẳng được mấy. Con gái bà học xong ra trường chưa kịp xin việc làm ổn định đã vội cưới chồng, rồi chửa đẻ luôn nên cũng chẳng có tiền. Do đó, bà gần như phải vừa chăm vừa nuôi cho con gái và cháu ngoại.

Đến tháng thứ ba, mẹ chồng mới đánh tiếng xin phép đón con dâu và cháu nội về. Bà nghĩ giờ đến lúc bên đó lo cho con cháu họ nhưng được mấy hôm con gái lại gọi điện về thỏ thẻ xin mẹ ít tiền. Nó than thở chưa đi làm nên không có tiền tiêu, lương chồng gửi về mẹ chồng đều giữ hết bảo để mua thức ăn hàng ngày cho hai mẹ con. Mỗi lần cần mua bỉm sữa cho con, nó phải xin mẹ chồng. Ban đầu, mẹ chồng còn vui vẻ đưa cho, sau thì bóng gió bảo chẳng biết phải nuôi dâu ăn bám đến bao giờ.

Vậy là, bà đành phải giảm bớt chi tiêu trong nhà để có tiền gửi cho con gái. Ông bà về hưu, lương hàng tháng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Chút tiền gửi tiết kiệm phòng khi vợ chồng ốm đau cũng bị bà bớt xén dần dần để đỡ đần cho con. Mỗi lần ông than thở chuyện con gái lớn lấy chồng rồi mà vẫn không tự lo nổi thân còn dựa dẫm vào bố mẹ, bà lại động viên bảo giờ nó khó khăn còn sau này sẽ khác.

Ngày gả con gái thứ hai, ông bà vui mừng vì gia đình thông gia khấm khá. Với lại, con gái ông bà cũng đã có công việc ổn định, thu nhập khá nên về kinh tế không phải lo. Bà dự định, nếu nó sinh sẽ cố gắng sắp xếp sang với con một tuần đầu rồi về với ông. Ai ngờ cũng giống như đứa trước, bà thông gia ngọt nhạt bảo mẹ con nó sinh xong sẽ nhờ ông bà ngoại chăm sóc trong thời gian ở cữ. Bà nội sức yếu không lo được cho con dâu và cháu nội. Cô con gái cũng muốn được mẹ chăm sóc giống như chị gái. Vậy là cả vợ chồng, con cái chúng nó dọn về ngoại ở. Chuyến đi lễ Phật với câu lạc bộ dưỡng sinh của bà bị hủy bỏ.

Lần này chăm sóc con gái thứ ở cữ, bà không phải bỏ tiền ra lo từ đầu đến cuối như con gái đầu. Vợ chồng con gái thứ đưa tiền chi tiêu hàng ngày cho bà thoải mái. Khổ nỗi, chúng nó xem việc đưa tiền cho bà là xong nhiệm vụ còn lại tất cả là mẹ phải lo. Rể của bà là con một, từ nhỏ đến lớn đều được phục vụ tận răng nên giờ nó chẳng biết làm gì. Hàng ngày đi làm về là nó lên phòng chơi với vợ con, chẳng đỡ đần cho bố mẹ vợ. Ngay cả chuyện giặt giũ, ăn uống, bà cũng phải “phục vụ” nó. Cả ngày bà vật lộn lo cơm nước cho con gái, tắm rửa, giặt giũ cho cháu ngoại. Đêm, bà tưởng được nghỉ ngơi nhưng rồi vẫn phải lục đục trở dậy vì cháu khóc mà con gái không dỗ được, còn con rể ngủ chẳng biết gì.

Ngày nghỉ, con rể về nhà đèo bố mẹ sang thăm cháu nội. Ông bà thông gia sang nhìn cháu được chăm sóc chỉn chu, rối rít cảm ơn ông bà ngoại. Trong khi thông gia ngồi chơi với cháu, bà lại cặm cụi chợ búa nấu nướng phục vụ khách. Bà trở thành giúp việc của con cháu từ lúc nào không hay.

Thỉnh thoảng mệt mỏi quá, bà kêu ông bóp chân tay hộ, miệng than thở chẳng biết lúc nào mới hết “nợ” con cháu. Ông thương vợ nhưng chẳng biết làm thế nào. Có lúc thấy bà ốm mệt vẫn phải cố dậy lo cho con cháu, ông bực mình lớn tiếng về nhà chồng mà ở. Về được mấy hôm, chúng nó lại dắt díu nhau quay trở lại nhờ vả mẹ. Hết thời gian ở cữ, thậm chí là đầy năm, chúng nó mới đưa nhau về bên nhà chồng. Nhưng bà cũng chưa được yên thân, thỉnh thoảng cháu ốm đau, bà nội lại gọi điện sang nhờ vả bà ngoại sang chăm cháu vài hôm. Bà lại khăn gói sang chăm cháu. Mỗi lần xong nhiệm vụ trở về, bà đuối sức, mệt mỏi than “cháu bà nội, tội bà ngoại”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...