Chồng mới chăm nuôi chồng cũ của vợ bị liệt tứ chi suốt 8 năm

2021-06-21 07:59:04 0 Bình luận
Trong một lần tai nạn giao thông, chấn thương sọ não chồng cũ của chị Tiền bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, do không có người thân nên chị đã cùng chồng mới đưa về nhà chăm sóc và câu chuyện được nhiều người đồng cảm, ngưỡng mộ.

Chị Nguyễn Thị Bích Tiền (34 tuổi) kể, năm 19 tuổi, chị kết hôn cùng với anh Nguyễn Văn Bé Hai (43 tuổi) và có với nhau một bé trai.

Hai người sinh sống ở TP Châu Đốc. Cuộc sống mưu sinh khó khăn, vợ chồng cãi nhau triền miên chuyện “cơm áo gạo tiền”, nên sau 5 năm chung sống, chị Tiền và anh Bé Hai ly hôn.

Chị Tiền bên cạnh người chồng cũ và chồng mới, 3 người sống vui vẻ, chan hòa.

Hôn nhân tan vỡ, chị Tiền rời quê đến Sóc Trăng mưu sinh. Còn anh Bé Hai cùng con trai ở lại trên mảnh đất nhà vợ.

Ở Sóc Trăng, chị Tiền gặp anh Nguyễn Văn Kiên (31 tuổi) - người quê ở Kiên Giang, cũng tha phương mưu sinh bằng nghề thợ hàn. Khi đó, anh Kiên và chị Tiền sống cùng dãy trọ. Qua nhiều lần chào hỏi, hai người trở nên dần thân quen.

Một lần chị Tiền bị sốt phải nhập viện cấp cứu, anh Kiên bỏ việc để vào bệnh viện chăm sóc cho người phụ nữ này. Từ đó, hai người dành cho nhau tình cảm đặc biệt. 8 năm trước, trong ngày sinh nhật chị Tiền, anh Kiên chuẩn bị cặp nhẫn cưới rồi cầu hôn người phụ nữ mình thương. 

Thấy được tình cảm thật lòng của anh, chị Tiền gật đầu đồng ý. Hai người đến chính quyền đăng ký kết hôn, về chung sống một nhà.

Cưới nhau được vài hôm, trong một đêm mưa gió, chị Tiền nhận được tin người thân ở quê báo anh Bé Hai bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, đang cấp cứu trong bệnh viện ở An Giang.

Nghĩ cảnh chồng cũ vốn mồ côi cha mẹ, nay gặp nạn không ai chăm sóc, chưa kể khi phẫu thuật không có người thân để ký giấy tờ nên chị Tiền nói với anh Kiên về quê vài hôm để thăm anh Bé Hai. Anh Kiên gật đồng ý ngay.

“Lúc đó, tôi nói với anh Kiên, dù đã ly hôn với chồng cũ, cả hai không còn tình cảm với nhau, song không thể bỏ anh ấy trong hoàn cảnh khó khăn như thế. Nghe tôi nói, anh Kiên gật đồng ý và cùng tôi đội mưa, bắt xe khách về An Giang”, chị Tiền kể lại.

Trong bệnh viện, ban ngày chị Tiền chăm sóc anh Bé Hai, đêm anh Kiên vào thay vợ chăm sóc chồng cũ của vợ từ ăn uống, tắm rửa đến thuốc men… không một lời than vãn. Nhiều người hỏi về mối quan hệ của hai người, anh Kiên đáp: “Anh ruột tôi đó”.

Anh Bé Hai xuất viện, nhưng bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, mắt hỏng một bên. Cũng vì vậy mà 8 năm qua mọi việc tắm giặt, cơm nước cho Bé Hai đa phần do Kiên đảm nhận.

“Lúc đầu, thấy vợ chăm sóc anh Bé Hai cực khổ quá nên tôi đỡ đần. Dần dần chăm sóc anh ấy tôi xem như chăm anh ruột của mình”, anh Kiên vừa đút cơm cho anh Bé Hai ăn, vừa nói.

Trong lúc đút cơm cho chồng cũ của vợ ăn, anh Kiên lâu lâu lại nhắc: “Ăn từ từ thôi ông, coi chừng mắc nghẹn đó, uống nước không?”.

8 năm qua, hằng ngày, anh Kiên đều chăm sóc anh Bé Hai như anh ruột của mình.

Dù chỉ nằm một chỗ nhưng anh Bé Hai vẫn tỉnh táo, nói chuyện bình thường. Anh nói với chị Tiền, không biết lý do gì mà Kiên lại tốt với mình đến thế.

“Anh Bé Hai nói, Kiên tốt với anh ấy như anh em ruột. Nếu không có anh Kiên, chưa chắc anh ấy sống tới giờ”, chị Tiền chia sẻ.

Do phải chăm anh Bé Hai, vợ chồng chị Tiền không thể đi làm ăn xa. Chị Tiền trước đây phụ chồng bằng nghề bán vé số, nay bụng bầu sắp sinh nên ở nhà làm việc lặt vặt và chăm sóc hai con trai, một đứa lớn 14 tuổi con chồng cũ, đứa 5 tuổi con chồng mới. Còn anh Kiên đi làm thợ hồ, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ít người xây nhà, anh chuyển sang buôn bán rau và trái cây. 

“Trước tôi chạy xe chở rau cải đi bán nhưng ế quá nên giờ chuyển sang buôn bán trái cây, chủ yếu là chôm chôm. Ngày nào bán lãi nhiều nhất được khoảng 280.000 đồng, tiền đó đủ để trang trải mua gạo, thịt, mắm, muối và mua tã cho anh Bé Hai”, Kiên nói.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Giang (chị ruột của chị Tiền) cho biết: “Lúc Tiền với Kiên quyết định đưa Bé Hai về chăm sóc, gia đình ai cũng lo lắng, sợ "một bà hai ông" khó sống được với nhau. Đến giờ thấy ba người vẫn vui vẻ, đầm ấm gia đình ai cũng thương". 

Ông Trần Giang Sơn, Trưởng ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Tế xác nhận, chị Tiền và anh Kiên có quan hệ vợ chồng hợp pháp. Còn anh Bé Hai, về mặt pháp luật không có quan hệ với vợ chồng chị Tiền.

"Vợ chồng chị Tiền, anh Kiên đưa anh Bé Hai về nuôi chỉ giống như một hành động cưu mang. Suốt 8 năm qua, kể từ khi 3 người cùng chuyển về sống ở ấp, vẫn luôn hòa thuận, vui vẻ.

Ở ấp, mọi người thương hoàn cảnh, quý gia đình chị Tiền nên những khi có quà hay có đồ gì đều đem cho", ông Sơn nói.

Anh Kiên chia sẻ, vừa qua một số mạnh thường quân biết đến hoàn cảnh "một bà hai ông" nên  ủng hộ họ tiền tu sửa nhà mới khang trang hơn, có phòng vệ sinh và bếp khép kín. Nhờ đó, anh Bé Hai cũng có giường mới. 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...