Chủ động để ứng phó

2020-03-24 09:54:15 0 Bình luận
Với những gì diễn ra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đang cho thấy tác động của biến đổi khí hậu có thể đến nhanh hơn và nghiêm trọng hơn những gì ta tưởng.

Không cần phải đợi đến cuối thế kỷ, người dân ĐBSCL hiện đã phải đối mặt với đủ thứ rủi ro. Đó là hệ quả của tác động từ những biểu hiện của các yếu tố cực đoan như: Nhiệt độ tăng cao, hạn hán khốc liệt, xâm nhập mặn, triều cường và sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra thường xuyên hơn, gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh, thành khu vực này.

Các yếu tố cực đoan của BĐKH đã làm gia tăng, tạo áp lực lớn đến vựa lúa của vùng ĐBSCL. Thực tế hơn 20 năm qua cho thấy, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những yếu tố cực đoan do BĐKH gây ra. Tại ĐBSCL, các giải pháp tái định cư dân vùng lũ vào các cụm tuyến dân cư đã được thực hiện từ khá sớm - từ năm 1996. Sau năm 2000, giải pháp bắt đầu chuyển dần sang những phương án sống chung với lũ.

Nhưng, dường như các chính sách, kế hoạch ứng phó BĐKH tại ĐBSCL trong thời gian qua vẫn thiên về ứng phó với vấn đề thừa nước và tái định cư tại chỗ, chứ chưa có các định hướng mang tính chiến lược và phương án cụ thể để ứng phó với hạn hán và nguy cơ di dân ồ ạt từ nông thôn lên các đô thị lớn để tìm kiếm việc làm và sinh kế thay thế.

Làn sóng di cư mới sẽ tạo áp lực lên cả nơi đi lẫn nơi đến. Ở nơi đi, việc di dân ồ ạt của nhóm dân cư trẻ và có sức lao động sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt lao động và gây khó khăn càng lớn hơn cho việc phục hồi sản xuất ở những vùng bị hạn hán, ngập mặn. Ở nơi đến, cơ hội việc làm không đủ cho lao động phổ thông. Các dịch vụ như y tế, giáo dục, an sinh xã hội chưa được chuẩn bị để tiếp nhận một lượng lớn dân di cư. Hậu quả là nhóm di cư sẽ trở thành nhóm dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đô thị, ít được bảo vệ, tiền lương được trả không tương xứng với sức lao động, khó tiếp cận các dịch vụ nhà ở xã hội nên sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm và không được chăm sóc sức khỏe tốt khi ốm đau vì không có bảo hiểm y tế…

Thực ra, những cảnh báo về tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được các nhà khoa học đưa ra từ gần 20 năm trước, theo đó Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do BĐKH.

Theo kịch bản phát thải cao, cuối thế kỷ XXI, toàn dải ven biển Việt Nam có nước biển dâng trong khoảng từ 57 - 73cm, khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang là nơi có mực nước biển tăng nhiều nhất - đến 105cm. Việt Nam có thể mất đến 2,5 triệu héc-ta đất và 10 triệu dân buộc phải di cư. Một phần lớn diện tích của ĐBSCL sẽ bị mất do ngập nước và xâm nhập mặn.

Rất nhiều người từng cho rằng những con số nêu trên chỉ có ý nghĩa tham khảo và cho dù biến đổi khí hậu có hiện hữu đi nữa thì hậu quả cũng không nghiêm trọng đến như thế và rằng chúng ta còn nhiều thời gian từ đây cho đến tận cuối thế kỷ để xử lý những hậu quả này từng bước một.

Thế nhưng, ngay trong những ngày tháng này, ĐBSCL đã điêu đứng bởi hạn và xâm mặn. Ngay với nguồn nước ngầm ở vùng ĐBSCL cũng cạn kiệt và ô nhiễm. Bởi lẽ, chỉ với 3 tỉnh là Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau người dân và doanh nghiệp đã khoan hơn 291.000 giếng để lấy nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản

Nguồn nước ở ĐBSCL ngày càng suy kiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực. Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái vốn chiếm số đông ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị mất sinh kế, mất việc làm, mất thu nhập. Và rất có thể, một bộ phận sẽ bị buộc phải trở thành dân tỵ nạn môi trường - những người buộc phải di cư kiếm sống do không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình.

Nguy cơ ấy, chúng ta cần nhìn sớm để không giật mình và có kế sách ứng phó khi nó xảy ra.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...