Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh mới

2019-12-24 09:39:29 0 Bình luận
Khép lại năm 2019, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều thách thức và biến động bất thường, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng từ 6,8% - 6,9% trong năm 2019 - là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Đóng góp vào những thành quả trên không thể không kể đến vai trò của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lí.

Chủ động, linh hoạt điều hành CSTT

Bất chấp những khó khăn thách thức từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt gần mức 7%, dự báo cả năm có thể cao hơn mức 6,8%, ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển cao. Tỷ giá được duy trì ổn định, lạm phát và lãi suất được điều hành hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.  NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành CSTT, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lí, qua đó thu được những kết quả tích cực.

Mục tiêu, lạm phát trung bình ở mức 2,57%, ổn định kinh tế vĩ mô được củng cố, động lực tăng trưởng được duy trì bên cạnh những thành công đầy khích lệ trong việc triển khai chương trình cải cách các lĩnh vực kinh tế quan trọng - đánh dấu mấy năm liên tiếp điều hành CSTT của NHNN đã góp phần quan trọng vào thành công trong việc điều hành lạm phát do Chính phủ và Quốc hội giao.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi họp báo

NHNH đã điều hành chủ động, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm góp phần kiểm soát tiền tệ, ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ ổn định tỉ giá. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và diễn biến lạm phát, NHNN điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường, giữ mặt bằng lãi suất tương đối ổn định để tạo điều kiện đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều chỉnh giảm 0,2-0,5%/năm lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng; Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,0%/năm xuống 0,8%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường; Điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với 5 lĩnh vực ưu tiên; Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,5%/năm xuống 7,0%/năm.

Các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng tăng phù hợp với mục tiêu, cơ cấu tín dụng theo đồng tiền diễn biến phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, chuyển dần từ quan hệ gửi-vay sang quan hệ mua-bán ngoại tệ, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên tăng cao hơn tín dụng chung và tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro có xu hướng tăng chậm lại. Chỉ đạo các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng  quy mô tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Đẩy mạnh giải ngân vốn đối với các chương trình tín dụng, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đối với thị trường ngoại hối, dù có nhiều áp lực từ thị trường quốc tế nhưng NHNN đã điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường vàng trong nước và quốc tế để có các giải pháp can thiệp bình ổn thị trường khi cần thiết.

Bên cạnh việc duy trì ổn định vĩ mô công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu trong năm 2019 cũng đã được triển khai tích cực. NHNN đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành. Đến nay 18 ngân hàng đã tuân thủ tiêu chuẩn Basel II, sớm hơn thời hạn quy định. Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức thấp, kỷ cương kỷ luật trong hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng. Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5% trong năm 2019 theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Về xử lý nợ xấu nội bảng, đến nay tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9%. Toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 98,66 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng, trong đó: (1) Khách hàng trả nợ: 33,68 nghìn tỷ đồng; (2) Sử dụng dự phòng rủi ro: 47,84 nghìn tỷ đông; (3) Bán phát mại tài sản bảo đảm: 2,96 nghìn tỷ đông; (4) Bán nợ: 11,22 nghìn tỷ đồng; (5) Hình thức khác: 2,96 nghìn tỷ đồng. Về kết quả xử lỷ nợ xấu được xác định theo Nghị quyết sổ 42/2017/QH14: Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 9/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được khoảng 247,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42; trong đó: (1) xử lý nợ xấu nội bảng là 144,9 nghìn tỷ đồng; (2) xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 50,0 nghìn tỷ đồng; (3) xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 52,1 nghìn tỷ đồng. Việc triển khai Basel II tiếp tục được tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn. Đến nay, NHNN đã chấp thuận cho 18 NHTM áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN trước thời hạn hiệu lực (01/01/2020).

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thanh toán và phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, tố chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ tích cực, chủ động và nghiêm túc tổ chức triển khai áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN của NHNN; Đầu tư nâng cấp, trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đảm bảo phục vụ quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ vận hành thông suốt và an toàn; Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong sử dụng thẻ và trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro cho giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; tiếp nhận các khiếu nại (nếu có), thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật... Để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện hơn đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, đáp ứng thực tiễn phát triển dịch vụ trung gian thaph toán (TGTT) của thị trường và phục vụ nhu cầu quản lý, giám sát hoạt động TGTT, NHNN đã ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư  39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ TGTT. Trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về: (1) Dịch vụ ví điện tử (thông tin, hồ sơ đãng ký mở ví điện tử, cách gửi hồ sơ, biện pháp xác thực thông tin, việc liên kết ví với tài khoản thanh toán...); đặc biệt, Thông tư quy định tổng hạn mức giao dịch qua các ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tối đa là 100 triệu đồng/tháng; (2) Vai trò, trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ tiền gửi thanh toán, ngân hàng và các bên liên quan; (3) Thực hiện hoạt động giám sát, làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến việc giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT; công cụ giám sát, thông tin, báo cáo đối với các tổ chức cung ứng từng dịch vụ TGTT; (4) Dịch vụ bù trừ điện tử nhăm tạo cơ sở pháp lý cho việc triên khai hệ thống thanh toán bù trừ tự động các giao dịch bán lẻ tại Việt Nam. Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Trung tâm xử lý giao dịch thanh toán quốc gia của Liên bang Nga (NSPK) đã hoàn thành kết nối kỹ thuật hệ thống thanh toán thẻ nội địa và ký kết Thỏa thuận hợp tác. Đồng thời, NAPAS và NSPK thống nhất triển khai chấp nhận thanh toán thẻ nội địa mang thương hiệu quốc gia của Liên bang Nga - thẻ chip MIR tại Việt Nam. BIDV và VRB sẽ là hai ngân hàng đầu tiên trong hệ thống NAPAS tham gia cung cấp dịch vụ cho phép các chủ thẻ chip MIR có thể thực hiện thanh toán tại mạng lưới POS của BIDV và rút tiền mặt tại mạng lưới ATM của VRB tại Việt Nam. NHNN đang hoàn thiện báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile-money).

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, theo báo cáo về Môi trường kinh doanh 2020 được Nhóm Ngân hàng Thế giới công bố ngàỵ 24/10/2019, chỉ sổ tiếp cận tín dụng, tăng 5 điểm và tăng 7 bậc, đứng thứ 25/190 nền kinh tế (vượt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP là tăng ít nhất 1 bậc trong năm 2019), đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Brunei). Trong đó, chỉ số chiều sâu thông tin tín dụng của Việt Nam đạt điểm tối đa 8/8 điểm. Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam là một điểm sáng, thể hiện sự quyết tâm của NHNN trong việc chỉ đạo các TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng công bằng, minh bạch.

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh đã dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị “Triển khai công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin ngành Ngân hàng”.

Định hướng kế hoạch năm 2020

Trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, cũng như các nhiệm vụ nêu tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018) và Chương trình hành động của ngành ngân hàng (Quyết định 34/QĐ-NHNN ngày 7/1/2019), định hướng kế hoạch công tác điều hành CSTT của NHNN trong năm 2020 như sau: (1) Trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng như độ phát triển của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng gia tăng, NHNN cần nghiên cứu xây dựng và hiện đại hóa công tác điều hành CSTT theo hướng áp dụng khung khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt với trọng tâm chính của quá trình cải cách là chuyển từ điều hành theo mục tiêu khối lượng sang mục tiêu giá (lãi suất). Với cách thức điều hành này, NHNN có thể thiết lập mục tiêu lạm phát linh hoạt trong ngắn hạn, giảm thiểu áp lực chính trị, qua đó củng cố uy tín và độ tin cậy, cũng như cho phép NHNN đạt được mục tiêu kép, bao gồm ổn định giá cả và tăng trưởng, việc làm. (2) Thiết lập thể chế pháp lý quy định tại Luật NHNN các nội dung nhằm thực thi khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu; (3) Quy định rõ nhiệm vụ của NHNN trong việc đạt được mục tiêu CSTT tại Luật NHNN theo hướng tiếp tục chỉ rõ mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững;  (4) Để theo đuổi khung khổ CSTT lạm phát mục tiêu linh hoạt, minh bạch NHNN cần hướng tới thực thi CSTT thông qua lãi suất ngắn hạn nhằm làm giảm biến động của lãi suất thị trường, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và tăng cường khả năng truyền tải tác động CSTT đến nền kinh tế; (5) Tăng cường tính độc lập cho NHNN trong điều hành CSTT và chú trọng công tác truyền thông CSTT. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ; chuyển dần từ điều hành CSTT theo khối lượng sang chủ yếu điều hành theo giá, sử dụng các công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất khi điều kiện cho phép. Đồng thời, để có thể định hướng cho lãi suất thị trường liên ngân hàng và các lãi suất khác trên thị trường, NHNN có thể cân nhắc việc hình thành hành lang lãi suất trần- sàn, trong đó lãi suất nghiệp vụ thị trường mở là lãi suất chủ đạo khi thực thi CSTT theo khung khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt. Ngoài ra, xem xét bổ sung và điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc như là một công cụ trong điều hành CSTT để điều tiết thanh khoản, tiền tệ. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và các cân đối vĩ mô nền kinh tế, mục tiêu CSTT. Tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, điều hành tỷ giá với mức độ linh hoạt cao hơn, bám sát diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế để ứng phó trước sự biến động khó lường của thị trường trong nước và quốc tế. Điều hành chính sách tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dụng; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, chuyển quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa TCTD với khách hàng sang quan hệ mua bán ngoại tệ để đảm bảo thanh khoản giữa ngoại tệ và tăng dự trữ ngoại hối; giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.

NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, bảo đảm sự phối hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương nhằm tạo sự đồng bộ, nhất quán giữa CSTT với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...