Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2020-04-09 10:56:01 0 Bình luận
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là hệ thống những quan điểm, quan niệm, ý thức, tư tưởng, tình cảm dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh tình yêu, lòng trung thành của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc Việt Nam, được biểu hiện ở tinh thần và hành động bảo vệ lợi ích quốc gia, phấn đấu xây dựng thành công CNXH, CNCS vì mục tiêu giải phóng con người.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là giá trị cao đẹp, bền vững của dân tộc được hình thành, phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, trở thành chuẩn mực cao nhất định hướng suy nghĩ, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng, cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự trường tồn và phát triển của đất nước.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nguồn sức mạnh thường trực trong lòng dân tộc ta. Nhưng sức mạnh ấy phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh thức, hiện thực hóa nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đảo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến” [1]. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, bất cứ tiềm năng tinh thần dù to lớn bao nhiêu nếu muốn biến thành sức mạnh vật, chất đều cẩn phải được thường xuyên khơi dậy, bồi đắp chuyển hóa thành các hành động cụ thể, thành các phong trào xã hội thiết thực; nếu không nó sẽ bị xói mòn, tàn lụi, phai mờ, mất đi giá trị. Vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi món vũ khí tinh thẩn ấy.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại hiện nay không đối lập mà kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống lên tầm cao mới, chất lượng mới. Đó là chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, “Đòi hỏi phải gắn liền một lòng yêu Tổ quốc với yêu chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa” [2].
Trong mỗi thời đại, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có những đặc trưng khác nhau. Trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Lòng yêu nước thiết tha trên cơ sở lập trường chính trị của giai cấp công nhân. Khi giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng, một giai cấp có khả năng nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, đưa dân tộc tiến lên thì cũng đồng thời làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang hệ tư tưởng mới, tiên tiến nhất của thời đại, hệ tư tưởng cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Giai cấp công nhân trở thành đại biểu chân chính cho dân tộc, đại biểu quyền lợi cho dân tộc và cho nhân dân lao động. Lợi ích của giai cấp công nhân gắn chặt và thống nhất với lợi ích nhân dân lao động, lợi ích của dân tộc.
Tinh thần vươn lên rửa cái nhục nghèo nàn, lạc hậu, thua kém nước khác. Yêu nước gắn với yêu đồng bào là phấn đấu phát triển kinh tế vì lợi ích cộng đồng, quốc gia. Nếu như độc lập tự do là khát vọng cháy bỏng mà các thế hệ cha anh đã từng xả thân phấn đấu thực hiện, thì khát vọng đưa nước ta phát triển và vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, cần được thổi bùng trong các thế hệ hôm nay. Cần nhận thức sâu sắc rằng, dân tộc ta một dân tộc cần cù, thông minh, dũng cảm, đã từng đánh thắng những tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới, nhất định không cam chịu là một nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Những gì mà các nước tiên tiến trên thế giới đã làm được trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ… nhất định chúng ta cũng sẽ làm được. Đây không chỉ là niềm tin, lòng tự tôn dân tộc mà còn là lương tâm, trách nhiệm của thế hệ đi sau đối với các thế hệ đi trước. 
Yêu nước trong điều kiện hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của mỗi người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, gia đình, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào cũng phải nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đối với doanh nghiệp đó không chỉ là những hành động như nộp nghĩa vụ thuế, làm công tác từ thiện… mà còn phải là đặt lợi ích của người tiêu dùng làm mục tiêu phát triển; đồng thời, đặt mình trong guồng máy chung của nền kinh tế đất nước, tạo thương hiệu quốc gia, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, thử thách, vận hội với đất nước. Đối với nhân dân, đó là tình làng, nghĩa xóm, lối sống nhân nghĩa, ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong nước... Đối với đội ngũ cán bộ, công chức đó là ý thức trách nhiệm với công việc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc... Yêu nước là thực hiện tốt mọi nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, phấn đấu từng bước vươn lên theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Noi theo những cá nhân, tập thể “anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, những biểu hiện tiêu biểu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay. 
Trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ (cách mạng công nghiệp 4.0) hiện nay, mỗi người dân đất Việt cần thể hiện lòng yêu nước của mình bằng hành động mạnh dạn trên trận tuyến kinh tế và tri thức, khoa học và công nghệ; phát huy tính năng động, nhạy bén và sáng tạo, đi tắt đón đầu trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; hạ giá thành sản phẩm, xây dựng nên những thương hiệu Việt có sức cạnh tranh cao trên trường quốc tế; biến Việt Nam thành “quốc gia khởi nghiệp” và sáng tạo.
Chủ nghĩa yêu nước ngày nay là nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tương lai tươi sáng của đất nước, tiền đồ của dân tộc, tránh tâm lý tự ti, bi quan, dao động. Tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tự giác tham gia, ủng hộ, bày tỏ thái độ tích cực với sự phát triển chung của phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, chống khủng bố, phong trào vì hòa bình và tiến bộ xã hội trong khu vực và trên toàn thế giới. 
Thực hiện hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước phải luôn giữ vững sự độc lập tự chủ, khắc phục thái độ thụ động, ỷ lại. Yêu nước trong điều kiện hiện nay phải gắn liền với việc nêu cao ý thức độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường; tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, rất cần nguồn lực trong nước, sức mạnh nội lực bên trong… Hội nhập với thế giới để tiến lên nhưng không hòa tan, không đánh mất bản sắc của dân tộc mình. Nếu như chủ nghĩa yêu nước đã giúp dân tộc ta đứng vững, vươn lên qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc, hơn 100 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, thì hiện tại cũng chính chủ nghĩa yêu nước ở một tầm cao mới là nền tảng để dân tộc ta vững bước trên con đường hội nhập. Yêu nước là giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; xây dựng và phát huy lòng tự hào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. 
Chủ nghĩa yêu nước hiện nay là tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ trì trệ trong tư duy suy nghĩ và cách làm. Đặc biệt, yêu nước hiện nay phải là dũng cảm đấu tranh chống các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã hội, bảo vệ sự trong sạch của bộ máy Đảng Nhà Nước. 
Chủ nghĩa yêu nước ngày nay là nêu cao ý thức bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhận thức sâu sắc về “đối tác” và “đối tượng”, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa”, đòi “phi chính trị hóa ” lực lượng vũ trang; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ bản sắc văn hóa, nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược - xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 
Đứng trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, trong đó có tình hình tranh chấp trên Biển Đông, yêu cầu chung là phải thể hiện chủ nghĩa yêu nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia dân tộc, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, bảo vệ môi trường hòa bình và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại hiện nay là sự hoà quyện, giải quyết hài hoà các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải quyết hài hoà giữa lợi ích cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội. Sự kết hợp này được biểu hiện thông qua từng con người, từng tổ chức và cả cộng đồng dân tộc. 
Ngay từ khi mới bước chân ra nước ngoài, hòa mình vào phong trào công nhân và phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao tinh thần quốc tế chân chính: 
                                      “Rằng đây bốn biển một nhà,
                                   Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em” 
(Nhật ký chìm tàu).
Dù thế giới ngày nay đã có nhiều thay đổi, chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại như một hệ thống thế giới, song đặc trưng này vẫn không thay đổi, bởi nếu đã từ bỏ chủ nghĩa quốc tế cao cả và trong sáng, thì chẳng những không còn là người cách mạng chân chính mà cũng không xứng đáng được coi là một dân tộc văn minh trong thế giới hội nhập, cùng phát triển hiện nay.
Như vậy, trong giai đoạn mới của cách mạng, trực tiếp là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã mang nhiều đặc trưng, nội dung và hình thức thể hiện đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cho dù ở góc độ và phương thức thể hiện như thế nào thì cái cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vẫn không thay đổi, đó là: làm tất cả những gì có thể để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho quê huơng, đất nước trong đó có bản thân và gia đình của mỗi người.

Tài liệu tham khảo:

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 2011. t.7, tr. 38-39.

[2] [Trần Xuân Trường (1981), Mấy vấn đề về chủ nghĩa yêu nước XHCN ở Việt Nam, Nxb. QĐND, Hà Nội, 1981, tr. 60.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...