Chủ tịch Quốc hội: Bổ sung quy định thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã

2023-03-17 09:44:51 0 Bình luận

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Tiếp tục phiên họp thứ 21, chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Như Báo điện tử Đầu tư đã thông tin, ngay từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội dự án luật này tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho rằng, rất cần thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã, ông đề nghị lần sửa đổi Luật Hợp tác xã này, nên nghiên cứu kỹ hơn để có quy định cụ thể hơn về vấn đề đó.

Ở dự thảo luật đã tiếp thu ý kiến đại biểu, điều 81 quy định: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ thì được góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Phát biểu tại phiên họp chiều 16/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu bổ sung một điều về thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã.  "Vấn đề này vướng lắm, tôi cũng nói mấy lần rồi", ông Huệ nhấn mạnh và nêu rõ, thực tế kể cả thế giới và Việt Nam thì doanh nghiệp không chuyển đổi thành hợp tác xã nhưng thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã đã có nhiều mà sắp tới nhu cầu rất lớn.

Theo gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, nếu khó quá thì dự thảo có thể nghiên cứu đưa ra những vấn đề mang tính nguyên tắc chung và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết để không để có khoảng trống pháp luật trong vấn đề này.

Nhận xét chung, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Ban soạn thảo hết sức nỗ lực, cố gắng và so với luật cũ thì tiến bộ nhiều lắm, nhưng một số quy định cốt lõi thì cần cụ thể hơn trong luật mới đảm bảo tính khả thi.

Góp ý cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội cũng đang rất vướng là tiếp cận vốn và bảo hiểm, dù đây là chính sách cần thiết với hợp tác xã.

Về chính sách tiếp cận vốn, Chủ tịch Quốc hội gợi ý nên chăng trong luật này quy định hẳn là các ngân hàng thương mại cho các chủ thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay vốn tín dụng thương mại theo quy định pháp luật hiện hành trên cơ sở xem xét, đánh giá năng lực tài chính và hiệu quả dự án sản xuất, kinh doanh, kể cả về năng lực tài chính và hiệu quả của dự án.

Hai nữa là hợp tác xã và tổ hợp tác...được sử dụng giá trị tài sản hình thành từ quỹ chung mang tên riêng để đảm bảo an toàn cho số vốn cần vay. Chính sách hiện hành nói là vay 500 triệu đồng không phải thế chấp nhưng thực chất không vay được, ngân hàng bao giờ cũng lo rủi ro nên phải có tài sản đảm bảo, ông Huệ phát biểu.

Nhấn mạnh quy định tại điều 26 là tiến bộ rất lớn, khi quy định về hỗ trợ đầu tư tài sản kết cấu hạ tầng, sau đó, hợp tác xã được dùng tài sản kết cấu hạ tầng này làm tài sản thế chấp để vay vốn, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cho rằng  cần rà soát theo hướng không phải tất cả các tài sản ở điều 26 đều được dùng để thế chấp mà quy định một số tài sản.

Bây giờ doanh nghiệp đói vốn lắm, muốn vay không vay được, nói là cho tín chấp nhưng cũng không vay được, vì không ai chịu rủi ro thay cho ngân hàng được, Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận.

Báo cáo cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay, dự thảo cơ bản đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất rất cao, giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra với Liên minh Hợp tác xã, đối tác, chủ thể liên quan.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp.

"Về việc thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã như Chủ tịch Quốc hội nói, chúng tôi sẽ cùng cơ quan thẩm tra cụ thể hóa hơn hoặc tách ra thành một điều riêng, việc đó hoàn toàn có thể làm được", Bộ trưởng khẳng định.

Với các gợi ý của Chủ tịch Quốc hội về tiếp cận vốn, về thế chấp tài sản, về bảo hiểm... Bộ trưởng cho hay Ban soạn thảo sẽ rà soát lại để làm rõ hơn, cụ thể hơn, đảm bảo tính khả thi.

Liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, có ý kiến đề nghị không nên quy định chuyển nhượng phần vốn góp này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc tham gia, rút ra, chuyển nhượng là quyền của các thành viên, nếu chỉ vì sợ việc này làm méo mó bản chất của hợp tác xã nên không cho chuyển nhượng thì có lẽ là cũng không ổn.

"Có thể vẫn cho phép nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động quy định trong điều lệ là phải đúng tôn chỉ, bản chất của hợp tác xã. Nếu cả 2 bên bán và mua đều đồng ý chuyển nhượng mà vẫn đảm bảo tôn chỉ đó, vẫn đảm bảo mục tiêu đó thì không có lý do gì ta lại không cho, sẽ làm hạn chế quyền tự do, tính linh hoạt cũng như nguyên tắc mở của Liên minh Hợp tác xã quốc tế. Chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép dự thảo ghi theo nguyên tắc chung, còn chi tiết thì sẽ quy định trong điều lệ", Bộ trưởng nói.

Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2022). 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00

Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ tại Bắc Giang

Ngày 10/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn tại tỉnh Bắc Giang. Sau khi kiểm tra, tại trụ sở Thị ủy Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến kết nối với một số điểm cầu về công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai, khắc phục hậu quả bão số 3, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, an toàn, đời sống Nhân dân trên địa bàn các tỉnh.
2024-09-10 23:07:11

Tỉnh miền Trung phát động ủng hộ đồng bào phía Bắc khắc phục bão, lũ

Chiều 10/9, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
2024-09-10 16:25:00
Đang tải...