Chương trình phổ thông mới không phải là “ván đã đóng thuyền”

2018-08-09 20:07:05 0 Bình luận
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trong cuộc gặp với các chuyên gia, nhà khoa học, ngày 9/8, có sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chương trình đổi mới lần này phải mang tính mở, khơi dậy sáng tạo, tự chủ của địa phương, nhà trường, giáo viên và thường xuyên được cập nhật. Ảnh: VGP/Đình Nam


Theo Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, chuẩn bị đến thời điểm Bộ GD&ĐT phải công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Chương trình). Đây là trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là một khâu rất quan trọng trong đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT cần thực hiện thận trọng, tiếp thu, giải trình đầy đủ các luồng ý kiến.

Vì vậy, dù đã sắp đến thời điểm công bố song vẫn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan tổ chức, cá nhân… tiếp tục có đóng góp tâm huyết và mong muốn được gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

“Đổi mới là quá trình cọ xát rất nhiều luồng ý kiến và không thể làm hài lòng hết tất cả nhưng Bộ GD&ĐT phải tiếp thu một cách cầu thị, theo sát các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Chương trình phải kế thừa những thành tựu phát triển trước đây, không sao chép nguyên xi mô hình bên ngoài mà phải đúng xu thế quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Trên tinh thần như vậy, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận về một số vấn đề lớn về cách tiếp cận, mục tiêu Chương trình hướng tới; thời lượng học tập để giảm tải cho học sinh; vấn đề dạy học tích hợp; định hướng bồi dưỡng, đào tạo giáo viên…

Mở và cập nhật liên tục

Qua kinh nghiệm tham gia vào hai lần xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, PGS.TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đánh giá Chương trình lần này mang tính mở thể hiện ở chương trình khung, chương trình địa phương, kế hoạch giáo dục của từng trường.

Lần đầu tiên Chương trình xác định mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh và giải quyết mong muốn này bằng những giải pháp cụ thể từ dạy, học, đánh giá, xây dựng môi trường học tập.

“Những tranh luận, góp ý cho một chương trình giáo dục phổ thông không bao giờ hết. Vì vậy, quá trình tồn tại và triển khai Chương trình cần điều chỉnh, bổ sung, phát triển chứ không phải ban hành xong mà ngưng lại, đóng kín mà luôn thể hiện tính mở”, PGS.TS Trần Kiều nêu ý kiến và nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia.

TS. Lê Thống Nhất lấy ví dụ đã có những giáo trình, chương trình, phương pháp đào tạo đã được thử nghiệm hiệu quả ở Việt Nam nhưng quy định quá cứng nhắc, phải lấy ý kiến từ Bộ đến sở rồi xuống trường. Vì vậy, Chương trình cũng cần quy định “quyền hạn” của địa phương, nhà trường khi đưa chương trình mới vào giảng dạy.

Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển mong muốn Chương trình đề cao hơn nữa tính tự chủ của giáo viên, nhà trường, địa phương.

Qua ý kiến các chuyên gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT cần tiếp thu và khi công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phải làm rõ với 2 nguyên tắc lớn.

Thứ nhất, Chương trình đổi mới lần này mang tính mở, khơi dậy sáng tạo, tự chủ của địa phương, nhà trường, giáo viên và thường xuyên được cập nhật.

Thứ hai là sau khi công bố Chương trình, khi triển khai biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập bên dưới cần phát động đồng thời phong trào giáo viên biên soạn bài giảng theo Chương trình mới. Đồng thời, hình thành mạng lưới các chuyên gia, nhà khoa học và Ban Phát triển Chương trình để tiếp tục góp ý, điều chỉnh, bổ sung.


Ảnh: VGP/Đình Nam


Tích hợp ở mức nào?

Đây là câu chuyện được nhiều chuyên gia thảo luận sau khi GS.TS Nguyễn Lân Dũng bày tỏ lo ngại về mục tiêu dạy tích hợp một số môn trong Chương trình (ở bậc tiểu học và THCS), nhất là khó đào tạo kịp đội ngũ giáo viên.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết dạy tích hợp được đặt vấn đề ngay từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2002. Tuy nhiên, sau đó phải gác lại vì một trong những lo ngại là không kịp đào tạo giáo viên. “Đến nay sau 16 năm việc đào tạo giáo viên dạy tích hợp vẫn chưa có gì”, ông Hiển nói.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nêu thực tế với sự xuất hiện của nhiều khoa học liên ngành mới nếu vẫn dạy đơn môn thì khó xây dựng tư duy tổng hợp, sáng tạo cho học sinh. Nhưng với thực tiễn Việt Nam cần cân nhắc mức độ. “Cái khó là cách dạy, học, đánh giá học sinh nhưng không có nghĩa không làm được. Vấn đề là thay đổi nhận thức của thầy cô giáo. Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đang nỗ lực xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp”, ông Minh nói.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Trần Kiều, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tích hợp là một xu thế phải theo. Tất nhiên trong điều kiện của Việt Nam thì cần xem xét mức độ tích hợp đến đâu. Trong đó cần hết sức lưu ý đến đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ… để phục vụ hiệu quả cho dạy tích hợp.

“Dạy tích hợp đến mức độ nào thì chúng ta cần tính toán cho phù hợp với điều kiện của từng trường, từng địa phương nhưng nếu không làm thì không thể tiến tới được mục tiêu cao hơn”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Minh Hiển nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị Ban Phát triển Chương trình xem xét, cân nhắc hai phương pháp dạy “tích hợp” và “tổ hợp” trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Theo đó, phương pháp dạy tổ hợp thì từng môn vẫn do từng giáo viên giảng dạy, còn phần chuyên đề chung sẽ sử dụng kiến thức liên môn, được phân công cụ thể cho mỗi giáo viên.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết sau khi tiếp thu, hoàn thiện, tinh thần dạy tích hợp, tổ hợp sẽ được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếp đến là chương trình các môn học cụ thể, sách giáo khoa, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chưa có ai khẳng định các trường sư phạm không đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo từng môn chuyên biệt.

Giảm tải không phải là cắt bỏ kiến thức máy móc

Thảo luận sâu về yêu cầu giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, các chuyên gia cho rằng cần đánh giá đầy đủ, toàn diện vấn đề này, không thể thực hiện máy móc, cực đoan.

Theo NGND Trần Tiến Dũng, Hiệu trưởng THCS-THPT Thăng Long, tình trạng quá tải chương trình học hiện nay có nguyên nhân sâu xa là không đủ thời gian dạy. “Trường nào không dạy 2 buổi thì rất vất vả với chương trình học hiện nay. Vì vậy, việc thực hiện Chương trình cần linh hoạt, nơi nào có điều kiện thì học theo chuẩn, nơi không có điều kiện thì phải học thêm thứ Bảy chứ không vì yêu cầu giảm tải mà cắt xén tuỳ tiện, cực đoan”, ông Dũng bày tỏ.

Một số chuyên gia bổ sung nguyên nhân quá tải của chương trình phổ thông hiện nay là đang “thừa cái không cần, thiếu cái cần, phương pháp dạy học mang tính nhồi nhét, cơ sở vật chất không đủ…”.

Do đó, việc cắt giảm kiến thức để giảm tải cần xem xét thận trọng để lựa chọn được những khối kiến thức cần thiết, bổ ích chứ không thể “học ít đi mà lại giỏi hơn”. Chưa kể để được các nước công nhận bằng cấp tương đương thì khối lượng kiến thức, hiểu biết chung của học sinh Việt Nam cần ngang bằng với học sinh các nước khác.

Về lâu dài phải bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, thay đổi phương pháp giảng dạy, đánh giá… thì mới tạo hứng thú cho học sinh. Bên cạnh đó phải làm sao để giáo viên không bị “quản quá chặt theo khuôn mẫu”.

Cám ơn ý kiến đóng góp của các chuyên gia, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là công việc trọng tâm của ngành, có công sức của tập thể các nhà khoa học, chuyên gia từ 5-6 năm nay. Chương trình đã tiếp thu hàng ngàn ý kiến từ các địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên, nhân dân…

“Những vấn đề chưa thực sự yên tâm thì chúng tôi tiếp tục tiếp thu, không né tránh để hoàn thiện Chương trình nhưng cũng cần tính đến lộ trình theo nghị quyết của Quốc hội. Các công việc tiếp theo như biên soạn sách giáo khoa, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị cơ sở vật chất… đang được Bộ chỉ đạo thực hiện song song chứ không chờ xong Chương trình mới triển khai tiếp. Trong quá trình này chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe các ý kiến tâm huyết”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý lãnh đạo Bộ GD&ĐT, bên cạnh việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất theo lộ trình, Bộ GD&ĐT phải làm tốt công tác tư tưởng cho thầy cô giáo. Đồng thời chú trọng hoạt động thông tin, tuyên truyền. Tiếp tục tiếp nhận ý kiến của chuyên gia, đặc biệt là các hội chuyên ngành về lịch sử, sinh học, toán học, văn học… cho đến trước thời điểm công bố để phân loại mức nào tiếp thu, mức nào giải trình, phân tích lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hội CCB huyện Trực Ninh xứng danh truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”

Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam (6-12-1989 – 6-12-2024) Hội CCB huyện Trực Ninh (Nam Định) tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu” gắn với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2024, xứng danh truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
2024-11-28 09:06:07

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Những bất cập trong chính sách cho nhà giáo

Ngày 26/11, Bộ GD&ĐT phối hợp với UNESCO tổ chức hội thảo tham vấn về khung chính sách và pháp lí cho nhà giáo. Các chuyên gia có được cái nhìn tổng quan về vai trò của nhà giáo ngày nay.
2024-11-27 12:34:28

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01
Đang tải...