Chuyện tình vợ chồng khuyết tật: Hành trình mang tên “hạnh phúc”

2017-11-01 14:03:58 0 Bình luận
Dù tật nguyền nhưng họ lại là hai mảnh ghép vừa khít. Họ vượt qua được rào cản của gia đình để đến bên nhau, nắm tay nhau viết tiếp hành trình mang tên “hạnh phúc”.
hiều người thường nói anh chị là “nồi nào úp vung nấy”, bởi cả hai cùng khuyết tật, cùng dũng cảm vượt lên mặc cảm, rào cản của gia đình để đến với nhau.

Nhớ lại những ngày tháng đấu tranh cho hạnh phúc, chị Trần Thị Ngọc Hiếu (SN 1984, Đồng Nai) không giấu nổi sự xúc động: “Với tôi, đó là những ngày tháng cực khổ nhất, tôi phải tự đấu tranh với gia đình và chính bản thân mình để gìn giữ hạnh phúc”.

Trò chuyện với PV báo điện tử Người Đưa Tin, chị Hiếu kể, năm lên 3 tuổi sau một cơn sốt, hai chân chị bị teo lại, không thể di chuyển được. Tay phải của chị cũng không thể cầm nắm được một đồ vật quá lâu. Đến tuổi đi học, bố mẹ chị sợ con mình sẽ bị bạn bè chế giễu nên định cho chị ở nhà, nhưng chị vẫn nhất quyết đòi đi học.

“Chiều lòng con, bố mẹ cho tôi đi học nhưng phải có người đưa đi đón về, ngồi canh tôi hàng giờ vì sợ ai đó sẽ trêu tôi. Quãng thời gian đó cực kỳ khó khăn, vất vả đối với gia đình tôi. Khi học xong cấp 3, tôi có ý định thi vào sư phạm nhưng không được. Tôi đành ở nhà làm cô nuôi dạy trẻ. Ban đầu, nhiều gia đình cũng lo ngại, không biết một người khuyết tật, không thể đi lại được thì chăm trẻ bằng cách nào. Nhưng, tôi lại được bọn trẻ rất yêu mến và nghe lời. 10 đứa trẻ luôn bám lấy tôi mỗi ngày”, chị Hiếu tâm sự.

Gia đình của hạnh phúc của chị Hiếu.

Dù thế, trông trẻ là công việc khá vất vả, với một người khuyết tật như chị Hiếu thì khó khăn, vất vả lại tăng gấp bội. Vì thế, sau một thời gian, chị quyết định lên Sài Gòn để học làm tranh đá quý. Sợ bố mẹ ngăn cản nên chị đã giấu gia đình, rồi tự bắt xe ôm từ Đồng Nai lên Sài Gòn học.

Những ngày đầu, chị Hiếu gặp không ít khó khăn. Học làm tranh đá quý phải làm bằng tay là chủ yếu nhưng tay phải của chị Hiếu quá yếu, thường xuyên bị làm rơi đồ.

“Tôi cảm thấy bất lực về bản thân mình lắm, nhưng vẫn cố xin bên trung tâm cho làm thêm 1 tháng. Hàng ngày tôi ngồi luyện từng tí một và cuối cùng cái tay nó đã chịu nghe lời mình. Được nhận vào trung tâm, cũng từ đó tôi quen với chàng trai của đời mình. Anh Vũ (SN 1983) cũng là học viên trong trung tâm nhưng anh kém may mắn hơn tôi khi không có gia đình và từ nhỏ phải sống trong cô nhi viện. Tôi càng thương anh hơn, khi nghe những tâm sự của anh về cuộc sống”, chị Hiếu kể.
Tình yêu giữa hai người cứ lớn dần từng ngày. Dù thế, họ vấp phải rào cản từ gia đình.

Chị Hiếu bật khóc: “Khi nhìn thấy anh Vũ, bố mẹ tôi đã khóc. Họ sợ rằng, tôi yêu và lấy một người khuyết tật thì cuộc sống chúng tôi sẽ ra sao? Tôi thương anh Vũ nhiều, nhưng vì bố mẹ phản đối kịch liệt nên tôi đã chủ động chia tay.

Còn anh Vũ không đồng ý, anh nói rằng: “Thôi thì mình cứ “nồi nào úp vung nấy” rồi cả hai sẽ bù trừ cho nhau”. Vậy là tôi cũng không thể buông được. Anh lặn lội quãng đường hơn 40km đến nhà thuyết phục ba mẹ tôi. Chúng tôi cũng nằng nặc bằng mọi giá không thể sống thiếu nhau và quyết tâm thuyết phục gia đình bằng đủ mọi cách”.

Và rồi, sau 5 năm quen biết, yêu nhau, cuối năm 2015, một đám cưới đơn giản nhưng chứa chan hạnh phúc đã diễn ra.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...