Cô bé người H’Mông trèo đèo, lội suối 20km thi THPT quốc gia
2019-06-27 09:01:42
0 Bình luận
Vóc dáng bé nhỏ nhưng mỗi ngày Sùng Thị Sao (17 tuổi) dân tộc H’Mông vẫn băng rừng vượt chặng đường dài 20km toàn đá tai mèo sắc nhọn để đi học. Đường khó, xe ô tô không đi vào được, nhà không có xe, Sao chủ yếu đi bộ. Bố Sao mất sớm, mẹ em một tay nuôi 7 đứa con.
Có mặt tại điểm thi trường THPT Nà Giàng (huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng) chúng tôi ấn tượng ngay với một thí sinh có vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học nhưng gương mặt xinh xắn, đôi mắt tròn sáng và nụ cười thật tươi.
Em là Sùng Thị Sao (Học sinh lớp 12 trường THPT Nà Giàng). Em chọn học ở trường này vì quãng đường từ nhà đến trường sẽ ngắn hơn quãng đường đến trường THPT ở huyện nhà.
Trước kỳ thi THPT quốc gia 1 ngày, Sao đi bộ tự nhà đến điểm thi. Em được thầy cô bố trí cho ở nhờ ngay gần trường.
Khi được hỏi, bố mẹ có cùng em đến trường thi không, sao không kìm nổi nước mắt. Bố Sao mất từ năm em 8 tháng tuổi. Mẹ Sao ngày ngày lên rẫy làm nương một tay nuôi lớn 7 chị em. Mẹ bận đi làm, một mình em đến điểm thi.
Sao là con út. Các anh chị lớn của em đi học không mấy rồi bỏ giữa chừng hết cả. Mẹ em cũng không biết nói tiếng phổ thông. Cô em út dù lớn lên trong thiếu thốn, khó nhọc nhưng tinh thần ham học bỏng cháy. Em xin mẹ cho em đi học để hiện thực ước mơ vào đại học.
Mẹ thấy con gái ham học như vậy nên cũng không nỡ ép con ở nhà. Suốt 3 năm phổ thông, ngày ngày, Sao tự mình vượt qua chặng đường núi gian nan dài tới 20km.
Em mất hơn 2 tiếng mới tới được trường học. Đôi bàn chân dần quen với núi đồi, bỏng rộp, mỏi mệt cũng chẳng là gì vì Sao đam mê con chữ.
Đi học, em ấp ủ giấc mơ lớn có tri thức để tiếp tục con đường học hành chứ không bị ngắt đoạn rồi mất hẳn như phần lớn bạn bè, anh chị ở buôn xóm.
“Đôi lúc em cũng có ý định muốn bỏ học nhưng nhờ sự động viên của thầy cô và sự ham học hỏi của mình nên em đã cố gắng học tiếp đến bây giờ”, cô bé H’Mông tâm sự.
Em mong muốn thi vào ĐH Luật Hà Nội để tiếp bước con đường học tập của mình.
“Xã em các bạn bỏ học hết rồi. Em đi học qua đường đèo núi, đôi lúc mưa to có sạt lở nhưng không sao”, Sùng Thị Sao cười tươi rói.
Nữ sinh cho biết, các cô hướng dẫn em ôn từ đầu năm đến bây giờ chúng em đã có lượng kiến thức vững chắc bước vào phòng thi và tự tin với những kiến thức mìnhh có. Hôm đầu em thấy hơi run nhưng hiện tại tâm lý đã bình thường.
Vì đường đi khó khăn quá nên cô giáo Hiệu trưởng cho em ở lại nhờ trong mấy ngày thi.
Cùng đi với Sao là Lý Thị Ban – bạn thân của em. Ban nói: “Nhà Sao điều kiện khó khăn hơn nhà em nhưng bạn lại học giỏi hơn em”.
Cô bạn thân của Sao kể thêm: “Nhà em cũng gần nhà bạn Sao nên hai đứa thường đi học cùng nhau. Nếu đi bộ thì nhà em hơi xa, nếu đi xe thì gần hơn cho nên cũng có ngày em đi với bạn, cũng có những ngày bạn tự một mình. Đi xe hay bộ vẫn đi đều đều”. Ban cũng đăng ký nguyện vọng vào trường Luật.
“Vì nhà một xóm chúng em nghĩ rằng nếu vào đại học thì đi cùng nhau, cả hai quen rồi”, Ban nói.
Cô Nguyễn Thanh Hiền – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Cao Bằng chia sẻ, xã Văn Tuấn – nơi cô bé Sùng Thị Sao sinh ra và lớn lên là một xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là người H'Mông (hơn 90%).
Từ xã Văn Thụ về huyện Hoà An thì sẽ xa hơn từ xã Văn Thụ về Nà Giàng (huyện Hoà Quảng). Sao về Nà Giàng học cấp 3 sẽ gần hơn học ở trường huyện. Từ nhà em ở xã Văn Thụ về Nà Giàng đường đi rất khó khăn. Đường không có xe chủ yếu là trèo đèo, leo núi, rất vất vả.
Những kỳ thi, Sở có chỉ đạo các trường quan tâm đến tất cả các học sinh, không để học sinh nào không được đi thi. Các trường đều có phương án hỗ trợ học sinh đi thi. Sở có quỹ hỗ trợ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đảm bảo điều kiện cho các em dự thi.
Các ngày thi, những trường hợp đặc biệt như em Sùng Thị Sao hoặc các học sinh nhà ở xa khác sẽ được bố trí cho ở luôn nhà cô giáo. Không chỉ cô giáo chủ nhiệm hay hiệu trưởng nếu nhà cô giáo khác nhà gần điểm thi thì đều có thể cho năm bảy em đến ở.
“Ở đây, bảo học sinh thuê nhà ở các ngày thi là không có, các em không có tiền và cũng không có nhà cho thuê. Mong sao các em học tập thành tài để tìm được tương lai tương tươi sáng hơn!”, cô Hiền bày tỏ.
Chân cứng đá mềm, Sùng Thị Sao mỗi ngày một buổi đi học, buổi còn lại về nhà em lại phụ mẹ đi nương làm rẫy. Em thích học nhất môn Toán và Lịch Sử và dự xét nguyện vọng khối C.
Nhà làm rẫy thu nhập không đáng là bao lại đông con, có những thời điểm khó khăn chồng chất khó khăn nhưng Sao luôn lạc quan hướng về con đường tri thức phía trước với sự ủng hộ của gia đình, thầy cô, bạn bè. Với Sao, mỗi ngày đến trường là một ngày vui thực sự.
“Em muốn trở thành một luật sư giỏi để tương lai trở về đóng góp cho quê hương nghèo khó của em”, Sao tâm sự.
Em là Sùng Thị Sao (Học sinh lớp 12 trường THPT Nà Giàng). Em chọn học ở trường này vì quãng đường từ nhà đến trường sẽ ngắn hơn quãng đường đến trường THPT ở huyện nhà.
Trước kỳ thi THPT quốc gia 1 ngày, Sao đi bộ tự nhà đến điểm thi. Em được thầy cô bố trí cho ở nhờ ngay gần trường.
Sùng Thị Sao ôn bài trước giờ thi. |
Khi được hỏi, bố mẹ có cùng em đến trường thi không, sao không kìm nổi nước mắt. Bố Sao mất từ năm em 8 tháng tuổi. Mẹ Sao ngày ngày lên rẫy làm nương một tay nuôi lớn 7 chị em. Mẹ bận đi làm, một mình em đến điểm thi.
Sao là con út. Các anh chị lớn của em đi học không mấy rồi bỏ giữa chừng hết cả. Mẹ em cũng không biết nói tiếng phổ thông. Cô em út dù lớn lên trong thiếu thốn, khó nhọc nhưng tinh thần ham học bỏng cháy. Em xin mẹ cho em đi học để hiện thực ước mơ vào đại học.
Mẹ thấy con gái ham học như vậy nên cũng không nỡ ép con ở nhà. Suốt 3 năm phổ thông, ngày ngày, Sao tự mình vượt qua chặng đường núi gian nan dài tới 20km.
Em mất hơn 2 tiếng mới tới được trường học. Đôi bàn chân dần quen với núi đồi, bỏng rộp, mỏi mệt cũng chẳng là gì vì Sao đam mê con chữ.
Đôi mắt nữ sinh luôn ánh lên niềm lạc quan. |
Đi học, em ấp ủ giấc mơ lớn có tri thức để tiếp tục con đường học hành chứ không bị ngắt đoạn rồi mất hẳn như phần lớn bạn bè, anh chị ở buôn xóm.
“Đôi lúc em cũng có ý định muốn bỏ học nhưng nhờ sự động viên của thầy cô và sự ham học hỏi của mình nên em đã cố gắng học tiếp đến bây giờ”, cô bé H’Mông tâm sự.
Em mong muốn thi vào ĐH Luật Hà Nội để tiếp bước con đường học tập của mình.
“Xã em các bạn bỏ học hết rồi. Em đi học qua đường đèo núi, đôi lúc mưa to có sạt lở nhưng không sao”, Sùng Thị Sao cười tươi rói.
Nữ sinh cho biết, các cô hướng dẫn em ôn từ đầu năm đến bây giờ chúng em đã có lượng kiến thức vững chắc bước vào phòng thi và tự tin với những kiến thức mìnhh có. Hôm đầu em thấy hơi run nhưng hiện tại tâm lý đã bình thường.
Vì đường đi khó khăn quá nên cô giáo Hiệu trưởng cho em ở lại nhờ trong mấy ngày thi.
Sao nhỏ bé hơn so với các bạn cùng trang lứa. |
Cùng đi với Sao là Lý Thị Ban – bạn thân của em. Ban nói: “Nhà Sao điều kiện khó khăn hơn nhà em nhưng bạn lại học giỏi hơn em”.
Cô bạn thân của Sao kể thêm: “Nhà em cũng gần nhà bạn Sao nên hai đứa thường đi học cùng nhau. Nếu đi bộ thì nhà em hơi xa, nếu đi xe thì gần hơn cho nên cũng có ngày em đi với bạn, cũng có những ngày bạn tự một mình. Đi xe hay bộ vẫn đi đều đều”. Ban cũng đăng ký nguyện vọng vào trường Luật.
“Vì nhà một xóm chúng em nghĩ rằng nếu vào đại học thì đi cùng nhau, cả hai quen rồi”, Ban nói.
Cô Nguyễn Thanh Hiền – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Cao Bằng chia sẻ, xã Văn Tuấn – nơi cô bé Sùng Thị Sao sinh ra và lớn lên là một xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là người H'Mông (hơn 90%).
Từ xã Văn Thụ về huyện Hoà An thì sẽ xa hơn từ xã Văn Thụ về Nà Giàng (huyện Hoà Quảng). Sao về Nà Giàng học cấp 3 sẽ gần hơn học ở trường huyện. Từ nhà em ở xã Văn Thụ về Nà Giàng đường đi rất khó khăn. Đường không có xe chủ yếu là trèo đèo, leo núi, rất vất vả.
Những kỳ thi, Sở có chỉ đạo các trường quan tâm đến tất cả các học sinh, không để học sinh nào không được đi thi. Các trường đều có phương án hỗ trợ học sinh đi thi. Sở có quỹ hỗ trợ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó cảnh khó khăn. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đảm bảo điều kiện cho các em dự thi.
Các ngày thi, những trường hợp đặc biệt như em Sùng Thị Sao hoặc các học sinh nhà ở xa khác sẽ được bố trí cho ở luôn nhà cô giáo. Không chỉ cô giáo chủ nhiệm hay hiệu trưởng nếu nhà cô giáo khác nhà gần điểm thi thì đều có thể cho năm bảy em đến ở.
“Ở đây, bảo học sinh thuê nhà ở các ngày thi là không có, các em không có tiền và cũng không có nhà cho thuê. Mong sao các em học tập thành tài để tìm được tương lai tương tươi sáng hơn!”, cô Hiền bày tỏ.
Chặng đường núi đá 20km mỗi ngày và hoàn cảnh vô vàn khó khăn không ngăn được niềm đam mê theo đuổi tri thức của cô học trò bé nhỏ. |
Chân cứng đá mềm, Sùng Thị Sao mỗi ngày một buổi đi học, buổi còn lại về nhà em lại phụ mẹ đi nương làm rẫy. Em thích học nhất môn Toán và Lịch Sử và dự xét nguyện vọng khối C.
Nhà làm rẫy thu nhập không đáng là bao lại đông con, có những thời điểm khó khăn chồng chất khó khăn nhưng Sao luôn lạc quan hướng về con đường tri thức phía trước với sự ủng hộ của gia đình, thầy cô, bạn bè. Với Sao, mỗi ngày đến trường là một ngày vui thực sự.
“Em muốn trở thành một luật sư giỏi để tương lai trở về đóng góp cho quê hương nghèo khó của em”, Sao tâm sự.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
PV