Cô gái ngồi xe lăn và hành vượt lên chính mình để trở thành cô giáo dạy nghề

2022-05-30 16:50:18 0 Bình luận
Do di chứng của chất độc da cam nên từ khi chào đời cơ thể chị Nguyễn Thị Dung, 40 tuổi, ở Vĩnh Phúc dường như không bình thường như bao người khác. Chật vật tìm kiếm công việc mưu sinh, chị Dung đã tìm thấy niềm vui trong công việc, niềm hạnh phúc trong cuộc sống tại Trung tâm “Vì ngày mai”.

Chị Nguyễn Thị Dung đã có hành trình vượt lên chính mình để trở thành cô giáo của trung tâm “Vì ngày mai”.

Gắn bó với chiếc xe lăn từ thuở thơ ấu bởi di chứng chất độc da cam, đã có những lúc, chị Dung cảm thấy tuyệt vọng, chới với giữa cuộc sống. Thế nhưng, chị đã thắng cuộc số mệnh và không ngừng vươn lên để trở thành cô giáo dạy nghề tại Trung tâm “Vì ngày mai”.

Mang trong mình căn bệnh chất độc màu da cam, đi lại khó khăn, coi chiếc xe lăn là người bạn đồng hành hằng ngày, ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, chị Dung đã vấp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống do bị kỳ thị.

Phải mất rất nhiều thời gian, chị mới có thể hòa nhập với các bạn trong lớp. Và dù rất khao khát được bước vào cánh cổng trường đại học nhưng chị đã sớm phải từ bỏ giấc mơ bởi những khó khăn trong việc di chuyển. Cũng giống như nhiều người khuyết tật khác, chị Dung không dễ dàng tìm được cho mình một công việc phù hợp.

Chị tâm sự: “Ngày ấy, các đơn vị tuyển dụng còn coi trọng bằng cấp và kinh nghiệm, trong khi tôi chỉ hoàn thành hết chương trình Trung học phổ thông. Thêm nữa, bản thân tôi còn là một người khuyết tật, do vậy, hành trình tìm việc gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách khi thiếu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm”.

Các học viên khuyết tật tham gia các lớp học nghề vừa để cải thiện thu nhập, vừa giúp cuộc sống thêm ý nghĩa.

Nhờ bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị Dung đã dần phá bỏ những rào cản về sự khiếm khuyết của bản thân, trở thành cô giáo dạy chữ và dạy nghề cho các em khuyết tật tại trung tâm “Vì ngày mai”.

"Thời điểm ấy, mình cảm thấy rất mông lung, không biết tương lai mình sẽ như thế nào, đi về đâu, sẽ làm được gì? Rất nhiều lúc mình ngẫm nghĩ, dằn vặt bản thân, rằng không lẽ mình sẽ tiếp tục trở thành gánh nặng cho gia đình hay sao?", chị Dung tâm sự.

Giữa lúc bế tắc, chán nản, chị đã được một người cô giới thiệu cho đi học nghề tại Trung tâm "Vì ngày mai" (Hà Nội) dành cho người khuyết tật. Ở đây, chị được đào tạo học nghề thủ công và nghề may mặc.

Trong 6 năm, chị học được rất nhiều thứ như biết may, biết thêu và làm được nhiều sản phẩm như vỏ gối, móc chìa khóa. Do bị bại liệt ở chân không đi lại được chị phải nhờ những bạn xung quanh hỗ trợ đi lại.

Các em học sinh khuyết tật của chị Dung đang học may và làm đồ thủ công mỹ nghệ trong trung tâm.

Mới đầu vào học việc khá là vất vả, bởi thay đổi môi trường sống, nhiều khi chị cũng muốn bỏ cuộc nhưng vì được các bạn ở đây động viên nên chị đã vượt qua và hòa nhập với cuộc sống ở trung tâm. Hầu hết ở “Vì ngày mai” đều là các bạn thanh niên tham gia học nghề bao gồm những bạn bị tự kỉ, câm điếc

“Ban đầu, tôi cảm thấy khó khăn và cần sự động viên của bạn bè và gia đình để bắt đầu. Nhưng sau khi tham gia lớp học đầu tiên, tôi chưa bao giờ nhìn lại - cả nhóm rất thân thiện và tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu tôi không vào trung tâm ‘Vì ngày mai’ học nghề”, chị Dung cười nói

Với tinh thần làm việc trách nhiệm, cần mẫn, chị Dung nhanh chóng được làm giáo viên dạy học cho các bạn khuyết tật trong trung tâm. Sau đó được giám đốc trung tâm tin tưởng mời đi giúp đỡ cộng đồng và thành lập được nhiều nhóm dạy học miễn phí cho các bạn khuyết tật.

"Tôi cảm thấy rất là vui vì mình có thể giúp cho các bạn cùng cảnh ngộ để các bạn ấy có một nghề mưu sinh. Và điều khiến mình hạnh phúc nhất khi ở tại trung tâm là đã chứng kiến được 30 cặp vợ chồng yêu nhau, kết hôn rồi sinh con", chị Dung tâm sự.

Bà Lê Minh Hiền – Giám đốc trung tâm “Vì ngày mai” chia sẻ thêm: “Dung là niềm tự hào, là niềm vui của cả Trung tâm. Dung hay nói với tôi rằng, hạnh phúc lắm khi thấy những cô cậu học trò khuyết tật của mình biết vượt qua những mặc cảm, số phận để thành những người có ích cho xã hội”.

Do đó, nhìn lại hành trình từ những ngày đầu vật lộn để tìm kiếm một công việc phù hợp tới khi trở thành một giáo viên dạy trẻ khuyết tật, chị Dung cho rằng, điều kiện quan trọng nhất để thành công là cần tự mình cởi bỏ mặc cảm về khiếm khuyết bản thân, tự tạo cho mình những cơ hội và không ngừng nỗ lực, cố gắng dù gặp phải khó khăn, cản trở.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-27 22:29:29

Ra mắt Trung tâm Báo chí phục vụ lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng ngày 27/4, tại Trụ sở Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) ra mắt Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
2025-04-27 21:42:17

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 17:32:33

Vũ Phong Cầm - Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ

Quảng Ninh vừa khai mạc triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025); Phim Tài liệu “Chuyện hai người lính” của đạo diễn Vũ Phong Cầm được trưng bày tại triển lãm này, những người bạn thời kháng chiến bảo, ông là Cựu chiến binh có tâm hồn nghệ sĩ.
2025-04-27 16:31:00

Sống mãi Tiểu đoàn 1 Long An trong mũi tiến công hướng Tây Nam Sài Gòn Xuân 1975

Thời gian đi nhanh quá. Mới 30 tháng 4 năm 1975 ngày nào đỏ rực rừng cờ giải phóng mà đã 50 năm trôi qua - một nửa thế kỷ đã lùi lại ! Tôi là một chiến sỹ của Tiểu đoàn 1 Long An anh hùng, năm ấy tóc xanh phới phới tuổi xuân, vác súng trung liên, đội bom đạn lội khắp chiến trường Long An đánh giặc, nay đã bạc trắng mái đầu. Ký ức của một thời chiến tranh khốc liệt vốn không thể nào quên lại ùa về dữ dội vẹn nguyên khi đơn vị tôi cùng cả tỉnh Long An và đất nước sắp tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2025.
2025-04-27 15:08:07

Vinh quang ngày Thống nhất: Về Thành cổ Quảng Trị, nước mắt tuôn trào

“K3 Tam Đảo còn - Thành cổ Quảng Trị còn, dù phải hy sinh đến người lính cuối cùng” lời thề quyết tử của cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 3 - Tỉnh đội Quảng Trị là minh chứng hùng hồn cho khát vọng hoà bình của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, người dân Việt Nam.
2025-04-27 11:13:28
Đang tải...