Cô giáo trẻ 'siêu' năng lực: Làm bạn với những đứa trẻ tự kỷ

2023-05-26 11:29:19 0 Bình luận
Dạy một trẻ bình thường đã khó, dạy một trẻ tự kỷ còn khó gấp trăm, ngàn lần. Đối với cô Đỗ Thu Quỳnh dạy trẻ tự kỷ, điều hạnh phúc nhất chỉ đơn giản là khi các con làm được những việc... bình thường.

Có nghề giáo "chẳng giống ai", khi những người dạy không đứng trên bục giảng, không có giáo án và cũng chẳng có khái niệm nghỉ hè. Đó là những cô giáo dạy trẻ tự kỷ: Các cô vừa là người dạy dỗ, là người bạn tâm giao, vừa như mẹ hiền dạy cho học trò của mình những kỹ năng sống đơn giản nhất mà bất kỳ đứa trẻ bình thường nào cũng cần biết.

“Giáo dục đặc biệt” - một chuyên ngành đặc biệt vất vả như tên gọi vốn có. Nhưng với khẩu ngữ “không bao giờ bỏ cuộc” luôn là ngọn đuốc dẫn đường để những giáo viên vượt qua muôn vàn khó khăn, nhất là ở những giáo viên còn rất trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.  

Những bài học ngày đầu tiên của bé, cô giáo dạy cách cầm nắm và nhận biết.

Dạy một học sinh bình thường đã khó, dạy một trẻ có rối loạn phát triển hay tự kỷ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Do đó, muốn trở thành một giáo viên đặc biệt đầu tiên là phải thực sự yêu nghề, thương trẻ.

Dạy trẻ có rối loạn phát triển, tự kỷ đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và luôn rèn giũa bản thân mình sự nhã nhặn, không nóng nảy và có sự cảm thông, chia sẻ.

Giáo viên giáo dục đặc biệt không đơn thuần là những giáo viên dạy chữ mà còn như một người bạn đồng hành cùng chơi và cùng học mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ từ những kỹ năng đơn giản nhất mà đối với một trẻ bình thường có lẽ chúng ta không cần dạy trẻ cũng biết.

Những người thầy, người cô đặc biệt đều phải nỗ lực, sáng tạo, cố gắng từng chút với niềm hy vọng chưa bao giờ tắt về một ngày, các em học sinh của mình có thể giống như các bạn khác. Có thể đến trường để học tập và tự lập được trong cuộc sống.

Sự kiên nhẫn là yếu tố hàng đầu của một giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

Tốt nghiệp khoa Giáo dục đặc biệt vào năm 2019, cô Đỗ Thu Quỳnh bắt đầu trở thành một giáo viên dạy cho những trẻ em mắc phải hội chứng tự kỷ, tăng động, chậm nói và gặp nhiều vấn đề khác. Cô nói rằng bản thân đến với công việc này là một cái duyên.

Đến với nghề không suất phát từ ước mơ, khát vọng mà giống như là ‘số phận” khi bắt đầu công việc dạy trẻ đặc biệt cô Đỗ Thu Quỳnh cũng gặp rất nhiều khó khăn cũng có lúc nản chí và muốn bỏ cuộc để chuyển sang một nghề mới do áp lực về sự tiến bộ của trẻ và những mong mỏi của phụ huynh khi đặt hết niềm tin vào cô giáo và khi mới vào nghề kinh nghiệm còn non nớt nên cũng có đôi lúc tôi bị yếu lòng như thế. Cho nên tình yêu của tôi đối với nghề không phải có sẵn mà nó được lớn dần lên qua những năm tháng giảng dạy.

Cô  Đỗ Thu Quỳnh chia sẻ: Thấu hiểu được những khó khăn vất vả của những gia đình có trẻ em mắc hội chứng rối loạn phát triển hay tự kỷ. Càng làm việc với các con nhiều , nhìn các con rất ngây thơ, vô tư, trong sáng tôi lại càng thương và xót. Vì tình yêu với nghề gắn bó với bọn trẻ, với mong muốn các con có được một môi trường học tập thật tốt tôi đã nhận  chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại nhà với mong muốn tất cả những em bé đến với tôi sẽ được yêu thương và dạy dỗ.

“Mặc dù đây là một nghề có áp lực công việc cao, bởi đối tượng học sinh đặc biệt, trong khi không có một chương trình giáo dục cụ thể nào và mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, những rối loạn khác nhau nên hầu hết các giáo viên, trị liệu viên phải tự nghiên cứu tâm lý của trẻ và trau dồi chuyên môn, các phương pháp và hình thức can thiệp phù hợp đối với từng trẻ” Cô Quỳnh chia sẻ thêm.

Cho bé chơi, nhưng vẫn phải học. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

Ngoài ra, Cô Đỗ Thu Quỳnh cô đã chuẩn bị nhiều dụng cụ và đồ chơi can thiệp dành cho trẻ đặc biệt, mà đa phần là do cô tự tay làm như: “hộp bận rộn”, “sách nông trại”, “bảng ghép hình”… từ vải nỉ và một số vật dụng khác.

“Trong quá trình can thiệp đòi hỏi phải có những món đồ chơi phù hợp cho từng trẻ và đồ chơi phải phong phú thì các con không bị nhàm chán, ví dụ như luyện thổi cho các con cũng phải có nhiều dụng cụ như: kèn, hộp thổi xốp, thổi bombom, thổi nước, thổi nến… nên buổi tối hoặc cuối tuần tôi thường dành thời gian tìm ý tưởng và làm đồ chơi để can thiệp cho các con được tốt hơn”, cô Quỳnh cho biết.

Theo cô Đỗ Thu Quỳnh, mỗi học trò mà cô dạy có những khó khăn khác nhau, có em nhạy cảm với tiếng ồn, có em sợ tiếp xúc với người lạ hoặc có những hành vi như la hét, vẩy tay… Vì vậy, giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt tâm lý của trẻ thật tốt để biết trẻ thích và không thích điều gì, những khó khăn mà trẻ đang gặp phải để từ đó có hướng can thiệp phù hợp với từng trẻ.

“Tôi luôn mong các em khi được can thiệp sẽ được tiến bộ và nhận được nhiều sự yêu thương của mọi người. Và mong người lớn đừng nóng vội phán xét các em là trẻ hư. Vì con đang gặp khó khăn nên mới có những hành vi như vậy. Và đối với những phụ huynh có con em đặc biệt thì hãy đối xử với trẻ bằng tình yêu đặc biệt hơn, đồng hành và chấp nhận con mình”, cô Quỳnh bộc bạch.

 Phải có một tình yêu lớn với học sinh đặc biệt thì các giáo viên mới có thể tiếp tục công việc của mình.

Trở thành một giáo viên dạy trẻ tự kỷ, cô Quỳnh cho rằng bản thân đã trưởng thành hơn nhiều so với trước. “Dạy cho các bạn rất khó và đòi hỏi phải kiên trì. Hồi xưa mình cũng từng nghĩ đến chuyện từ bỏ nhưng đó là chuyện từ lâu rồi. Giờ đây, công việc được dạy các bé và nhìn thấy các bé yêu thương mình, cố gắng từng ngày với mình không còn gì quý giá hơn. Tôi nghĩ rằng mình sinh ra để làm nghề giáo”, cô Quỳnh tâm sự.

Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập tốt với xã hội là điều mà gia đình, nhà trường và xã hội luôn mong muốn. Để làm được như vậy, mỗi bé cần có sự quan tâm, yêu thương, hi sinh của các bậc cha mẹ, cùng với nền tảng giáo dục đặc biệt từ các trung tâm chuyên biệt. Với các thầy, cô dù gắn bó với trẻ rất lâu, có nhiều kỷ niệm, nhưng các cô không hề mong muốn trẻ ở lại mãi trung tâm, cũng không hy vọng một ngày nào đón bé trở lại. Hạnh phúc nhất chính là nhìn thấy các con có thể ‘ tốt nghiệp” và hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Từ tấm bản đồ má Sáu đến Đại thắng mùa Xuân: Chuyện chưa kể của người trong cuộc

Chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sẽ mãi mãi là động lực tinh thần to lớn để Việt Nam kiên định, vững bước trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn cách mạng mới.
2025-04-27 08:25:00

Người thương binh làm giàu từ nghề đá

Trở về từ chiến tranh với thương tật 61%, ông Nguyễn Cảnh Hưng đã biến những phiến đá vô tri thành tác phẩm non bộ giá trị, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp hàng trăm gia đình thoát nghèo.
2025-04-26 16:20:00

Tinh hoa Bắc Bộ - Điểm hẹn văn hóa không thể bỏ lỡ dịp lễ 30/4 tại Hà Nội

Kỳ nghỉ lễ 30-4 đang đến gần, đây là thời điểm lý tưởng để du khách trong và ngoài nước lên kế hoạch cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Tại Hà Nội, một điểm đến đang được nhiều người quan tâm chính là show diễn "Tinh hoa Bắc Bộ" của Tập đoàn Tuần Châu - một trải nghiệm văn hóa đặc sắc giúp du khách hiểu sâu hơn về giá trị truyền thống của vùng đất Bắc Bộ Việt Nam.
2025-04-26 14:25:00

Chủ tịch nước tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Người có công sẽ được nhận quà tặng của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất và 80 năm thành lập nước.
2025-04-26 09:52:00

Nhân sự Bí thư Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.
2025-04-26 09:43:14

Lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến với thế hệ trẻ Việt Nam

Tiếp nối thành công của ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 tại TPHCM, Trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội, tiếp tục tổ chức sự kiện này tại Hà Nội với chủ đề “GENTECH – Dẫn lối đam mê công nghệ” nhằm lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam.
2025-04-25 22:47:32
Đang tải...