Cô giáo trẻ 'siêu' năng lực: Làm bạn với những đứa trẻ tự kỷ

2023-05-26 11:29:19 0 Bình luận
Dạy một trẻ bình thường đã khó, dạy một trẻ tự kỷ còn khó gấp trăm, ngàn lần. Đối với cô Đỗ Thu Quỳnh dạy trẻ tự kỷ, điều hạnh phúc nhất chỉ đơn giản là khi các con làm được những việc... bình thường.

Có nghề giáo "chẳng giống ai", khi những người dạy không đứng trên bục giảng, không có giáo án và cũng chẳng có khái niệm nghỉ hè. Đó là những cô giáo dạy trẻ tự kỷ: Các cô vừa là người dạy dỗ, là người bạn tâm giao, vừa như mẹ hiền dạy cho học trò của mình những kỹ năng sống đơn giản nhất mà bất kỳ đứa trẻ bình thường nào cũng cần biết.

“Giáo dục đặc biệt” - một chuyên ngành đặc biệt vất vả như tên gọi vốn có. Nhưng với khẩu ngữ “không bao giờ bỏ cuộc” luôn là ngọn đuốc dẫn đường để những giáo viên vượt qua muôn vàn khó khăn, nhất là ở những giáo viên còn rất trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.  

Những bài học ngày đầu tiên của bé, cô giáo dạy cách cầm nắm và nhận biết.

Dạy một học sinh bình thường đã khó, dạy một trẻ có rối loạn phát triển hay tự kỷ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Do đó, muốn trở thành một giáo viên đặc biệt đầu tiên là phải thực sự yêu nghề, thương trẻ.

Dạy trẻ có rối loạn phát triển, tự kỷ đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và luôn rèn giũa bản thân mình sự nhã nhặn, không nóng nảy và có sự cảm thông, chia sẻ.

Giáo viên giáo dục đặc biệt không đơn thuần là những giáo viên dạy chữ mà còn như một người bạn đồng hành cùng chơi và cùng học mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ từ những kỹ năng đơn giản nhất mà đối với một trẻ bình thường có lẽ chúng ta không cần dạy trẻ cũng biết.

Những người thầy, người cô đặc biệt đều phải nỗ lực, sáng tạo, cố gắng từng chút với niềm hy vọng chưa bao giờ tắt về một ngày, các em học sinh của mình có thể giống như các bạn khác. Có thể đến trường để học tập và tự lập được trong cuộc sống.

Sự kiên nhẫn là yếu tố hàng đầu của một giáo viên dạy trẻ tự kỷ.

Tốt nghiệp khoa Giáo dục đặc biệt vào năm 2019, cô Đỗ Thu Quỳnh bắt đầu trở thành một giáo viên dạy cho những trẻ em mắc phải hội chứng tự kỷ, tăng động, chậm nói và gặp nhiều vấn đề khác. Cô nói rằng bản thân đến với công việc này là một cái duyên.

Đến với nghề không suất phát từ ước mơ, khát vọng mà giống như là ‘số phận” khi bắt đầu công việc dạy trẻ đặc biệt cô Đỗ Thu Quỳnh cũng gặp rất nhiều khó khăn cũng có lúc nản chí và muốn bỏ cuộc để chuyển sang một nghề mới do áp lực về sự tiến bộ của trẻ và những mong mỏi của phụ huynh khi đặt hết niềm tin vào cô giáo và khi mới vào nghề kinh nghiệm còn non nớt nên cũng có đôi lúc tôi bị yếu lòng như thế. Cho nên tình yêu của tôi đối với nghề không phải có sẵn mà nó được lớn dần lên qua những năm tháng giảng dạy.

Cô  Đỗ Thu Quỳnh chia sẻ: Thấu hiểu được những khó khăn vất vả của những gia đình có trẻ em mắc hội chứng rối loạn phát triển hay tự kỷ. Càng làm việc với các con nhiều , nhìn các con rất ngây thơ, vô tư, trong sáng tôi lại càng thương và xót. Vì tình yêu với nghề gắn bó với bọn trẻ, với mong muốn các con có được một môi trường học tập thật tốt tôi đã nhận  chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại nhà với mong muốn tất cả những em bé đến với tôi sẽ được yêu thương và dạy dỗ.

“Mặc dù đây là một nghề có áp lực công việc cao, bởi đối tượng học sinh đặc biệt, trong khi không có một chương trình giáo dục cụ thể nào và mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, những rối loạn khác nhau nên hầu hết các giáo viên, trị liệu viên phải tự nghiên cứu tâm lý của trẻ và trau dồi chuyên môn, các phương pháp và hình thức can thiệp phù hợp đối với từng trẻ” Cô Quỳnh chia sẻ thêm.

Cho bé chơi, nhưng vẫn phải học. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

Ngoài ra, Cô Đỗ Thu Quỳnh cô đã chuẩn bị nhiều dụng cụ và đồ chơi can thiệp dành cho trẻ đặc biệt, mà đa phần là do cô tự tay làm như: “hộp bận rộn”, “sách nông trại”, “bảng ghép hình”… từ vải nỉ và một số vật dụng khác.

“Trong quá trình can thiệp đòi hỏi phải có những món đồ chơi phù hợp cho từng trẻ và đồ chơi phải phong phú thì các con không bị nhàm chán, ví dụ như luyện thổi cho các con cũng phải có nhiều dụng cụ như: kèn, hộp thổi xốp, thổi bombom, thổi nước, thổi nến… nên buổi tối hoặc cuối tuần tôi thường dành thời gian tìm ý tưởng và làm đồ chơi để can thiệp cho các con được tốt hơn”, cô Quỳnh cho biết.

Theo cô Đỗ Thu Quỳnh, mỗi học trò mà cô dạy có những khó khăn khác nhau, có em nhạy cảm với tiếng ồn, có em sợ tiếp xúc với người lạ hoặc có những hành vi như la hét, vẩy tay… Vì vậy, giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt tâm lý của trẻ thật tốt để biết trẻ thích và không thích điều gì, những khó khăn mà trẻ đang gặp phải để từ đó có hướng can thiệp phù hợp với từng trẻ.

“Tôi luôn mong các em khi được can thiệp sẽ được tiến bộ và nhận được nhiều sự yêu thương của mọi người. Và mong người lớn đừng nóng vội phán xét các em là trẻ hư. Vì con đang gặp khó khăn nên mới có những hành vi như vậy. Và đối với những phụ huynh có con em đặc biệt thì hãy đối xử với trẻ bằng tình yêu đặc biệt hơn, đồng hành và chấp nhận con mình”, cô Quỳnh bộc bạch.

 Phải có một tình yêu lớn với học sinh đặc biệt thì các giáo viên mới có thể tiếp tục công việc của mình.

Trở thành một giáo viên dạy trẻ tự kỷ, cô Quỳnh cho rằng bản thân đã trưởng thành hơn nhiều so với trước. “Dạy cho các bạn rất khó và đòi hỏi phải kiên trì. Hồi xưa mình cũng từng nghĩ đến chuyện từ bỏ nhưng đó là chuyện từ lâu rồi. Giờ đây, công việc được dạy các bé và nhìn thấy các bé yêu thương mình, cố gắng từng ngày với mình không còn gì quý giá hơn. Tôi nghĩ rằng mình sinh ra để làm nghề giáo”, cô Quỳnh tâm sự.

Trẻ tự kỷ có thể hòa nhập tốt với xã hội là điều mà gia đình, nhà trường và xã hội luôn mong muốn. Để làm được như vậy, mỗi bé cần có sự quan tâm, yêu thương, hi sinh của các bậc cha mẹ, cùng với nền tảng giáo dục đặc biệt từ các trung tâm chuyên biệt. Với các thầy, cô dù gắn bó với trẻ rất lâu, có nhiều kỷ niệm, nhưng các cô không hề mong muốn trẻ ở lại mãi trung tâm, cũng không hy vọng một ngày nào đón bé trở lại. Hạnh phúc nhất chính là nhìn thấy các con có thể ‘ tốt nghiệp” và hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...