Có nên vay nợ ngân hàng để mua ô tô
2016-04-07 09:37:01
0 Bình luận
Đầu tiên bạn phải biết mức cho vay của ngân hàng cao nhất là 80% đối với xe mới, nếu bạn muốn mua xe cũ ngân hàng sẽ thẩm định lại tình trạng xe, nhưng quy định là không quá 5 năm sản xuất.
Giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc dạng cao nhất nhì thế giới nên việc sở hữu một chiếc xế hộp vẫn là giấc mơ với nhiều người. Vì vậy “cầu cứu” ngân hàng đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình muốn sở hữu một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, giải pháp này liệu có khả thi khi phải nuôi xe lại lo tiền trả nợ?
Xác định nhu cầu của bản thân
Nếu bạn mua xe trong khả năng tài chính cho phép, không phải vay mượn ai thì việc bạn cần làm duy nhất chỉ là lựa chọn chiếc xe mình yêu thích và chồng tiền cho đại lý. Tuy nhiên nếu vay ngân hàng thì bạn phải xác định là trong vài năm tới mình sẽ phải gánh một khoản nợ không nhỏ và phải trả phần lãi mà khoản nợ đó sinh ra.
Trước khi mua xe, bạn cần xác định được mục đích mua xe để làm gì?
Bạn cần cân nhắc mục đích mình mua xe là gì? Ví dụ gia đình đông người, có con nhỏ cần di chuyển xa thường xuyên, công việc bạn xa nhà cần một chiếc ô tô để đi lại cho an toàn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Bạn làm về truyền thông hoặc những ngành cần “ăn nói” do đó phải mua một chiếc ô tô để công việc tiến triển tốt và suôn sẻ hơn, là những lý do chính đáng và cần thiết để vay ngân hàng mua ô tô. Ngoài ra các ngân hàng thường có gói ưu đãi cho nhân viên của họ như lãi suất vay chỉ 4 – 5% /năm (so với khách hàng là trên 10% / năm) thì đây cũng được xem là cơ hội lớn cho bạn sở hữu giấc mơ bốn bánh.
Tuy nhiên tránh tư tưởng mua xe là để “bằng chị bằng em”, hoặc “bạn bè có xe mình cũng phải có 1 chiếc”, đây là con đường nhanh nhất dẫn tới khó khăn tài chính khi mà bạn mua xe vì “sĩ diện” chứ không phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Các trường hợp mua xe vì lý do này thường có kết cục là phải “bán đổ bán tháo” sau một thời gian gồng mình trả các khoản phí ngân hàng và chi phí nuôi xe hoặc tệ hơn là bị ngân hàng xiết xe.
Xem xét khả năng tài chính
Nếu đã quyết định mua xe, ắt hẳn bạn cũng phải chuẩn bị trước 1 số tiền nhất định, vậy số tiền này bao nhiêu là đủ? Đầu tiên bạn phải biết mức cho vay của ngân hàng cao nhất là 80% đối với xe mới, nếu bạn muốn mua xe cũ ngân hàng sẽ thẩm định lại tình trạng xe, nhưng quy định là không quá 5 năm sản xuất. Ví dụ, nếu mua xe mới có giá 1 tỉ, ngân hàng sẽ hỗ trợ 800 triệu, nhưng không đơn giản là bạn chỉ cần trả 200 triệu còn lại. Số tiền 800 triệu chỉ là mức cho vay dựa trên giá niêm yết của hãng, thực tế khi mua xe bạn phải tự trả thêm tiền thuế, phí đăng kiểm và bảo hiểm cho xe, lúc này số tiền bạn cần có sẽ rơi vào khoảng 320 triệu đồng để có thể rước em xe về nhà.
Ngoài ra ngân hàng cũng sẽ thẩm định việc cho vay qua mức lương hàng tháng của bạn, vì vậy nếu có mức thu nhập ổn định thì việc phê duyệt sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Bạn cũng cần phải biết thêm là khi vay mua xe thì ngân hàng sẽ giữ giấy tờ xe của bạn xem như bạn đang thế chấp chiếc xe đó và ngân hàng sẽ đưa lại chủ xe bản photo công chứng. Bản này có giá trị tương đương giấy tờ xe trong trường hợp bạn bị xử lý vi phạm luật giao thông. Vì vậy, nếu khả năng tài chính không đủ để chi trả cho tiền gốc và lãi thì việc ngân hàng xiết nợ chính con xe của bạn là điều khó tránh khỏi.
Cân đối các khoản “nuôi” xe
Khi bạn đi vay để mua một chiếc xe hơi đã là một điều vất vả, thì việc nuôi chiếc xe đó cũng sẽ khiến bạn phải “đau đầu” không kém. Không như xe máy chỉ cần đổ xăng là chạy và chi phí bảo trì 1 năm chỉ loanh quanh 1 triệu đồng, nuôi một chiếc xe hơi bạn cần phải chi gấp nhiều lần vậy. Cụ thể nếu mua 1 chiếc xe giá 1 tỉ, chi phí bạn phải nuôi xe gồm:
Bảo hiểm: 1,3tr/ tháng
Chi phí gửi xe: 1,5tr/ tháng nếu bạn sống ở đô thị
Xăng: 3,5 – 6tr/ tháng tùy nhu cầu sử dụng
Bảo dưỡng: 500 nghìn/ tháng
Vậy tính sơ các chi phí bạn phải nuôi xe là gần 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên các chi phí trên chưa bao gồm tiền xử lý va quẹt tai nạn, khấu hao phụ tùng xe, giá trị xe, sữa chữa các hỏng hóc, vi phạm luật giao thông hay các khoản “đồ chơi” mà chủ xe muốn lắp thêm.
Cuối cùng việc bỏ ra quá nhiều chi phí khi phải vay ngân hàng để mua xe nhưng khả năng tài chính lại chưa đủ và nếu chiếc xe đó không mang lại lợi ích nhiều cho bạn hay chỉ đơn giản để “khoe mẽ” với bạn bè thì việc sắm xe trong tình huống này sẽ mang lại thêm gánh nặng tiền bạn cho chủ xe. Chính vì thế, trước khi mua xe thì bạn nên xem xét tính toán toàn bộ các chi phí cũng như nhu cầu sử dụng để có thể tận dụng tối đa lợi ích mà chiếc ô tô mang lại.
Xác định nhu cầu của bản thân
Nếu bạn mua xe trong khả năng tài chính cho phép, không phải vay mượn ai thì việc bạn cần làm duy nhất chỉ là lựa chọn chiếc xe mình yêu thích và chồng tiền cho đại lý. Tuy nhiên nếu vay ngân hàng thì bạn phải xác định là trong vài năm tới mình sẽ phải gánh một khoản nợ không nhỏ và phải trả phần lãi mà khoản nợ đó sinh ra.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước khi mua xe, bạn cần xác định được mục đích mua xe để làm gì?
Bạn cần cân nhắc mục đích mình mua xe là gì? Ví dụ gia đình đông người, có con nhỏ cần di chuyển xa thường xuyên, công việc bạn xa nhà cần một chiếc ô tô để đi lại cho an toàn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Bạn làm về truyền thông hoặc những ngành cần “ăn nói” do đó phải mua một chiếc ô tô để công việc tiến triển tốt và suôn sẻ hơn, là những lý do chính đáng và cần thiết để vay ngân hàng mua ô tô. Ngoài ra các ngân hàng thường có gói ưu đãi cho nhân viên của họ như lãi suất vay chỉ 4 – 5% /năm (so với khách hàng là trên 10% / năm) thì đây cũng được xem là cơ hội lớn cho bạn sở hữu giấc mơ bốn bánh.
Tuy nhiên tránh tư tưởng mua xe là để “bằng chị bằng em”, hoặc “bạn bè có xe mình cũng phải có 1 chiếc”, đây là con đường nhanh nhất dẫn tới khó khăn tài chính khi mà bạn mua xe vì “sĩ diện” chứ không phải phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Các trường hợp mua xe vì lý do này thường có kết cục là phải “bán đổ bán tháo” sau một thời gian gồng mình trả các khoản phí ngân hàng và chi phí nuôi xe hoặc tệ hơn là bị ngân hàng xiết xe.
Xem xét khả năng tài chính
Nếu đã quyết định mua xe, ắt hẳn bạn cũng phải chuẩn bị trước 1 số tiền nhất định, vậy số tiền này bao nhiêu là đủ? Đầu tiên bạn phải biết mức cho vay của ngân hàng cao nhất là 80% đối với xe mới, nếu bạn muốn mua xe cũ ngân hàng sẽ thẩm định lại tình trạng xe, nhưng quy định là không quá 5 năm sản xuất. Ví dụ, nếu mua xe mới có giá 1 tỉ, ngân hàng sẽ hỗ trợ 800 triệu, nhưng không đơn giản là bạn chỉ cần trả 200 triệu còn lại. Số tiền 800 triệu chỉ là mức cho vay dựa trên giá niêm yết của hãng, thực tế khi mua xe bạn phải tự trả thêm tiền thuế, phí đăng kiểm và bảo hiểm cho xe, lúc này số tiền bạn cần có sẽ rơi vào khoảng 320 triệu đồng để có thể rước em xe về nhà.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra ngân hàng cũng sẽ thẩm định việc cho vay qua mức lương hàng tháng của bạn, vì vậy nếu có mức thu nhập ổn định thì việc phê duyệt sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Bạn cũng cần phải biết thêm là khi vay mua xe thì ngân hàng sẽ giữ giấy tờ xe của bạn xem như bạn đang thế chấp chiếc xe đó và ngân hàng sẽ đưa lại chủ xe bản photo công chứng. Bản này có giá trị tương đương giấy tờ xe trong trường hợp bạn bị xử lý vi phạm luật giao thông. Vì vậy, nếu khả năng tài chính không đủ để chi trả cho tiền gốc và lãi thì việc ngân hàng xiết nợ chính con xe của bạn là điều khó tránh khỏi.
Cân đối các khoản “nuôi” xe
Khi bạn đi vay để mua một chiếc xe hơi đã là một điều vất vả, thì việc nuôi chiếc xe đó cũng sẽ khiến bạn phải “đau đầu” không kém. Không như xe máy chỉ cần đổ xăng là chạy và chi phí bảo trì 1 năm chỉ loanh quanh 1 triệu đồng, nuôi một chiếc xe hơi bạn cần phải chi gấp nhiều lần vậy. Cụ thể nếu mua 1 chiếc xe giá 1 tỉ, chi phí bạn phải nuôi xe gồm:
Bảo hiểm: 1,3tr/ tháng
Chi phí gửi xe: 1,5tr/ tháng nếu bạn sống ở đô thị
Xăng: 3,5 – 6tr/ tháng tùy nhu cầu sử dụng
Bảo dưỡng: 500 nghìn/ tháng
Vậy tính sơ các chi phí bạn phải nuôi xe là gần 10 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên các chi phí trên chưa bao gồm tiền xử lý va quẹt tai nạn, khấu hao phụ tùng xe, giá trị xe, sữa chữa các hỏng hóc, vi phạm luật giao thông hay các khoản “đồ chơi” mà chủ xe muốn lắp thêm.
Cuối cùng việc bỏ ra quá nhiều chi phí khi phải vay ngân hàng để mua xe nhưng khả năng tài chính lại chưa đủ và nếu chiếc xe đó không mang lại lợi ích nhiều cho bạn hay chỉ đơn giản để “khoe mẽ” với bạn bè thì việc sắm xe trong tình huống này sẽ mang lại thêm gánh nặng tiền bạn cho chủ xe. Chính vì thế, trước khi mua xe thì bạn nên xem xét tính toán toàn bộ các chi phí cũng như nhu cầu sử dụng để có thể tận dụng tối đa lợi ích mà chiếc ô tô mang lại.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Otos
Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42
Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong
Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới
Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?
Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00
Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!
Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00
Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:
2025-06-30 18:36:03