‘Vẫn còn những văn bản gây khó khăn cho doanh nghiệp của người khuyết tật’

2022-12-01 01:26:17 0 Bình luận
Tướng Lê Mã Lương cho rằng, đôi khi vẫn có khó khăn, phiền hà, thậm chí cản trở thông qua các văn bản, chỉ thị thiếu tính nhân văn trong xử lý những sai phạm của những doanh nghiệp người khuyết tật hoặc doanh nghiệp sử dụng người khuyết tật.

Nhân dịp sắp đến Kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật, Tạp chí Hòa Nhập giới thiệu bài tham luận của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội Đại biểu lần thứ IV (nhiệm kỳ 2022 - 2027) Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam.

Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, công tác truyền thông, phổ biến Luật Người khuyết tật nhanh nhạy, kịp thời đã góp phần tích cực nâng cao nhận thức cộng đồng về việc làm cho NKT, khả năng lao động của NKT được xã hội, cộng đồng tạo điều kiện, quan tâm. Bản thân NKT rất phấn khởi được tham gia lao động, làm việc có thu nhập thông qua các hoạt động này, đặc biệt là các hoạt động biểu dương, tôn vinh người lao động gắn liền với việc nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa, văn nghệ của NKT. Qua các hoạt động này, NKT tự tin hơn, được tiếp thêm nghị lực, ý chí, kiến thức, kỹ năng để phát huy giá trị bản thân, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội  Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam.

Công tác truyền thông đã góp phần tích cực tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay của toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động là người khuyết tật.

Hoạt động tuyên truyền, truyền thông được tổ chức rộng khắp, nội dung phong phú, đa dạng có ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng đã có sức thu hút, thuyết phục các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia tích cực trợ giúp việc làm cho NKT và là hành động cụ thể cho thấy việc bảo đảm quyền việc làm của NKT đang đi vào cuộc sống, đồng thời thể hiện rõ nét tính xã hội hóa của trong công tác tạo việc làm cho NKT.

Tuy nhiên tướng Lê Mã Lương cho rằng, đôi khi vẫn có khó khăn, phiền hà, thậm chí cản trở thông qua các văn bản, chỉ thị thiếu tính nhân văn trong xử lý những sai phạm của những doanh nghiệp người khuyết tật hoặc doanh nghiệp sử dụng người khuyết tật.

Có địa phương chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện hình thành và hỗ trợ tích cực cho các tổ chức vận động nguồn lực xã hội để góp phần trợ giúp an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp tạo việc làm cho NKT; chưa tạo điều kiện cho NKT, khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận lao động là NKT.

Hoạt động tuyên truyền rất khó thuyết phục các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ kinh phí vì chủ yếu nhà tài trợ muốn ủng hộ về vật chất, tặng trực tiếp cho đối tượng, ít ủng hộ cho công tác tuyên truyền.   

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội VAIDE còn chỉ ra một số vướng mắc trong Luật NKT.

Theo đó, Luật Người khuyết tật không quy định việc ưu đãi việc làm cho người khuyết tật là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp, mà chỉ quy định mang tính chất khuyến khích. Điều 35 Luật Người khuyết tật năm 2010, tại khoản 1 quy định: “Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại quy định Điều 34 của Luật này”. Đây là một bất cập, vì thực tế cho thấy, tâm lý không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc là tâm lý chung của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước đều có tình trạng này, vì việc bố trí việc làm cho người khuyết tật ngoài việc làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng nơi làm việc cho người khuyết tật còn có thể làm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, yêu cầu người khuyết tật trong khi làm việc. Vậy nên, dù có nhiều chính sách khuyến khích nhưng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn không muốn nhận người khuyết tật vào làm việc.

Luật Người khuyết tật chưa quy định cụ thể đối tượng được hưởng ưu đãi trong tạo việc làm cho người khuyết tật là chưa phù hợp, không khuyến khích được các doanh nghiệp tích cực sử dụng lao động là người khuyết tật. Điều 34 Luật Người khuyết tật quy định: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp”.

Tướng Lương chỉ ra rằng, nếu so với các quy định trước đây (Quyết định số 19/ QĐ-Ttg năm 2005) thì quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật đã giảm bớt điều kiện được hưởng chính sách ưu đãi đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật khi giảm xuống còn 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật thay vì 50% như trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, số cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là người khuyết tật đạt tỷ lệ từ 30% tổng số lao động trở lên không nhiều, nên một số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật - nhưng dưới 30% tổng số lao động - đã không được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Điều này cũng là một bất cập, gây nên sự không bình đẳng giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật với cơ sở sản xuất, kinh doanh không sử dụng lao động là người khuyết tật.

Luật Người khuyết tật cũng chưa quy định chế độ ưu đãi trong lĩnh vực lao động và việc làm cho những người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật nặng. Thực tế cho thấy, khi trong gia đình có người khuyết tật nặng thì sẽ có ít nhất một người trong gia đình không thể tham gia lao động bình thường để có thu nhập thường xuyên, do phải chuyên tâm chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ cho người khuyết tật nặng. Điều 44 Luật Người khuyết tật năm 2010 mới chỉ quy định về việc hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó và người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng mà chưa có một quy định cụ thể nào về chế độ ưu đãi trong lĩnh vực lao động và việc làm cho những người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật.

Mặc dù Luật NKT có quy định về giáo dục hòa nhập và xác định đó là mô hình giáo dục chính cho NKT, tuy nhiên cũng còn có những rào cản nhất định trong thực tế làm ảnh hưởng đến quyền đào tạo nghề và làm việc của NKT tại các cơ sở giáo dục, truyền nghề không có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính, chữ nổi cho người khiếm thị hay hệ thống cơ sở vật chất tiếp cận cho NKT như lối đi, nhà vệ sinh mà người khuyết tật vận động ( xe lăn) có thể sử dụng được. Đặc biệt ở những khu vực vùng sâu vùng xa như khu vực nông thôn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, NKT ở những khu vực này thường ở trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số do đó sự tham gia học nghề, làm việc càng khó khăn hơn. Hơn nữa, chi phí cho việc phát hành các tài liệu, học liệu, nguyên vật liệu học nghề riêng cho từng đối tượng khuyết tật rất cao ( ví dụ giáo trình giáo án cho người khiếm thị là chữ nổi)… Đây cũng là một trong những thách thức của đảm bảo tiếp cận bình đẳng về quyền được học tập, học nghề của NKT trong Luật NKT chưa được bảo đảm thực hiện hiệu quả.

"Để thực hiện quyền được học nghề, có cơ hội việc làm của người khuyết tật, thực hiện tiêu chí dạy nghề cho người khuyết tật phù hợp trong tình hình mới thì Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành cần có sự quan tâm, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng những vấn đề trên để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật trong thời gian tới." - Anh hùng Lê Mã Lương bày tỏ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...