Đàm phán hạt nhân với Triều Tiên ông Trump bị các cựu Bộ trưởng "bắt lỗi"
Tổng thống Trump có cuộc gặp với Chủ tịch Kim tại khu phi quân sự (DMZ) ngày 30/6/2019 (Ảnh: CNBC)
“Nếu Tổng thống Mỹ sắp sửa ngồi đàm phán với một nhà lãnh đạo khác, cần chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng các vấn đề liên quan và điều khoản sẽ thỏa thuận mới có thể đạt được kết quả tốt” – ông Panetta nói khi được hỏi về các cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và ông Kim.
“Phải, chúng ta đã đạt được một số bước tiến trong việc kiềm chế những diễn biến ở Triều Tiên, nhưng tôi nghĩ rằng ngày nay Triều Tiên vẫn là một mối đe dọa lớn như trước kia, có khi còn hơn thế” – ông Panetta nói thêm.
Triều Tiên, quốc gia duy nhất từng thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong thế kỷ này, đã dành phần lớn khoảng thời gian năm đầu tiên nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump để hoàn thiện sức mạnh hạt nhân của họ. Kể từ năm 2011, ông Kim đã chỉ đạo thực hiện thử nghiệm hơn 90 tên lửa và 4 vũ khí hạt nhân, tức hơn cả số vụ thử mà cha của ông là cố lãnh đạo Kim Jong Il và ông của ông là Kim Il Sung thực hiện trong suốt 27 năm.
“Có lẽ chúng ta thiếu đi sự liên kết trong Bộ (Quốc phòng) và đã không hợp tác với các đồng minh trong thời điểm mà họ phải đọc trên báo để biết về những điều đang diễn ra” – ông Mattis nói, trong lúc cùng ông Panetta tham dự Diễn đàn Quốc phòng Quóc gia Reagan.
Vị tướng 4 sao này cũng nhắc về tầm quan trọng của việc hợp tác với đồng minh – một vấn đề từng khiến ông phải ra tuyên bố từ chức Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính quyền Trump.
“Hành động đơn độc trong thế giới này sẽ không mang lại hiệu quả” – ông Mattis nói thêm – “Và ngay thời điểm hiện tại, trong một số trường hợp chúng ta cũng đang hành động mà không có sự phối hợp với, hoặc, chống lại các đồng minh”.
Ông Panetta, - cựu Giám đốc CIA và từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời Barack Obama – cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc phối hợp với các đồng minh.
“Ông Jim (Mattis) nói rất đúng, sức mạnh của nước Mỹ nằm trong khối đồng minh của chúng ta cùng khả năng phối hợp với nước khác. Tôi hiểu rằng Tổng thống đang muốn đảm bảo rằng mọi người phải chia sẻ gánh nặng (chi phí quốc phòng), nhưng ông ấy cũng nên quan tâm tới tầm quan trọng của nhiệm vụ này” – ông Panetta nói, thêm rằng Mỹ hiện duy trì 25.000 binh sĩ trong khu vực để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.
Cuối tuần qua, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên đưa tin rằng một vụ thử “rất quan trọng” đã được thực hiện tại bãi thử tên lửa Sohae của nước này. Tổng thống Trump phản ứng bằng một đoạn tweet nói rằng lãnh đạo Kim Jong-un có thể mất “tất cả mọi thứ” nếu không có bước tiến trong giải giáp hạt nhân.
“Ông Kim Jong-un quá thông minh và có quá nhiều thứ để mất, thực ra là mọi thứ, nếu như ông ấy hành động theo cách thù địch. Ông ấy đã ký một thỏa thuận giải giáp hạt nhân mạnh mẽ với tôi ở Singapore” – ông Trump viết trên Twitter.
Đại sứ Triều Tiên tại LHQ trước đó còn nói rằng vấn đề giải giáp hạt nhân giờ không còn nằm trên bàn đàm phán với mỹ, và các cuộc đàm phán kéo dài với Washington giờ không còn cần thiết nữa.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.