Đầu tư kinh doanh nhà đất và lỗ hổng của chính sách
Thông báo tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội (đợt 1) vừa được công ty đấu giá công bố. Phiên đấu giá này sẽ diễn ra sáng ngày 8/9 tại nhà thi đấu huyện Thanh Oai.
Các thửa đất có diện tích từ 74,63 đến 134,69 m2. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp một lần đấu. Đáng chú ý, giá khởi điểm các lô đất đã tăng lên so với mức cũ từ 7,3 triệu đồng/m2 lên thành 8,8 triệu đồng/m2, tương đương từ 660 triệu đồng đến gần 1,2 tỷ đồng/thửa. Mức giá khởi điểm thấp là nguyên nhân chính khiến phiên đấu giá phải hủy trước đó để xác định lại mức giá mới.
Giá khởi điểm các lô đất đã có sự thay đổi
Khách hàng tham gia đấu giá sẽ đặt cọc số tiền 20% so với giá khởi điểm, tương ứng 131,3-237 triệu đồng, tùy các thửa khác nhau.
Và tiếp đó, tại Hoài Đức, Hà Nội, cuộc đấu giá kéo dài 18 giờ, 19 thửa đất xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã được bán thành công, cao nhất 133,3 triệu đồng mỗi m2.
Lô đất cuối cùng tại phiên đấu giá ở hội trường Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Hoài Đức tìm được chủ nhân lúc 4h30 sáng ngày 20/8. Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên đã kéo dài khoảng 18 giờ, trải qua 10 vòng trả giá. Sáng 19/8, khi bắt đầu, phiên đấu giá có trên 400 nhà đầu tư tham dự.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sản xuất thiếu vốn, công nhân thiếu việc làm... vậy mà dòng tiền cứ chảy vào đầu tư nhà đất. Bao hệ lụy diễn ra, nào là giá đất bị thổi phồng, nhà đầu tư bỏ cọc. Chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương bị khủng hoảng, không thực hiện được đúng kế hoạch.
Người có nhu cầu thật sự về nhà ở thì không tiếp cận được vì giá quá cao, nhiều chủ cơ sở sản xuất lại thu nhỏ quy mô, cắt giảm công nhân để dồn tiền đầu tư đất lấy lãi cao. Công cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế ở nhiều địa phương bị méo mó, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cứ mai một dần. Nhiều công nhân, nông dân có tay nghề lại mất công cụ sản xuất, mất cơ hội việc làm, xa quê kiếm sống với nghề sipper, lái xe công nghệ.
Ngành xây dựng có ảnh hưởng quan trọng đối với thiết lập cơ sở hạ tầng vậy mà đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Chỉ riêng lĩnh vực xi măng, các doanh nghiệp đang thu lỗ liên tục, Công ty Xi măng Bút Sơn dự kiến lỗ 150 tỷ trong năm 2024, Công ty xi măng Hạ Long đang phải dừng chạy lò 1 dây chuyền, có công ty xi măng tư nhân phải dừng chạy lò. Không có giải pháp sớm, nhiều công ty xi măng sẽ đối mặt với phá sản, công nhân mất việc làm, ngành sản xuất đình đốn.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.