Dạy trẻ khuyết tật: Hành trình của nhiệt huyết, chân thành, kiên nhẫn

2018-11-24 17:05:54 0 Bình luận
Mang lại hạnh phúc cho trẻ khuyết tật và gia đình các em là hành trình nhiều nước mắt, đầy khó khăn và muôn vàn thử thách. Giáo viên hỗ trợ, can thiệp trẻ khuyết tật cần sự kiên nhẫn, nhiệt tình và trên cả là tình thương, lòng yêu nghề.

Đó là chia sẻ của thầy giáo Trần Cao Quanh (sinh năm 1989), giáo viên Trung tâm Hỗ trợ Can thiệp sớm Huế (TP. Huế, Thừa Thiên - Huế) về nghề giáo viên dạy trẻ tự kỷ.


Trẻ được can thiệp, hỗ trợ theo hình thức 1 - 1.


Bước ngoặt

Tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục, Trường ĐHSP Huế năm 2011, ước mơ của thầy Quanh cũng như các bạn đồng môn là được đứng bục giảng tại trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc là giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông. Nhưng cuộc sống đã chuyển thầy đi theo ngã rẽ khác - trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật, nghề rất ít giáo viên nam có thể làm được.

Nghe tâm sự của thầy Quanh, câu chuyện trở thành giáo viên khuyết tật như hiện tại có lẽ được khởi nguồn từ lúc còn là sinh viên. Lúc đó, thầy đã năng nổ tham gia hoạt động tình nguyện tại các trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật trong TP. Huế. Sau khi ra trường, thầy được giới thiệu về làm tại Tịnh Trúc Gia - Trung tâm dạy nghề và đời sống cộng đồng cho người trẻ khuyết tật, thuộc Hiệp hội vì sự phát triển ngành sư phạm trị liệu tại Việt Nam (EURASIA) do GS. Hà Vĩnh Thọ, Việt kiều tại Thụy Sĩ thành lập.

Ban đầu, thầy Quanh chỉ nghĩ đây là công việc tạm thời trong lúc chờ xin đi dạy. Nhưng, không ngờ chính trong quá trình ấy, thầy Quanh nhận thấy nhiều trẻ bị khuyết tật, nhiều gia đình trong hoàn cảnh thương tâm. Sự chạnh lòng ấy đã thôi thúc thầy giáo trẻ tiếp tục học tập, bổ túc nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và các chứng chỉ nghiệp vụ về dạy trẻ khuyết tật.

Tịnh Trúc Gia là trung tâm chất lượng, nhưng ở đây chủ yếu nhận trẻ vị thành niên trở lên. Vậy, các em ở độ tuổi nhỏ hơn thì thế nào? Bởi lẽ, nếu trẻ được phát hiện khiếm khuyết sớm, từ đó có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, các em sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn.

Những băn khoăn, trăn trở của người giáo viên trẻ đầy tình thương ấy đã đưa thầy đi đến quyết định xin nghỉ việc tại Tịnh Trúc Gia để hỗ trợ trẻ khuyết tật ở độ tuổi nhỏ hơn.

Chỉ “một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân”, thầy Quanh liên hệ các chuyên gia, thầy cô và bạn bè - những người cùng nỗi lòng trăn trở với trẻ khiếm khuyết để thực hiện mong ước của mình. Đến tháng 7/2017, thầy cùng 3 “đồng nghiệp” và với sự hỗ trợ của chuyên viên giáo dục đặc biệt Trần Minh Khánh, Trưởng dự án Eurasia - Thụy Sĩ, Trung tâm Can thiệp sớm Huế được thành lập. Trong đó xác định trung tâm đảm nhận vai trò chính là tư vấn, đánh giá và can thiệp cho các cháu có nhu cầu đặc biệt.

Niềm vui lẫn nước mắt

Trung tâm Can thiệp sớm Huế hiện có 8 giáo viên hỗ trợ cho 14 cháu đặc biệt (đa số mắc hội chứng tự kỷ). Trong đó 11 cháu học theo hình thức bán trú, 2 cháu học theo giờ cá nhân và 1 cháu học hòa nhập tại trường mầm non (giáo viên của trung tâm đến can thiệp, hỗ trợ trẻ tại trường).


Trẻ tham gia hoạt động vui chơi theo ngày lễ, ngày hội.


Từng bước phát triển và hoàn thiện, hiện Trung tâm được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, hỗ trợ các kỹ năng để tự phục vụ bản thân, hòa nhập cuộc sống. Ở nhóm này, các cháu sẽ được học theo giờ cá nhân với hình thức 1 - 1 (1 cô - 1 trò), được tham gia các giờ hoạt động chung của nhóm. Nhóm thứ 2, tiền tiểu học; các cháu được học chung theo hình thức “tiết học” để “tốt nghiệp” ra trường tham gia học hòa nhập.

Chia sẻ về công việc hiện tại, thầy Quanh nói: “Mặc dù các em cùng có hội chứng tự kỷ nhưng mỗi em có một nét riêng, không giống nhau. Nếu muốn gắn bó với nghề thì ngoài việc phải nắm chuyên môn tốt thì sự nhiệt huyết, chân thành và kiên nhẫn là điều cần thiết. Bởi, nếu không có lòng kiên nhẫn và tình thương yêu thật sự thì rất khó để làm công việc này. Mỗi khi các cháu xuất hiện các hành vi như la hét, cắn, khóc, tự hủy hoại bản thân... thì giáo viên phải bình tĩnh xử lý và uốn nắn hành vi cho trẻ. Chỉ cần một phút nóng giận, mất bình tĩnh thôi là phương pháp can thiệp và trị liệu sẽ không đưa lại kết quả”.

Khi được hỏi về cảm xúc của nghề đang làm, thầy Quanh nói: “Đó là niềm vui pha lẫn nước mắt khi học sinh của mình làm được những điều đơn giản như ngồi yên vào ghế 5 - 10 phút, bật ra những ngôn ngữ nói đầu tiên hay tự cầm muỗm xúc cơm tự ăn... Làm giáo viên dạy trẻ tự kỷ thì đó là niềm vui tuy giản đơn nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa”.

Chị L.T.K.C (phụ huynh có con đang theo học tại Trung tâm) xúc động cho biết: “Cháu H.L.M.A (4 tuổi) học tại Trung tâm 5 tháng nay. Hiện, cháu đã tiến bộ khá nhiều, có thể tự làm nhiều việc để phục vụ cá nhân. Sự tiến bộ của cháu là nhờ thầy cô ở Trung tâm tận tình chỉ dạy và hướng dẫn tôi dạy cháu ở nhà, nhiều cách dạy cháu hay lắm. Tôi rất cảm ơn thầy cô ở đây”.

Cô Lê Thị Kim Anh, Giám đốc Trung tâm, tâm tư: Mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn nhưng với lòng yêu nghề, đội ngũ giáo viên của trung tâm luôn nỗ lực, tận tâm đồng hành cùng các cháu. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là nhận được sự phối hợp, đồng hành từ phía gia đình. Có như vậy, trẻ mới nhanh tiến bộ.

“Hiện, số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng, với một trẻ tự kỷ, sinh hoạt quy định hằng ngày có thể không được thực hiện. Gia đình rất cần được tư vấn và trợ giúp. Là giáo viên dạy trẻ tự kỷ, chúng tôi cũng hy vọng mọi người không còn cái nhìn kỳ thị hay tẩy chay trẻ tự kỷ, bởi điều đó sẽ giết chết tương lai của các con. Bởi vậy, dù có áp lực hay từng chán nản nhưng chỉ một sự tiến bộ nhỏ của trẻ cũng khiến tất cả mệt mỏi của thầy cô tan biến”, cô Kim Anh nói.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại được quan tâm, chăm sóc

Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (NKT&TMC) tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với một số đơn vị tài trợ tổ chức chương trình tặng quà cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Ba Chẽ và huyện Bình Liêu.
2024-11-01 12:59:24

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
2024-11-01 12:07:35

Chủ tịch Quốc hội Qatar: Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới

Sáng 31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Qatar Hassan bin Abdulla Al-Ghanim.
2024-11-01 08:00:00

Thẻ trả góp Muadee tung ‘Deal khủng’ cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ Thẻ trả góp Muadee by HDBank, trả góp từ 3 đến 4 tháng, 0 đồng trả trước và không lãi suất.
2024-10-31 16:18:46

Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình

Tổng Giám đốc VTV Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020- 2025.
2024-10-31 11:00:00

Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Ý nghĩa và tác động đối với xã hội Việt Nam hiện đại

Chính sách ưu đãi đối với người có công đã và đang trở thành một phần quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không chỉ có ý nghĩa tri ân mà còn góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong các thế hệ.
2024-10-31 10:23:36
Đang tải...