ĐBSCL: “Giải cứu” nông sản trước dịch bệnh Corona

2020-02-19 11:34:33 0 Bình luận
 Hiện nay, nông dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa đối phó với thiên tai, hạn mặn xâm nhập đe dọa, lại phải đối phó với ảnh hưởng thị trường trống vắng từ Trung Quốc do dịch bệnh Corona gây ra.

 Hiện tại, mặt hàng chiến lược của ĐBSCL cũng lao dốc rất thảm hại và đang chờ những cuộc “giải cứu” là cá tra. Nhiều người nuôi cho biết, giá cá tra trước dịch bệnh Corona từ 22.000-23.000đ/kg, nhưng nay chỉ còn xấp xỉ 17.000đ/kg. Người nuôi lỗ rất nặng bởi thương lái đã ngừng mua do không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, còn các doanh nghiệp trong nước cũng chỉ mua cầm chừng, nhỏ giọt.

Gian hàng mắm, khô Nam bộ

Ông Chương Văn Khanh, chủ cơ sở thu mua chế biến cá tra tại phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ kể: “Tôi nuôi cá tra chuyên canh trên diện tích 50.000 mét vuông, bình quân mỗi năm xuất bán trên 300 tấn cá. Năm nay “sống dở chết dở” bởi bán không xong, còn nuôi tiếp thì thêm hao tốn thức ăn. May là tôi dùng cá nuôi của mình để chuyển sang phương án làm khô, mắm cá tra cùng một số sản phẩm khác để hạn chế thua lỗ”.

Theo nhiều người nuôi quy mô lớn tại Cồn Sơn, Cồn Tân Lộc (TP. Cần Thơ); Châu Thành, Tân Châu (An Giang); Châu Thành, Châu Thành A (Hậu Giang)… thì giá bán cá từ 21.000 đồng/kg người dân mới đủ vốn bỏ ra. Với giá bán như hiện nay thì chuyện lỗ nặng là điều tất yếu. Tất cả vẫn đang mong chờ những cuộc giải cứu mong manh từ Nhà nước lẫn người tiêu dùng, cùng các doanh nghiệp chế biến.

Tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nơi được xem là vương quốc chôm chôm của quê hương Đồng Khởi với diện tích trồng trên 1.000ha, nhiều nhất là chôm chôm đường, Thái, Java…Nếu như thời điểm này vào năm trước, chôm chôm các loại có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg thì giá bán hiện nay chỉ còn từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. Đã vậy, thương lái cũng không mặn mà việc thu mua bởi con đường xuất khẩu sang Trung Quốc đã “bế môn tỏa cảng” từ khi có dịch bệnh Corona.

Ông Nguyễn Văn Truyền, thương lái thu mua chôm chôm xã Phú Phụng cho biết: “Tôi ngưng không mua hàng sang Trung Quốc bởi bên đó họ đã ngừng mua. Nếu mua chỉ để tiêu thụ nội địa thì sẽ quá tải bởi lượng chôm chôm của tỉnh Bến Tre là rất lớn, được xem là nhiều nhất cả nước. Nếu Nhà nước và người dân không giải cứu thì “chết chắc”. Nhiều người đang tính chuyện đốn bỏ cây chôm chôm để thay vào đó là những loại cây ăn trái khác”.

Nhiều nông dân ngậm ngùi kể thêm, đâu chỉ sầu riêng, mít Thái, dưa hấu, thanh long, chôm chôm, cá tra… “dội chợ”, mà hàng loạt nông sản khác cũng lao dốc tương tự như mận, khoai lang, nhãn, dâu, vú sữa…Và chưa ai có thể dự đoán tình trạng này bao giờ kết thúc trong khi diễn biến cơn dịch bệnh Corona ngày càng lan rộng và chưa có tín hiệu dừng lại. 

Ông Nguyễn Ngọc Nhân, Giám đốc Hợp tác xã Chôm chôm Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long cho biết, xã đang có khoảng 80ha chôm chôm đang cho trái chính vụ, giờ phải “treo” trên cây vì hái cũng chẳng biết bán cho ai. Không một nông dân nào mong muốn được giải cứu, mà kêu gọi giải cứu lúc này cũng rất khó giải quyết được bài toán lỗ nặng, bởi người tiêu dùng chỉ tiêu thụ được một phần rất nhỏ trên tổng sản lượng nông sản làm ra mà trước đây chỉ có con đường tiêu thụ duy nhất là xuất sang Trung Quốc.

Thanh Long rớt giá khó kiếm đầu ra

 “Chúng tôi đang kết hợp với Sở Công Thương để cùng các siêu thị hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho trái mít. Đồng thời đưa ra khuyến cáo nông dân không nên tập trung trồng dưa hấu trên diện tích lớn, dần chuyển sang trồng các loại hoa màu ngắn ngày”, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết sáng ngày 5-2.

Hiện do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV), nên nhiều loại nông sản bị ảnh hưởng đầu ra nghiêm trọng. Trong đó, giá mít Thái giảm giá trầm trọng. Từ chỗ bán 60.000-70.000 đồng/kg, nay thương lái chỉ còn mua tại vườn với giá 5.000 đồng/kg. Hiện nhiều chủ vựa trái cây tại Hậu Giang cũng không dám mua mít vì không chắc tìm được đầu ra trong bối cảnh ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp.

Tỉnh Hậu Giang hiện có 5.500 ha trồng mít Thái, trong đó huyện Châu Thành là nơi có diện tích trồng cao nhất ĐBSCL trên 5.000 ha. “Chúng tôi khuyến cáo nông dân nên chăm sóc dưỡng cây, ngưng cho ra trái để chờ thị trường thông thương trở lại” – ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết.

Ngày 7-2, nhiều thương lái trên địa bàn tỉnh Cà Mau cho biết đã ngưng mua cua biển. Theo các thương lái, trước Tết Canh Tý 2020, giá cua biển trên thị trường Cà Mau khá cao. Cua biển Năm Căn (đã được cấp nhãn hiệu tập thể) có thời điểm giá đến 750.000-880.000 đồng/kg (cua gạch loại 1), cua Y loại 1 giá từ 350.000-400.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ sau Tết Canh Tý 2020 thì giá cua rớt thảm hại và hiện tại giá giảm hơn một nửa.

Ông Huỳnh Hùng Anh, Phó Chủ tịch Hội Thủy sản huyện Năm Căn, cho rằng nguyên nhân khiến cua biển Cà Mau rớt giá mạnh là do ảnh hưởng bởi dịch nCoV, không xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc trong khi thị trường trong nước cũng tiêu thụ yếu.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sun Group ra mắt tổ hợp căn hộ cao cấp giữa lòng Thủ đô

Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.
2025-07-02 10:13:52

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ tháng 7/2025

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động, mức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 1/7/2025.
2025-07-02 01:51:42

Đồng chí Trương Quốc Huy giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Theo Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, đồng chí Trương Quốc Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, được phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020 – 2025.
2025-07-01 15:16:42

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

‘Rạng rỡ Hải Phòng’ chào mừng sự trở về với cội nguồn chung

Tối 30/6, tại Quảng trường Nhà hát thành phố và Trung tâm Văn hóa Xứ Đông đã diễn ra Cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Rạng rỡ Hải Phòng”, chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Hải Dương và TP.Hải Phòng.
2025-07-01 10:13:48

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32
Đang tải...