Đề nghị đưa xử lý nợ xấu vào Luật các Tổ chức tín dụng

2020-10-01 08:36:39 0 Bình luận
Hiện Chính phủ đã giao NHNN phối hợp với các bộ, ngành xem xét, nghiên cứu việc luật hóa các quy định trong Nghị quyết 42/2017/NQ-QH đưa vào Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh

Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho hay sẽ xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu. Phó Tổng giám đốc VAMC Đỗ Giang Nam bày tỏ thêm rằng sau thời điểm Nghị quyết 42 hết hiệu lực, nếu không có văn bản thay thế thì có thể làm quá trình xử lý tài sản bảo đảm bị kéo dài, các nhà đầu tư mua, bán nợ xấu nghi ngại về khả năng xử lý các khoản nợ đã mua để thu hồi vốn.

Phát biểu tại Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết việc xác định việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong suốt giai đoạn 2016-2020.

"Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 đã tạo ra những dấu ấn rõ nét và chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD", Phó Thống đốc đánh giá.

Đến nay, theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh, về cơ bản, các TCTD đã tập trung xây dựng, tích cực triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 để phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra. Chất lượng tín dụng của các TCTD được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát dưới mức 2%. Quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị, tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD được nâng cao hơn.

Cùng với đó, tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát, xử lý. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường hơn.

Tuy nhiên, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản đảm bảo của một số tổ chức tín dụng còn khó khăn trong trường hợp tài sản bảo đảm cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng TCTD vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền thu giữ tài sản đảm bảo  của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42, thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của tòa án các cấp…

Từ thực tiễn hoạt động, ông  Nguyễn Thế Huân, Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), cho hay, từ khi Nghị quyết 42 được ban hành đến nay, VietinBank đã xử lý thu hồi hơn 28.000 tỷ đồng nợ xấu được xác định là nợ xấu theo Nghị quyết 42. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 vẫn còn nhiều vướng mức. Bên cạnh đó, Nghị quyết chỉ có hiệu lực trong vòng 5 năm, ông Huân đề nghị NHNN sớm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để đề xuất Quốc hội ban hành Luật xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.  

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo NHNN cho hay, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan đề xuất chính phủ các giải pháp để giải quyết dứt điểm những khó khăn vướng mắc về cơ chế cũng như trong thực tế áp dụng Nghị quyết 42. Đồng thời, sẽ xem xét, nghiên cứu việc luật hóa xử lý nợ xấu nhằm quy định cụ thể về việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm báo của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC và tạo động lực cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu đạt hiệu quả…

“Để triển khai thành công các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, đạt được các mục tiêu đề ra, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như hoạt động tiền tệ, ngân hàng, ngoài sự hỗ trợ của NHNN và các tổ chức tín dụng , VAMC, cần có sự phối hợp tích cực của ác bộ, ngành chính quyền địa phương, sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh kiến nghị.  

Thông tin thêm về vấn đề luật hóa xử lý nợ xấu, ông  Trần Đăng Phi, Phó Chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, cho biết thêm, trong quá trình tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 42, đơn vị này nhận thấy những quy định phát huy tác dụng trong thực tế - định có tính chất tạo điều kiện, giải quyết khó khăn vướng mắc cho quá trình xử lý nợ. Hiện Chính phủ đã giao NHNN phối hợp với các bộ, ngành xem xét, nghiên cứu dự định sẽ luật hóa các quy định nói trên, đưa vào Luật các Tổ chức tín dụng.

Nếu điều này được hiện thực hóa, các bên liên quan đều sẽ thuận lợi hơn trong quá trình xử lý nợ xấu, giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với trước đây.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh sẵn sàng biểu diễn chào mừng Giải Teakwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024

Trong chương trình nghệ thuật chào mừng Giải Teakwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024 sẽ được tổ chức tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long) vào tối 7/12, một trong những nội dung được người dân háo hức, mong đợi nhất là màn biểu diễn của Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an. Từ sáng ngày 4/12, các CBCS Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã có mặt tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) và tích cực tập luyện, sẵn sàng biểu diễn chào mừng quan khách, các vị đại biểu, các đoàn VĐV và người dân.
2024-12-05 13:45:58

Đảng uỷ Khối DN quận Đống Đa tổ chức hội nghị giao ban Bí thư chi bộ

Ngày 5/12/2024, Đảng ủy Khối doanh nghiệp quận Đống Đa đã tổ chức Hội nghị giao ban Bí thư chi bộ tháng 12/2024.
2024-12-05 09:26:15

Hải Phòng xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 18 xác định năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2025, tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Hội nghị đã đề ra 8 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể.
2024-12-05 07:05:48

Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp nông lâm thủy sản

“Phát triển bền vững đã trở thành một xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, trong đó, phát triển bền vững về kinh tế được coi là trụ cột, nền tảng phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.”
2024-12-04 18:30:00

Hải Phòng khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố

Sáng 4/12, Hải Phòng tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp thường lệ cuối năm, vào thời điểm cả thành phố đang ra sức hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2024.
2024-12-04 12:10:13

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12)

Sáng ngày 3/12/2024, HNM (Hội người mù) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12) nhằm tuyên truyền, nâng cao vị thế của Người khuyết tật (NKT) nói chung, trong đó có người mù trên địa bàn theo chủ đề của Liên Hợp Quốc đã chọn, đó là “Nâng cao vai trò lãnh đạo của NKT vì một tương lai toàn diện và bền vững”.
2024-12-04 09:35:00
Đang tải...