Đến năm 2050 không còn nhiệt điện than

2023-06-08 21:32:36 0 Bình luận

Theo Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023, cơ cấu nguồn điện Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than

Ngày 15/5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2050 đạt từ 490.529-573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Trong đó, Thủ tướng quyết định tiếp tục phát triển mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo như: Điện gió trên bờ đạt 60.050-77.050 MW (chiếm 12,2-13,4%); điện gió ngoài khơi 70.000-91.500 MW (chiếm 14,3-16%); điện mặt trời đạt từ 168.594-189.294 MW (chiếm 33,0-34,4%); điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (chiếm 1-1,2%).

Nguồn thuỷ điện đến 2050 được phát triển đạt 36.016 MW (chiếm 6,3-7,3%); nguồn điện lưu trữ đạt từ 30.650-45.550 MW (chiếm 6,2-7,9%); điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 4.500 MW (chiếm 0,8-0,9%).

Đặc biệt, Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ sẽ không còn nhiệt điện than, thay vào đó sẽ phát triển nhiệt điện sử dụng sinh khối và amoniac từ 25.632-32.432 MW (chiếm 4,5-6,6%).

Nguồn nhiệt điện khí bao gồm: Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng là 7.900 MW (chiếm 1,4-1,6%); nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro là 7.030 MW (chiếm 1,2-1,4%); nhiệt điện nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng đốt kèm hydro đạt từ 4.500-9.000 MW (0,8-1,8%); nhiệt điện nhiệt điện khí thiên nhiên hóa lỏng chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro đạt từ 16.400-20.900 MW (3,3-3,6%).

Nguồn điện nhập khẩu đạt khoảng 11.042 MW (1,9-2,3%) và phát triển nguồn điện linh hoạt đạt từ 30.900-46.200 MW (6,3-8,1%).

Quy hoạch phát triển nguồn điện đến năm 2045 (Nguồn: nhandan.vn)

Vốn đầu tư Việt Nam cần để thực hiện Quy hoạch điện 8

Quyết định 500/QĐ-TTg năm 2023 cũng nêu rõ về nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam thực hiện Quy hoạch điện 8 như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2030: Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD (trung bình 12,0 tỷ USD/năm), lưới điện truyền tải khoảng 14,9 tỷ USD (trung bình 1,5 tỷ USD/năm).

- Định hướng giai đoạn 2031-2050: Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 - 511,2 tỷ USD (trung bình 18,2 - 24,2 tỷ USD/năm), lưới điện truyền tải khoảng 34,8 - 38,6 tỷ USD (trung bình 1,7 - 1,9 tỷ USD/năm), sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính

Xu hướng dịch chuyển cơ cấu năng lượng

Việc định hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm giúp kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 - 254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050. 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và khan hiếm nhiên liệu, từ nhiều năm trước, trên thế giới đã bắt đầu diễn ra xu hướng chuyển dịch năng lượng, trong đó đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chú trọng sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Ngày càng có nhiều thiên tai, các hiện tượng cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn cho đến tình trạng suy giảm nguồn nước và xu hướng của các nước trên thế giới đang từng bước dỡ bỏ các đập thủy điện để trả về trạng thái tự nhiên.

Điện than tuy có công suất lớn và ổn định, nhưng trữ lượng than đang cạn dần, hàng năm nước ta nhập thêm 30%, nếu tiếp tục phát triển điện than thì ngành điện sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào đến năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm: "100% người có công và gia đình người có công sẽ được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần"

"Đến năm 2030, 100% người có công và gia đình người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, được chăm lo toàn diện về vật chất và tinh thần", Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong cuộc gặp mặt ngày 9/4.
2025-04-09 18:55:26

Quyết tâm đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Một trong những nỗ lực nhân đạo và bền vững mang tính chiến lược của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có công với cách mạng trên phạm vi cả nước. Mục tiêu hướng tới là đến ngày 31/10/2025, Việt Nam sẽ cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ nhà ở không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu – một bước tiến lớn nhằm cải thiện chất lượng sống và đảm bảo an sinh xã hội.
2025-04-09 01:18:57

50 năm thương hiệu Gạo sạch miền Tây

Đó là các sản phẩm gạo Móng chim CT152, MT179, Organic Rice mà công ty TNHH MTV An toàn lương thực sạch miềnTây đã tiên phong lĩnh vực “nông nghiệp xanh”, hướng đến việc cung ứng chuỗi thực phẩm sạch trên toàn cầu với sứ mệnh bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
2025-04-08 06:43:57

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
2025-04-07 09:00:00

Tưởng niệm 1982 năm Ngày giỗ Hai Bà Trưng

Ngày 3/4 (tức Mùng 6/3 năm Ất Tỵ), huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm Ngày giỗ Hai Bà Trưng (43-2025).
2025-04-06 07:40:13

Thành phố Hải Phòng họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3

TP.Hải Phòng vừa tổ chức họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết thực hiện nhiệm vụ quý I và công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025)
2025-04-05 18:25:37
Đang tải...