Diễn biến mới về vụ án “Hủy hoại rừng” ở Đăk Nông: Tòa hoãn xử vì không “trích xuất” được bị cáo

2018-03-07 20:21:36 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Theo giấy triệu tập gửi cho các Văn phòng luật sư, đúng 8 giờ ngày 06/3/2018, TAND huyện Đăk G’Long sẽ đưa vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại tiểu khu 1697 thuộc địa bàn xã Đăk Ha ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, cho đến 9 giờ 30 phút, không hiểu vì lý do gì, bị cáo Phạm Xuân Sáng không được Công an huyện Đăk G’Long thực hiện lệnh “trích xuất” đến phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án. Các nhân chứng, các luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan do Tòa án triệu tập đều vắng mặt…

Sau khi chuyển toàn bộ hồ sơ và cáo trạng cho TAND huyện Đăk G’long, nhận thấy còn nhiều tình tiết cần làm rõ đối với vụ án, ngày 24/01/2018, Viện KSND huyện này đã chủ động gửi văn bản (số 88/CV-VKS) đề nghị “rút hồ sơ” để điều tra bổ sung. Nhận được công văn này, cùng ngày, TAND huyện Đăk G’Long đã ký quyết định (số 01/2018/HSST-QĐ) trả hồ sơ để “điều tra bổ sung” theo đề nghị của Viện KSND cùng cấp.


Đã đến giờ làm việc, Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long vẫn “vắng như chùa bà đanh”

Theo “quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung” của Tòa án, theo bà Lê Thị Hồng Nhung- Thẩm phán, Phó Chánh án TAND huyện Đăk G’Long, chủ tọa phiên tòa, có 5 vấn đề cần làm rõ trong hồ sơ vụ án, đó là: Phải xác định rõ số diện tích rừng bị hủy hoại được nêu trong hồ sơ vụ án là 8.404m2 tại lô 3, khoảnh 1, tiểu khu 1697 trước khi Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha (thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa) ký hợp đồng huy động vốn trồng rừng đối với ông Hoàng Văn Đào và ông Trần Minh Tuấn vào ngày 19 và 20/10/2014, đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân nào chưa? Thu thập toàn bộ các tài liệu liên quan đến công tác kiểm kê, xác định hiện trạng rừng tại tiểu khu 1697 của cơ quan chuyên môn (trước thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi vi phạm); sau kiểm kê khu vực này được giao cho cơ quan tổ chức nào quản lý, tại văn bản nào? Thu thập các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can Sáng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Nông để làm căn cứ xác định rõ hành vi vi phạm trong vụ án này. Các bút lục từ 185 đến 209 là bản phô tô không có giá trị chứng minh, cần thu thập theo đúng trình tự tố tụng. Bổ sung ly lịch bị can Sáng từ năm 1986 đến tháng 8/1994.

 Gần 10 giờ ngày 6/3/2018 chỉ có bị cáo Trần Văn Tuân được cảnh sát tư pháp đưa đến phiên tòa còn bị cáo Phạm Xuân Sáng không được cơ quan chức năng thực hiện lệnh trích xuất của Tòa án.

Sau khi được Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long cho phép sao chụp toàn bộ hồ sơ vụ án, ngày 18/01/2018, luật sư Thái Văn Chung, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Hãng luật Nguyên Giáp (TP Hồ Chí Minh), nhận bào chữa cho Phạm Xuân Sáng, đã có văn bản kiến nghị gửi Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long với nhiều nội dung cần được bổ sung, xem xét, làm rõ trong hồ so vụ án từ thủ tục tố tụng cho đến các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc khởi tố, truy tố bị can. Theo luật sư Chung, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk G’Long đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án. Ví dụ như: Trong quyết định khởi tố vụ án, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk G’Long có nêu: “Căn cứ báo cáo của UBND xã Đăk Ha…” nhưng trong hồ sơ vụ án không có tài liệu này... Nhiều tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thu thập không khách quan, các nhân chứng có lời khai trong vụ án là những bị can, phạm nhân đang bị tạm giam, hoặc đang chấp hành án tại Trại Giam, Trại Tạm giam của Công an huyện và Công an tỉnh Đăk Nông nên rất dễ bị ép cung, dụ cung.

Về thủ tục trích xuất bị cáo, triệu tậm người làm chứng, luật sư tham gia phiên tòa, theo luật sư Chung, Công ty TNHH MTV Hãng luật Nguyên Giáp mới nhận được giấy triệu tập do Bưu điện TP Hồ Chí Minh chuyển tới vào lúc 14 giờ 50 phút ngày 3/3/2018. Xác minh thêm thông tin này từ 2 Văn phòng luật sư ở Hà Nội là Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng và Văn phòng luật sư Vì Dân, giấy triệu tập tham gia xét xử phiên tòa này nhận họ được vào sáng thứ 2 , ngày 5/3/2018. Theo quy định tại khoản 1, điều 286, Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa”. Như vậy, ngay như việc gửi giấy triệu tập tham gia phiên tòa cho các luật sư, TAND huyện Đăk G’Long cũng để xảy ra “sơ xuất” không đáng có này.


Do thiếu bị cáo Phạm Xuân Sáng, các nhân chứng cũng không ai có mặt nên phiên tòa phải tạm hoãn

Phiên tòa được thông báo mở vào lúc 8 giờ ngày 06/3/2018, nhưng 7 giờ 30 phút, Tòa án nhân dân huyện Đăk G’Long vẫn chưa có ai đến làm việc. Các phóng viên quan tâm đến vụ án được dịp chứng kiến ý thức chấp hành giờ làm việc của cán bộ, công chức, thẩm phán ở cơ quan “cầm cân nảy mực” này

Do phiên tòa được mở (chậm gần 2 tiếng so với thông báo) nhưng không có bị cáo Sáng (đang bị tạm giam tại Trại giam- Công an tỉnh Đăk Nông), các nhân chứng và luật sư nên Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa. Trả lời câu hỏi về việc không có mặt bị cáo Sáng theo lệnh trích xuất của Tòa án, thẩm phán Lê Thị Hồng Nhung trả lời: “Chúng tôi sẽ yêu cầu Công an huyện Đăk G’Long báo cáo sau”. Hỏi về việc vắng mặt của các nhân chứng, thẩm phán Nhưng không trả lời được.


 Nhiều tài liệu phóng viên thu thập được từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông cho thấy, khu vực “xảy ra vụ án” đã không còn rừng từ năm 2013 về trước, trách nhiệm này thuộc về ai? 

 
Luật sư Chung cho biết, theo quyết định của TAND huyện Đăk G’Long về việc đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm, các nhân chứng cần triệu tập bổ sung đến tham gia phiên tòa sắp tới nhằm làm rõ bản chất vụ án, làm rõ các chứng cứ có trong hồ sơ gồm ông Lê Tuấn Khang- giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đăk Ha, ông Đỗ Đình Long- giám định viên, các điều tra viên, cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án, đại diện UBND xã Đăk Ha, đại diện Bộ CHQS tỉnh Đăk Nông, ông Trần Văn Tuấn- người đứng tên trong hợp đồng huy động vốn trồng rừng tại vị trí rừng bị coi là đã xảy ra vụ án.

Với tinh thần không bỏ lọt tội phạm nhưng không làm oan cho người vô tội, dư luận mong rằng, phiên tòa được diễn ra theo đúng quy định cải cách tư pháp và mọi chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều phải được làm sáng rõ./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...