Doanh nghiệp nặng gánh: Lô hàng 165 triệu, mất 134 triệu phí kiểm tra

2016-09-28 14:36:46 0 Bình luận
Sau nhiều tháng triển khai Nghị quyết số 19/2016 của Chính phủ, kiểm tra chuyên ngành vẫn là gánh nặng với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng 2020. Trong đó, nội dung về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được đánh giá vẫn là gánh nặng đối với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nặng gánh: Lô hàng 165 triệu, mất 134 triệu phí kiểm tra
Kiểm tra chuyên ngành vẫn nhiều bất cập (ảnh minh họa: Đầu tư tài chính)

Nhiều Bộ vẫn chưa chủ động cải thiện

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, thực tế công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá nhập khẩu 9 tháng qua chưa có sự cải thiện (ngoại trừ một số ít lĩnh vực như kiểm dịch thực vật,…). Việc quản lý và kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết vẫn đang là trở ngại, gây khó khăn, tốn kém thời gian, chi phí và gây bức xúc trong doanh nghiệp.

Chẳng hạn, Nghị quyết 19 yêu cầu 10 Bộ (gồm các Bộ: Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận Tải, Công an, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng) rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng mới chỉ có rất ít Bộ (gồm Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải) chủ động triển khai thực hiện, còn lại các Bộ về cơ bản chưa quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ hết sức quan trọng này.

Một số quy định về quản lý chuyên ngành được sửa đổi, bổ sung, nhưng chưa đáp ứng đúng yêu cầu của Nghị quyết; chưa giải quyết được vấn đề, gây bức xúc cho doanh nghiệp. Điển hình như Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may.
Hay như tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành, báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành cao, trung bình chiếm 30% tổng số lô hàng. Tỷ lệ này còn cao hơn ở các cửa khẩu lớn (ví dụ tỷ lệ tại hải quan TPHCM là 35%, Bình Định 31%,…), và không giảm so với năm trước. Số lượng lô hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trên thực tế là rất lớn.

Cùng với đó, thời gian kiểm tra chuyên ngành cơ bản chưa có sự cải thiện. Kết quả đo thời gian thông quan tại một số hải quan cửa khẩu cho thấy, thời gian kiểm tra chuyên ngành vẫn kéo dài, ví dụ, tại hải quan Cần Thơ là 13,6 ngày (chiếm 78%); Đà Nẵng 19 ngày; Bình Định 18 ngày. Một số mặt hàng kiểm tra chất lượng có thời gian kiểm tra dài hơn nhiều như: thiết bị y tế 40 ngày; kiểm tra hiệu suất năng lượng 43 ngày; kiểm tra chất lượng xe cứu hoả, cứu thương 79 ngày.

Chi phí không chính thức có biểu hiện tăng

Một nhức nhối khác, theo đánh giá của Bộ KHĐT, chi phí quản lý, kiểm tra chuyên ngành không giảm so với năm trước và chi phí không chính thức có biểu hiện tăng hơn. Rất khó điều tra được tổng chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho kiểm tra chuyên ngành, nhưng chắc chắn là gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp; tiêu tốn hàng nghìn tỉ mỗi năm.

Đơn cử một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng 8 máy làm mát trị giá 8.000 USD, tương đương khoảng 165 triệu đồng, nhưng chi phí thử nghiệm, kiểm tra chất lượng lên đến 134 triệu đồng (thử nghiệm tại Quantest 1), chưa kể chi phí vận chuyển. Có doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản một năm chi phí khoảng 6 tỉ đồng cho việc thực hiện kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản (do Nafiquad kiểm tra).

 Theo khảo sát và phản ánh của doanh nghiệp năm 2015 và 2016, mức chi phí kiểm tra chuyên ngành tối thiểu cho một tờ khai gồm: phí kiểm dịch là 1 triệu đồng, kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm là 2 triệu đồng. Tổng số chi phí cho việc thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành riêng đối với hàng hoá nhập khẩu làm thủ tục tại hải quan TPHCM năm 2015 khoảng hơn 1.136,5 tỉ đồng. Chi phí này chưa bao gồm phí cấp giấy phép và các loại giấy tương tự; chi phí tiền vay; chi phí lưu kho bãi; chi phí lao động, ngày công; và các chi phí cơ hội khác.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Bộ KHĐT, vẫn còn tình trạng chồng chéo trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Đó là còn khá phổ biến tình trạng một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư) trong cùng lĩnh vực hoặc thuộc các lĩnh vực khác nhau dẫn đến phải chịu sự quản lý của nhiều Bộ, với các cách quản lý khác nhau. Thậm chí, có mặt hàng chịu sự quản lý khác nhau của các đơn vị trong cùng một Bộ.

Hơn nữa, việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là tiền kiểm, thực hiện trước khi thông quan; kiểm tra chuyên ngành quá mức cần thiết, kiểm tra theo lô hàng (chưa áp dụng quản lý rủi ro, quản lý trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp), dẫn tới kéo dài thời gian, tốn kém nhiều chi phí, gây bức xúc cho doanh nghiệp.

Đáng chú ý là việc ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành rất hạn chế. Hầu hết các Bộ vẫn áp dụng hình thức thủ công, giấy tờ trong tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra. Thực tế, cổng thông tin một cửa quốc gia đã đi vào hoạt động, đến nay đã có 10 Bộ tham gia thực hiện kết nối 31/khoảng 100 thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, nhưng đa số là các thủ tục không phổ biến, vì thế hiệu quả cải cách thấp.

Giảm dần niềm tin và sự kỳ vọng

“Những bất cập của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã và đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, gây bất lợi đến cải thiện môi trường kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp cho rằng thủ tục, thời gian và chi phí kiểm tra chuyên ngành không thuận lợi hơn cho doanh nghiệp so với trước. Có khá nhiều vướng mắc của doanh nghiệp đã được phát hiện, phản ánh trong thời gian dài; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các giải pháp cụ thể để xử lý các vướng mắc này, nhưng một số Bộ, ngành có liên quan vẫn chưa giải quyết dứt điểm; gây bức xúc, nản lòng, làm giảm dần niềm tin và sự kỳ vọng vào những thay đổi cải cách từ các Bộ, ngành, và do vậy ảnh hưởng không tốt tới tính hiệu lực, hiệu quả của các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.

Độc quyền, quá tải...

Theo Bộ KHĐT, trong nhiều trường hợp (ví dụ hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chất lượng), số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận) được các Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định hạn chế, dẫn tới tình trạng độc quyền, quá tải cho các tổ chức này, và do vậy ảnh hưởng tới thời gian, chi phí thông quan hàng hóa và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Có mặt hàng, Bộ quản lý chuyên ngành chỉ định duy nhất 1 tổ chức đánh giá sự phù hợp, không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đã đề ra trong Nghị quyết; gây khó khăn, tốn kém và bức xúc cho doanh nghiệp.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...