Doanh nghiệp thép thấp thỏm chờ bất động sản phục hồi

2023-01-05 09:29:19 0 Bình luận
Năm 2022, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có, biểu hiện qua việc dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới... Điều này tác động đến nghành thép.

Trên thực tế, bất động sản là ngành nghề có liên quan mật thiết đến khoảng hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác. Theo đó, quy mô thị trường này sụt giảm cũng khiến cả hệ sinh thái bị ảnh hưởng từ nhà thầu xây dựng đến nhà sản xuất, cung cấp vật liệu, đơn vị thi công nội thất...

Nhiều chuyên gia nhận định, thép là ngành bị ảnh hưởng rất lớn khi bất động sản khó khăn. Cụ thể, thị trường bất động sản suy yếu đã khiến lượng tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm 2022.

 

Mặt hàng sắt thép xây dựng chủ yếu được tiêu thụ nhờ các dự án bất động sản và đầu tư công.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong tháng 11.2022 sản lượng thép xây dựng có sự phục hồi, đạt 1,94 triệu tấn, tăng 3% so với tháng trước nhưng giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, sản xuất của toàn ngành chỉ cầm chừng với 1,83 triệu tấn, giảm 10,8% so với tháng 10 và giảm 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau 11 tháng đầu năm 2022, toàn ngành đã sản xuất được 27,12 triệu tấn thép các loại; tiêu thụ thép ở mức 25,12 triệu tấn, lần lượt giảm 11,3% và 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thép chỉ đạt 5,76 triệu tấn, giảm 19,3 % so với cùng kỳ.

VSA cho biết không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, mà ngay cả một số nhà sản xuất thép lớn cũng đang đối mặt với sự sụt giảm đáng kể về sản lượng lẫn tiêu thụ.

Hiện các mặt hàng sắt thép trong nước chủ yếu được tiêu thụ nhờ các dự án bất động sản và đầu tư công. Tuy nhiên, sự bất ổn của thị trường bất động sản cũng có thể làm giảm nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm thép. Với hơn 90% lượng tiêu thụ thép trong nước đến từ ngành xây dựng, thị trường nhà ở trì trệ có thể làm giảm nhu cầu trong nước trong năm tới.

Trước nhu cầu thép suy yếu ở cả thị trường nội địa và thế giới, một số nhà máy thép trong nước buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất, đẩy mạnh xả hàng tồn kho để giảm đi áp lực kinh doanh ở các quý tới.

Nếu như năm 2022, các doanh nghiệp ngành thép phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi từ thị trường thì bước sang 2023, triển vọng của ngành thép có nhiều dấu hiệu lạc quan hơn. Bởi theo lộ trình, đây sẽ là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng và hàng loạt các dự án gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Tại diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” vừa diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia đã nhận định, từ quý II/2023, thị trường bất động sản sẽ dần hồi phục và phát triển lành mạnh, minh bạch hơn khi những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ, tăng trưởng kinh tế khả quan, tín dụng được khơi thông…

Ngoài ra, hàng loạt chính sách cụ thể như nới room tín dụng thêm 1,5-2% tương đương tăng thêm 240.000 tỉ đồng cung ứng cho nền kinh tế; tập trung rà soát và củng cố thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động công khai, an toàn; thông qua hơn 700.000 tỉ đồng giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung.

Những lực đẩy đáng chú ý từ Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành sẽ là cơ sở rất lớn để thị trường bất động sản sớm khởi sắc trở lại. Đáng nói, đây không còn là câu chuyện của chỉ riêng bất động sản, mà những tác động tích cực từ sự phục hồi này còn lan ra toàn nền kinh tế, ngành thép cũng không phải ngoại lệ.

Còn theo đánh giá của Chứng khoán KIS (KBSV), triển vọng ngành thép trong năm nay đến từ các tín hiệu tích cực như giá nguyên liệu ổn định hơn và động thái mở cửa kinh tế của Trung Quốc. Mặt khác, KBSV cũng kỳ vọng đầu tư công sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép thời gian tới.

Hiện nay, các dự án giao thông có tỷ trọng lớn, chiếm 46,6% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Theo đó, các doanh nghiệp cung cấp thép cho các dự án này sẽ được hưởng lợi nếu giải ngân đầu tư công đúng tiến độ.

Tuy nhiên, KBSV cho rằng tiêu thụ thép vẫn sẽ là thách thức lớn trong năm 2023 do thị trường bất động sản tiếp tục khó khăn, làm giảm nguồn cung dự án mới. Bên cạnh đó, lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến triển vọng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép.

Nắm vai trò “đầu kéo” quan trọng, do đó khi thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu thị trường này thiếu ổn định hoặc trầm lắng kéo dài, ngành thép cũng mất đi cơ hội phát triển.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59

Thanh Hoá có bí thư xã là phó giáo sư, sinh năm 1989

Trong số 166 xã, phường mới được thành lập, có một phó giáo sư (SN 1989) được chỉ định làm bí thư xã thuộc huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa.
2025-06-30 17:28:56
Đang tải...