Doanh nghiệp chưa biết tự vệ

2015-11-07 00:12:13 0 Bình luận
Các nước gia tăng áp dụng phòng vệ thương mại trong khi Việt Nam vẫn chưa quen, chưa biết sử dụng công cụ này

Nhận thức chưa đầy đủ, thiếu chủ động nên các doanh nghiệp (DN) chưa biết sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ thị trường nội địa cũng như tự bảo vệ mình ở thị trường xuất khẩu. Đó là nội dung được nhắc đi nhắc lại tại hội thảo “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp PVTM nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương tổ chức sáng 6-11 ở TP HCM.

Mỗi tháng chống đỡ 1 vụ

Trong quá trình mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập, các nước có xu hướng gia tăng điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chịu đến 98 vụ PVTM, trong đó riêng về chống bán phá giá có đến 59 vụ. Bà Phạm Hương Giang, Phòng Xử lý các vụ kiện PVTM của nước ngoài thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết số vụ việc PVTM mà Việt Nam phải chống đỡ ngày càng tăng. Từ đầu năm đến nay có đến 11 vụ chống bán phá giá đối với hàng Việt xuất khẩu, trong đó có 6 vụ về thép. Tính trung bình, mỗi tháng Việt Nam phải đối diện với 1 vụ PVTM.

 

Từ đầu năm đến nay, có đến 11 vụ chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam xuất khẩu, trong đó có 6 vụ về thép. Ảnh Hoàng Triều

 

Không chỉ Mỹ, EU điều tra PVTM đối với hàng Việt mà những thị trường đang phát triển như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và cả một số nước Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia) cũng tích cực điều tra PVTM đối với hàng Việt Nam. Sản phẩm bị điều tra không còn tập trung ở nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hay thế mạnh như thép, sợi, thủy sản, tôm, cá tra mà cả những mặt hàng kim ngạch thấp. “Xu hướng hiện nay các nước không chỉ kiện đơn mà kiện kép (vừa kiện chống bán phá giá vừa chống trợ cấp), kiện chùm (đơn kiện đồng thời nhiều nước) và kiện domino (nước này kiện được thì nước khác cũng theo đó đi kiện)” - bà Phạm Hương Giang cho biết thêm.

Mặc dù phải liên tục chống đỡ các vụ PVTM, Việt Nam vẫn rất bị động trong tự vệ và sử dụng rào cản PVTM tại sân nhà. Từ năm 2004, Chính phủ đã ban hành pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp và pháp lệnh về tự vệ nhưng đến nay chỉ mới thực hiện 3 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập vào Việt Nam. Theo ông Phùng Gia Đức, Phòng Điều tra vụ kiện PVTM của DN trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh, sau khi bị nước nhập khẩu áp dụng PVTM, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam mất dần thị trường, phải quay về thị trường nội địa. Hành trình quay về “sân nhà” khá chật vật vì đã bị hàng hóa các nước chiếm lĩnh. Vì vậy, DN Việt phải chủ động hơn, làm thế nào thắng ngay trên sân nhà và thay vì ngồi chờ bị kiện thì phải chủ động đề nghị áp dụng PVTM.

Quá bị động

Trả lời câu hỏi vì sao hơn 10 năm có pháp lệnh PVTM và gần 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam vẫn chưa quen với PVTM? Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho rằng đến nay PVTM vẫn là câu chuyện mới. “Việt Nam mở toang cửa cho các nước bán hàng vào mà không có động thái phòng vệ nào. Bản thân DN thì chưa nhận thức được các biện pháp PVTM là công cụ bảo vệ ngành nghề, lĩnh vực của mình được nhà nước cho phép áp dụng; chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp PVTM, cũng không biết làm sao cho phù hợp, không đầu tư nguồn lực cũng như quan tâm đúng mức đến vấn đề này” - ông Thanh nói.

Cũng theo ông Thanh, DN các nước rất nhạy bén, xem PVTM là 1 phần trong chiến lược cạnh tranh, có bộ phận chuyên theo dõi thị trường, tập hợp số liệu… nên phản ứng rất nhanh khi hàng nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá. DN Việt Nam chưa có nhân sự và điều kiện để làm việc này, cũng không có khả năng thu thập chứng cứ, thông tin về thị trường, số liệu về giá bán của hàng hóa trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Ngoài ra, theo quy định của WTO, muốn đứng đơn kiện, nguyên đơn phải chiếm ít nhất 25% thị phần trong khi DN Việt Nam đa số là nhỏ nên không đáp ứng được yêu cầu này. Các DN cùng ngành lại cạnh tranh với nhau, thiếu liên kết nên rất khó bắt tay bảo vệ quyền lợi chung. Với các vụ kháng kiện PVTM, thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy Việt Nam thoát khỏi các vụ điều tra không thành công do DN không hợp tác, rút khỏi vụ việc hoặc tham gia không đầy đủ.

Một bất cập khác cũng gây trở ngại là thiếu nhân sự am hiểu về PVTM. Tuy nhiên, quan trọng nhất là các DN xem việc bị kiện như một tai nạn, chi phí tham gia các vụ kiện cáo là chi phí bất thường, hạch toán vào lãi - lỗ nên thấy chi phí quá lớn so với lợi ích mang lại.

“Nếu DN xem PVTM là một chiến lược cạnh tranh, chi phí bỏ ra là chi phí đầu tư để bảo vệ thị trường nội địa thì sẽ mạnh dạn sử dụng” - ông Phùng Gia Đức nói.

 

Ngại kiện tụng, thiếu liên kết

Có nhiều kinh nghiệm về PVTM, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, cho biết các DN rất ngại những vấn đề liên quan đến kiện tụng, ngại cung cấp thông tin mặc dù thông tin DN được bảo mật theo quy định của WTO. Đó là chưa kể DN cung cấp thông tin không đúng, tự “đánh” nhau, phá giá gây bất lợi cho nhau tại thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, DN càng cung cấp số liệu cụ thể bao nhiêu thì càng có lợi vì đó là cơ sở để Cục Quản lý cạnh tranh nghiên cứu, bảo vệ DN.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc giáo dục thanh niên

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa là 'kiến trúc sư' của Nhà nước Việt Nam độc lập. Với tầm nhìn của một vĩ nhân cùng trải nghiệm thực tiễn của lãnh tụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của thanh niên và tầm quan trọng của việc giáo dục thanh niên.
2024-05-19 09:30:58

TP Hạ Long (Quảng Ninh): Nhiều kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị

Chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy Hạ Long tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, khen thưởng phong trào “Học và làm theo Bác” năm 2023 và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU ngày 16/5/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
2024-05-18 16:21:54

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
2024-05-18 09:58:07

Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh và Công ty TNHH K&P HASE ký biên bản ghi nhớ

Ngày 16/5/2024, tại số 47 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra lễ kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH K&P HASE và Hiệp hội người Hàn Quốc tại HCM – Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (Korean Association in HCMC).
2024-05-16 23:30:00

Hội nghị Trung ương 9: Chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2024-05-16 15:54:13

Đảng ủy Khối DN Đống Đa sơ kết 3 năm Đề án nâng cao chất lượng chi bộ

Sáng 15/5, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp quận Đống Đa sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 11-ĐA/TU, ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”
2024-05-15 16:08:53
Đang tải...