Đón xuân mới với nét đẹp văn hóa quê tôi

2021-01-06 11:50:20 0 Bình luận
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là đất nước có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chính sự đa dạng và phong phú của hàng ngàn lễ hội cứ mỗi độ Tết đến Xuân về lại diễn ra trên khắp đất nước hình chữ S đã góp phần tạo nên nét đẹp riêng có của văn hóa Việt .

Quê tôi làng Ngọc Nhị - xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, mỗi khi nhắc đến địa danh thân quen ấy, khách thập phương không thể quên di tích Nghè Ngọc Nhị thờ danh tướng thời nhà Lý: Hồng Thánh Đức Uy Vũ Dũng Đại Vương Nguyễn Hồng. Ông sinh ra tại làng Ngọc Nhị, sinh vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Nhâm Tuất, với diện mạo khác thường “ học hành thông minh, thiên tư định ngộ, thiên sử bách gia, không có gì là không thấu hiểu”.  Năm 21 tuổi Ông tỏ ra là người thông minh, văn võ song toàn, tiếng tăm của Ông vang đến tận triều đình, vì vậy Ông được nhà vua cho mời vào triều yết kiến và phong cho Ông làm đô úy, Thái bảo và giao cho Ông trấn thủ hai trấn là Thanh Hóa và Nghệ An. Ông nhận ấn chỉ của nhà vua dẫn quân đi dẹp giặc Chiêm,  khi đi qua làng Ngọc Nhị  Ông bị lâm bệnh đột ngột và mất tại làng Ngọc Nhị vào ngày 11 tháng 11( không rõ năm ).Cũng từ đó, Nghè Ngọc Nhị được gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa lâu đời cùng người dân làng Ngọc Nhị nói riêng và nhân dân xã Quảng Phúc nói chung.

                                                         Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa                             

Theo sử sách ghi lại, Nghè Ngọc Nhị được khởi lập đầu thế kỷ thứ XI, vào những năm 1022 trên một diện tích 2104 m2, kiến trúc bề thế, oai nghiêm và linh thiêng. Song vào những năm 1950-1960 của thế kỷ trước, trải qua bao biến cố của lịch sử. Lúc đất nước còn chiến tranh, còn bị chia cắt đôi miền Nam Bắc, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, bên cạnh đó là  nhận thức còn ấu trĩ tả khuynh, vì vậy Nghè Ngọc Nhị đã bị tàn phá nặng nè. Mặc dù không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng những gì còn lại là bằng cớ lịch sử chứng minh lịch sử, văn hóa, trí thông minh và tinh thần sáng tạo của người dân làng Ngọc Nhị trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là những di sản văn hóa, lịch sử rất có giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Trong những năm gần đây nguyện vọng trùng tu, khôi phục lại di tích Nghè Ngọc Nhị đã được nhiều thế hệ ấp ủ và thực hiện, vì vậy “lễ hội Nghè Ngọc Nhị” vẫn được diễn ra hằng năm trên nền đất xa xưa để níu gọi con cháu và bè bạn thập phương nhớ lại di tích lịch sử văn hóa này. Bên cạnh đó được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Nghè Ngọc Nhị đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận di tích lịch sử văn hóa Nghè Ngọc Nhị Theo quyết định số: 186-QĐ/UBTH ngày 17 thánh 01 năm 2011. Chính vì vậy càng làm tôn thêm giá trị văn hóa và sự linh thiêng của di tích Nghè Ngọc Nhị.

 Nghinh môn Nghè Ngọc nhị              

Hằng năm vào ngày 11 tháng 11 âm lịch, quê tôi lại tổ chức lễ hội “ Nghè Ngọc Nhị ” để tưởng nhớ đến vị tướng quân đã có công với đất nước và khai hóa làng Ngọc Nhị. Với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” ngay từ đầu năm, được sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã Quảng Phúc và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho lễ hội . Những ngày cận kề của lễ hội công tác tổ chức chuẩn bị cho ngày lễ càng thêm nhộn nhịp, từ việc tập duyệt các nội dung nghi lễ, đến công tác giao lưu văn hóa văn nghệ…càng làm tăng thêm nét đẹp văn hóa quê tôi.

 

          Thủ tục hành lễ của ban tổ chức     

                   

      Cung chính điện Nghè Ngọc Nhị

Cách đây hơn một tháng, ngày 11 tháng 11 năm Canh Tý, quê tôi tổ chức lễ hội “Nghè Ngọc Nhị”. Sau diễn văn khai mạc của ban văn hóa xã nói về ý nghĩa, cội nguồn của Nghè Ngọc Nhị cùng thân thế sự nghiệp của vị tướng quân Nguyễn Hồng, cũng như  quá trình khởi lập và trưởng thành của làng Ngọc Nhị là thủ tục hành lễ, dâng hương kính báo, tạ ơn tướng quân hằng ngày dõi theo và phù hộ, độ trì cho con cháu học tập, công tác thành đạt, nhà nhà được phúc ấm bình an, quê hương luôn được an bình, thịnh vượng. Tiếp đó là Ông Bùi Ngọc Tam, phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Quảng Phúc, trưởng ban quản lý di tích xã, đánh hồi trống khai lễ, từng tiếng trống ngân vang như ngấm sâu vào mỗi trái tim của chúng ta những người con đang sinh sống trên quê hương hay đang công tác ở mọi miền của Tổ quốc thầm nhắc nhở chúng ta cố gắng luyện rèn trong học tập, dành nhiều thành công trong công tác, cùng chung một tâm nguyện xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Cùng đi với đoàn dâng hương vào bên trong cung điện chính của nghè ta càng cảm nhận được sự uy nghi, cổ kính, đèn nến chập chờn giữa làn hương khói nghi ngút tạo nên không khí huyền bí. Quý khách thập phương cùng nhân dân trên quê hương đến viếng ai ai cũng có cùng một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư cho cuộc sống của mình, nhưng điều chung nhất là khi vào chùa cảm giác như ta đã trút bỏ được những lo toan cơm áo hàng ngày của đời thường để hưởng trọn một không gian thanh tịnh và sự linh thiêng của khu di tích Nghè Ngọc Nhị. Sau lễ hành hương là buổi giao lưu thụ lộc ẩm thực của quê hương, những ly rượu đong đầy tình cảm sự gần gũi, nhân ái, ai ai cũng rạng ngời vui vẻ cùng nhau chia sẻ về cuộc sống, và cùng nhau ôn lại những ký ức thời niên thiếu, kể cho nhau nghe những câu chuyện về thời xa xưa ấy với một ý nguyện “ xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận ” trên dưới một lòng cùng nhau chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Phải chăng giá trị lịch sử văn hóa được rút ra từ “lễ hội Nghè Ngọc Nhị” là tình cảm và sức mạnh từ quá khứ cho con cháu hiện tại và tương lai.

                                                                   

    Lãnh đạo địa phương cùng nhân dân đến dự lễ      

    Quan khách và nhân dân hân hoan thụ lộc sau buổi lễ

Với phương châm xây dựng và phát triển những giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta đã và đang làm tất cả để giữ gìn và tái hiện lại những nét đẹp văn hóa từ các Lễ hội trong đó có  “lễ hội Nghè Ngọc Nhị” để góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cho quê hương, đất nước. Nhân dịp cả nước ta đang đón chào mùa Xuân mới Tân Sửu, qua bài viết này, chúng ta càng trân quý những giá trị văn hóa của cha ông ta để lại, càng thôi thúc các thế hệ con cháu quan tâm hơn nữa trong việc bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, trùng tu các di tích trong đó có di tích Nghè Ngọc Nhị trở lại nét đẹp cổ kính, linh nghiêm nhằm giáo dục thế hệ con cháu sau này trân trọng hơn giá trị văn hóa lịch sử của cha ông ông để lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...