Đồng bằng Sông Cửu Long: Cá tra cần tiếp sức

2020-04-03 11:06:16 0 Bình luận
Liên tục những ngày qua, nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra rơi vào cảnh khó khăn khi giá cá sụt giảm mạnh, thị trường xuất khẩu bị tồn đọng do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Hiện nay, cá tra nguyên liệu quá ngày thu hoạch tồn đọng tăng nhưng rất khó bán; cộng với hạn mặn ở ĐBSCL vào giai đoạn đỉnh điểm khiến nhiều ao cá tra bị bệnh.  

Người nuôi cá tra lỗ nặng

Năm 2020, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL 6.500-6.600ha, với lượng cá giống từ 2 đến 2,5 tỉ con; sản lượng cá tra thương phẩm thu hoạch ước 1,42 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu 2,1-2,3 tỉ USD… Cả tháng nay, nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL chạy đôn chạy đáo tìm nơi bán cá bởi giá càng lúc càng sụt nhưng tiêu thụ rất khó khăn.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, mỗi năm toàn tỉnh thả nuôi khoảng 1.226ha cá tra, sản lượng 430.000 tấn. Từ đầu năm 2020 đến nay, các huyện nuôi gần 930ha cá tra, thế nhưng giá cá quá thấp gây bất lợi cho bà con. Ông Lê Quang Vinh, nuôi 2ha cá ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang than thở: “Thông thường cá tra khoảng 0,8- 1kg/con là thu hoạch bán cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Thế nhưng, 2ha cá của gia đình tôi nuôi kéo dài hơn 10 tháng nay, khiến cá quá lứa tới 1,8kg/con mà kêu bán mãi chẳng được. Chạy khắp nơi mới có nhà máy vừa chịu mua với giá 17.700-18.000 đồng/kg, nhưng áp dụng mua nợ (mua thiếu) đến 3 tháng mới thanh toán tiền. Tính ra lỗ bình quân 5.000 - 6.500 đồng/kg”. Cùng cảnh ngộ trên, ông Nguyễn Văn Tấn ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang chỉ ao cá tra vừa bán cách đây không lâu, cho biết: “Hơn 260 tấn cá tra được nhà máy mua với giá 18.300 đồng/kg, tính ra thua lỗ hơn 1,3 tỷ đồng.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long… nhiều hộ nuôi cá như ngồi trên lửa khi chứng kiến giá cá ảm đạm. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc HTX Sản xuất, dịch vụ thủy sản Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), lo lắng: “Hiện tại, nếu là cá đẹp, DN chỉ mua khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg trở lại, trong khi giá thành nuôi không dưới 22.000 đồng/kg; tuy nhiên đa phần không trả tiền mặt, mà nợ vài tháng. Như vậy, người nuôi thiệt trăm bề…”. 

Thu hoạch cá tra

Cùng với giá giảm và khó tiêu thụ thì nhiều hộ nuôi cá tra ở tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Tiền Giang… còn đối mặt với xâm nhập mặn tấn công gây bất lợi cho cá tra. Ông Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Gò Đàng (Tiền Giang), chia sẻ: “Mặn năm nay về sớm, kéo dài và duy trì mức cao. Nhiều con sông ở Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang có độ mặn từ 4‰ - 25‰ khiến cá tra bị tuột nhớt, bỏ ăn, nổ mắt… chết khá nhiều.

Người nuôi dù biết nhưng rất khó phòng tránh, do các ao nuôi cá tra cần phải thay nước ngọt mỗi ngày để tránh ô nhiễm; trong khi ngoài sông toàn là nước mặn. Vì vậy, khi bơm vào là cá bị ảnh hưởng…”. UBND tỉnh Bến Tre cho hay, nước mặn tấn công làm 22ha nuôi cá tra ở xã Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm) bị thiệt hại 3% - 4%; ngoài ra, còn có 214ha cá tra ở huyện Mỏ Cày Nam và Giồng Trôm bị ảnh hưởng.

Cần tiếp sức

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết: Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước đạt hơn 2 tỉ USD, giảm 11,4% so cùng kì; nguyên nhân là diện tích nuôi ở ĐBSCL tăng, nhưng thị trường xuất khẩu khó khăn dẫn đến giá trị giảm.

Từ đầu năm 2020 đến nay xuất khẩu cá tra đối mặt với thách thức mới khi dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới. Dịch diễn biến phức tạp ở nhiều nước châu Âu, châu Á… đã làm tăng thêm cái khó cho đầu ra cá tra trong thời gian tới và nếu chúng ta không nhanh chóng có giải pháp hợp lí, hiệu quả thì mục tiêu xuất khẩu cá tra khoảng 2,2 tỉ USD của năm 2020 sẽ khó đạt. 

Ông Nguyễn Duy Nhứt, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nam Việt (An Giang), cho rằng: “Nhiều DN xuất khẩu cá tra đang bị giảm sản lượng 30%- 40%; từ đó khiến việc tồn kho rất nhiều, tốn kém thêm chi phí bảo quản, “chôn” dòng vốn hoạt động, kinh doanh không hiệu quả… Khó khăn tứ phía đang vây các DN cá tra.

Cùng với giải pháp thị trường thì ngành chức năng cần triển khai ngay việc xem xét giảm thuế, miễn thuế cho DN xuất khẩu cá tra; đơn giản các thủ tục hành chính, không áp dụng kiểm tra hoạt động thời điểm này; nhất là kéo giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội… Các ngân hàng nghiên cứu giảm nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn cùng DN xuất khẩu…”.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) Nguyễn Văn Vỹ cho biết, đối với các DN cá tra có nhiều thị trường xuất khẩu, mức giảm bình quân hiện nay là 30%, riêng thị trường Trung Quốc, ảnh hưởng đến 100%. “Đối với cá hơn 1kg/con (chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc), gần như không xuất khẩu được.

Hàng loạt thách thức đang đối mặt, nhưng nhiều DN ở ĐBSCL vẫn duy trì hoạt động nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân lao động; đồng thời khẳng định kinh nghiệm, bản lĩnh vượt khó của ngành cá tra Việt Nam. Vấn đề là cộng đồng DN đoàn kết, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các hiệp hội, các ngành chức năng và sự trợ lực tiếp sức về cơ chế, chính sách, vốn… kịp thời giúp ngành cá tra sớm ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Hiện nay, cùng với nỗ lực gỡ khó cho thị trường xuất khẩu cá tra, An Giang đang chú trọng triển khai đề án giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL, trong đó có vai trò tham gia quan trọng của các DN lớn. Ông Vũ Đức Trí (Giám đốc Quản lý DN của Tập đoàn Việt Úc) cho biết, Công ty Cổ phần Cá tra Việt Úc (thành viên Tập đoàn Việt Úc) đang tập trung đầu tư dự án “Khu sản xuất giống thủy sản công nghệ cao” tại cồn Vĩnh Hòa (TX. Tân Châu, An Giang).

“Mở rộng thị trường và đầu tư chất lượng con giống là cách giải quyết những bất cập tồn tại lâu nay của ngành hàng cá tra Việt Nam. Nếu chọn hướng đi đúng, xuất khẩu cá tra có thể đạt 4-5 tỉ USD/năm, chứ không phải trên dưới 2 tỉ USD/năm như thời gian qua” - ông Trí đánh giá.

Để góp phần giải bài toán chất lượng con giống, Việt Úc đã đầu tư đàn cá tra 10.000 con bố mẹ hậu bị G2 (chuẩn bị bước vào giai đoạn G3), năm 2020 dự kiến sản xuất 20-25 triệu con cá giống. Mục tiêu của công ty là cung cấp 1 tỷ cá giống/năm cho thị trường trong những năm tiếp theo.

“Công ty đã đạt được thỏa thuận cung ứng điện cho vùng dự án Vĩnh Hòa, dự kiến cuối tháng 3/2020 sẽ đóng điện, tạo thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất. Dự án áp dụng chương trình sản xuất cá giống công nghệ cao trong nhà màng, giúp sản xuất được quanh năm, khắc phục ảnh hưởng thời tiết và tính mùa vụ. Đồng thời, nghiên cứu được công nghệ cung cấp thức ăn tự nhiên cho cá giống. Đây là điều kiện để công ty duy trì cung ứng được nguồn cá giống chất lượng quanh năm cho các vùng nuôi, tránh tình trạng thiếu hụt con giống theo mùa vụ” - ông Trí khẳng định.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...