Già hóa dân số tại Việt Nam - Cơ hội phát triển cho ngành bất động sản dưỡng lão

2021-11-15 13:27:50 0 Bình luận
Theo Báo cáo Nghiên cứu thị trường các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Mặt khác, thị trường dịch vụ nhà ở và viện dưỡng lão-dịch vụ chăm sóc dành cho người lớn tuổi tại Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khai.

Theo tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy Việt Nam có 6,1 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 8,1% tổng dân số (trong 12 người sẽ có 1 người cao tuổi). Đến năm 2019, dân số người cao tuổi là 11,41 triệu người, chiếm 11,86% tổng dân số, tăng hơn 5 triệu người trong 10 năm. Dự đoán cho thấy xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh và đến năm 2035 - 2038, gần 1/5 người Việt Nam sẽ là từ 60 tuổi trở lên (TCTK, 2016).

Ước tính của Tổng cục thống kê, đến năm 2038, nhóm đó dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng hơn 21 triệu người, chiếm 20% tổng dân số, nghĩa là trong 5 người sẽ có 1 người cao tuổi. Đến năm 2039, dự báo số lượng người cao tuổi ở Việt Nam sẽ vượt quá số lượng trẻ em. Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm và sự biến động này sẽ có tác động xấu đến phát triển kinh tế.

Các diễn giả tham gia Diễn đàn Diễn đàn Cơ hội Phát triển ngành dịch vụ kinh doanh dành cho người cao tuổi tại Việt Nam, do VCCI-HCM phối hợp với Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tổ chức.

Khảo sát của Savills cho thấy chỉ có 32/63 tỉnh, thành trong cả nước có viện dưỡng lão dành cho việc chăm sóc người cao tuổi.
Trong khi đó, Chính phủ đặt mục tiêu mỗi tỉnh, thành có ít nhất một viện dưỡng lão vào năm 2025. Các sáng kiến khác do Chính phủ hậu thuẫn bao gồm mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau (ISHC), một dự án tạo điều kiện cho cộng đồng trong việc chăm sóc người cao tuổi.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đã có một vài dịch vụ tư nhân cung cấp dịch vụ nhà dưỡng lão với với chi phí khá cao. Các viện dưỡng lão tư nhân như Viện dưỡng lão Thiên Đức hay Trung tâm dưỡng lão Hoa Sen thu phí khoảng 15 triệu đồng cho phòng đơn hoặc 19 triệu đồng cho phòng đôi mỗi tháng.

Một số cơ sở như Tuấn Minh Paradise Resort hiện đang được xây dựng sẽ là "khu nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi" với khu biệt thự nhà ở, cơ sở vật chất 5 sao, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế. Ngay cả những cơ sở khiêm tốn hơn cũng nằm ngoài khả năng chi trả của hầu hết người Việt Nam.

Tại Việt Nam, việc chăm sóc người cao tuổi chủ yếu là tại nhà và do các tình nguyện viên cung cấp. Hiện có một nghịch lý trong tư tưởng về nhà ở dưỡng lão ở Việt Nam.

Mô hình tổng thể khuôn viên Trung tâm Dưỡng Lão Phúc Thọ và Bệnh viện Lão Khoa

Trong khi dân số đang già đi, cộng đồng đang thay đổi và người cao tuổi cần được chăm sóc sức khỏe toàn diện thì vẫn còn sự kỳ thị về nhà ở dưỡng lão.

Ngay cả khi họ cần, khái niệm về nghĩa vụ gia đình sẽ khiến việc quyết định vào viện dưỡng lão trở nên khó khăn. Rất nhiều người vẫn nghi ngờ và phản đối tư tưởng về việc đưa bố mẹ tới sinh sống tại viện dưỡng lão, đồng nghĩa với việc con cái họ không yêu thương ba mẹ.

Đây cũng chính là những điểm tương đồng về văn hoá ở nhiều nước châu Á-nơi có thiên hướng truyền thống trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình, và tự chăm sóc tại nhà từ thế hệ này tới thế hệ khác. Chính sách của Chính phủ cũng khuyến khích việc "già hóa tại gia", trong đó thế hệ con cháu sẽ chăm sóc cha mẹ khi họ về già. 

Ở Trung Quốc, điều này còn được ghi trong các bộ luật và Đài Loan (Trung Quốc) quy định sẽ cắt quyền thừa kế nếu những người con không chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Chính phủ Singapore thì hỗ trợ việc "già hóa tại gia" bằng cách cung cấp thêm các gói hỗ trợ tài chính cho các gia đình nhiều thế hệ cùng sống chung.

Theo khảo sát trên quy mô toàn cầu về vấn đề già hóa và các nhu cầu liên quan đến hoạt động chăm sóc người cao tuổi, nhu cầu về việc cung cấp chỗ ở cho những công dân lớn tuổi tại các nước trên thế giới đang ngày một tăng cao.

Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa, cơ cấu dân số chuyển dịch theo hướng số lượng người già nhiều hơn người trẻ. Vào năm 2019, số người trên 60 tuổi tại Việt Nam đạt 11%, tăng từ 8,6% vào năm 2009.

Phần lớn nhóm dân số cao tuổi của Việt Nam sống ở các tỉnh phía Bắc. Bảy trong số mười tỉnh có lượng dân số trên 60 tuổi nhiều nhất, đều tập trung ở miền Bắc.

Thị trường nhiều tiềm năng

Đánh giá về dịch vụ dành cho người cao tuổi tại Việt Nam, ông Bùi Anh Trung – Giám đốc Viện dưỡng lão Bình Mỹ đánh giá, cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dịch vụ chăm sóc người cao tuổi hiện nay đang rất nhiều.

Thứ nhất, sau dịch COVID-19, mọi vấn đề trong gia đình, vấn đề nhìn nhận về sức khỏe đều được thay đổi, đặc biệt là với người cao tuổi. Bởi họ luôn muốn làm như thế nào để bảo vệ sức khỏe tốt hơn và những người con trong gia đình cũng muốn tìm kiếm một nơi chăm sóc người cao tuổi để đảm bảo được an toàn hơn, phù hợp với việc giãn cách cũng như phong tỏa (nếu có) để phòng dịch.

Thứ hai là số lượng dân số của Việt Nam già hóa càng ngày càng nhiều, trong khi đó, thị trường các nhà dưỡng lão hiện nay đang rất ít. Do đó, cơ hội đầu tư vào việc xây dựng nhà dưỡng lão còn rất nhiều và rộng mở.

 

Viện dưỡng lão Diên Hồng, đường Lê Văn Lương kéo dài, Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: https://toplist.vn/

Ông Trung cho biết,  khi sang Nhật Bản, ông thấy nhà dưỡng lão của họ nhiều như trường mần non ở Việt Nam. Còn tại Việt Nam thì ngược lại, trường mầm non nhiều hơn nhà dưỡng lão. Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước cũng đang hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp tham gia vào công tác chăm sóc người cao tuổi. Do đó, ông Trung cho rằng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này là rất lớn.

“Khi tham gia vào thị trường dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, chúng ta thấy một điều gì đấy nhân văn hơn, cảm thấy cuộc sống yêu thương con người nhiều hơn, dặc biệt là giúp cho người cao tuổi, những người yếu thế, bệnh tật, những người không có khả năng tự phục vụ. Do đó, mỗi một doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này đều cảm thấy mình đã giúp được cho xã hội một cái gì đó đầy lòng yêu thương”, ông Trung nói. Đồng thời, ông cũng mong muốn sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn cùng tham gia vào thị trường dịch vụ dành cho người cao tuổi ở Việt Nam.

Còn theo ông Đặng Trọng Ngôn – Giám đốc Viện dưỡng lão Anspace, hiện nay xu hướng sử dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang rất được quan tâm. Đặc biệt là khi đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn chưa biết khi nào sẽ kết thúc. Do đó, ông cho rằng, sử dụng công nghệ 4.0 và một phương thức chăm sóc sức khỏe toàn diện là điều mà tất cả mọi người đều hướng tới, đều có nhu cầu.

“Tôi thấy rằng đây sẽ là một lĩnh vực sẽ có sự tăng trưởng cao. Bởi nhu cầu của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện đang rất nhiều, trong bối cảnh thu nhập của nhiều gia đình người Việt Nam đang được nâng cao. Đồng thời, mảng dịch vụ này còn mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn”, ông Ngôn đánh giá.

Ông Ngôn cho rằng, người làm trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cần phải xem đây như là việc chăm sóc sức khỏe cho chính cha, ông của mình. Do đó, ông cho rằng nó phải xuất phát từ tình cảm của những người làm công việc này đối với người già.

Nhìn ở góc độ của một nhà đầu tư, theo ông Ngôn, ở Việt Nam hạ tầng và nguồn nhân lực đều sẵn có, kể cả quỹ đất cũng không thiếu. Tuy nhiên, dịch vụ này vẫn chưa hoàn toàn phát triển ở Việt Nam. Đặc biệt là những mô hình đang phát triển hiện nay phần lớn là theo mô hình những Trung tâm Bảo trợ xã hội để chăm sóc cho những người già neo đơn.

Ông cho rằng, đây chính là điều mà chúng ta phải thay đổi đầu tiên ở Việt Nam. Bởi hiện nay, văn hóa và cách ứng xử của người Việt theo truyền thống “trẻ cậy cha, già cậy con”, nên xu hướng về già đều muốn ở cùng con cái. Trong khi đó, ở góc độ cộng đồng, khi phải đưa bố mẹ mình vào các Trung tân dưỡng lão, thì bị cho là gia đình, con cái thiếu sự chăm sóc cha mẹ, nên mới phải đưa cha mẹ vào trung tâm dưỡng lão.

“Tuy nhiên, nếu như làm đúng cách và tạo không gian thực sự cho người già có người già để làm bạn, có những hoạt động dành cho người già thì việc kết hợp giữa chăm sóc về mặt sức khỏe y tế lẫn tinh thần cho người già như các hoạt động về giao lưu văn hóa hay những hoạt động về tâm linh, những hoạt động chia sẻ, gắn kết những người già…với mô hình này thì việc kết hợp thời gian ở nhà với con cái và thời gian đến các trung tâm dưỡng lão là sự kết hợp hoàn hảo nhất”, ông Ngôn chia sẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00

Ủy ban ATGT Quốc gia công bố đường dây nóng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ủy ban ATGT Quốc gia công bố số điện thoại đường dây nóng về hoạt động vận tải và đảm bảo TTATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-28 10:00:00

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48
Đang tải...