Giải pháp mở cửa lại nền kinh tế sau đại dịch covid-19

2021-08-07 18:43:52 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã tác động mạnh chưa từng có đến nền kinh tế toàn cầu và từng quốc gia. Chính phủ các nước đều thực hiện những giải pháp chính sách vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế, trong đó cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh được xem là giải pháp chủ yếu.

Các giải pháp hỗ trợ được phân chia theo 3 giai đoạn: dịch bệnh bùng phát; mở cửa lại nền kinh tế; phục hồi và xây dựng sức chịu của nền kinh tế.

Sức chịu đựng kinh tế đang bị bào mòn

Tính đến nay đã gần hơn 2 tháng, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam đã phải chấp nhận tạm thời hạn chế các hoạt động kinh tế để ưu tiên dập dịch. Dịch Covid lần này với biến thể Delta đã tạo ra sự lây nhiễm một cách nhanh chóng và tần suất số ca lây nhiễm tăng cao lại tấn công vào các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, trước đó là Bắc Giang và Bắc Ninh, thủ phủ công nghiệp, cung ứng các hàng hóa trung gian quan trọng của chuỗi giá trị và các dây chuyền sản xuất cho các nhà máy trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung giải trình trước Quốc hội về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, triển khai các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng (năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (2021) dành cho người khó khăn vì dịch Covid-19. Ảnh TTXVN

TP. Hồ Chí Minh “đầu tàu kinh tế” chiếm 20% quy mô kinh tế của Việt Nam và đóng góp 1/3 cho ngân sách quốc gia lại đang chịu các tác động nặng nề nhất của dịch bệnh trong đợt bùng phát thứ tư này sẽ làm cho tốc độ và các động lực kinh tế đang dần thu hẹp lại. Trong khi các thị trường thế giới đang hồi phục mạnh, tăng trưởng quý III của kinh tế thế giới đang được kỳ vọng sẽ lập kỷ lục cho thấy sức cầu xuất khẩu đang gia tăng, thì tình hình hiện nay lại cho thấy Việt Nam khó có khả năng đáp ứng khi tình hình sản xuất trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do phải hạn chế hoạt động để chống dịch. 

Thực hiện chủ trương “mục tiêu kép” của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên thực tế có rất ít doanh nghiệp (DN) đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến”. Nếu có thì điều này sẽ làm cho chi phí tăng lên trong khi năng suất giảm xuống, vì các nguyên tắc chống dịch sẽ làm cho hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh sẽ không còn đảm bảo.

Về yếu tố tiêu dùng nội địa và đầu tư của khu vực tư nhân cũng đang giảm sút mạnh do dịch bệnh lây lan đã gây tâm lý lo sợ của cộng đồng. Giãn cách xã hội lan rộng sẽ tác động vào tiêu dùng và đầu tư có thể sẽ còn kéo dài đến hết năm. Đáng nói, hơn 60% GDP của TP. Hồ Chí Minh được đóng góp bởi khu vực dịch vụ, lĩnh vực hiện nay được xem gần như đã ảnh hưởng nặng nề vì thời gian giãn cách kéo dài và ngày càng siết chặt như hiện nay. Hầu như lúc này tất cả chỉ trông chờ vào vaccine đạt được mục tiêu như kế hoạch là đến tháng 3/2022 tiêm đủ 2 liều cho 70% dân số để tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng, thì những triển vọng kinh tế được tạo ra.

Một trong những yếu tố cốt lõi để Việt Nam đạt được “thắng lợi kép” trong năm 2020 chính là dựa vào sức chịu đựng và sự linh hoạt của các DN, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Suốt một năm khó khăn vừa qua, chính các nguồn tích lũy, dự phòng được dành dụm qua một thời gian dài đã giúp họ vượt qua khủng hoảng, duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động và các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Nhưng sự khốc liệt của đợt dịch thứ tư này đã bào mòn tất cả những gì còn lại. Theo thống kê, số DN rút lui khỏi thị trường tính đến nay đã tiếp tục tăng, gần 25%. Các DN tạm ngừng kinh doanh tăng hơn 22% so với cùng kỳ và chiếm xấp xỉ 51% tổng số DN rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021.

Nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời và hữu hiệu thì tình hình sẽ càng diễn biến xấu hơn. Khi các yếu tố khó khăn của môi trường vĩ mô cộng hưởng lại với nhau sẽ gây ra các tác động tiêu cực lên sức chịu đựng của DN, và e rằng số lượng DN tiếp tục phải tạm thời “cách ly” hay vĩnh viễn dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến nặng nề và các hoạt động kinh tế luôn có độ trễ nhất định. 

Vì vậy, các gói hỗ trợ lần này phải có quy mô lớn hơn vì “sức khỏe” của DN hiện nay đã không còn như một năm trước, số lượng DN cần trợ giúp cũng nhiều hơn. Gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính vừa đệ trình lên Chính phủ có thể sẽ không đủ để đáp ứng các mục tiêu đặt ra. Hơn nữa, yếu tố thời gian và tính kịp thời lúc này rất quan trọng vì khó khăn của DN hiện nay cũng đã nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Bên cạnh các chính sách cho vay ưu đãi, giảm lãi suất, giãn nợ, cho phép chậm nộp các khoản nghĩa vụ thuế và bảo hiểm xã hội thì cần có thêm các giải pháp để sàng lọc, đánh giá hiện trạng của DN để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp. Đó là xem DN nào có thể tự xoay sở, không cần trợ giúp, DN nào cần ưu tiên hỗ trợ, DN nào phải tiến hành tái cấu trúc và thậm chí DN nào phải chấp nhận dừng hoạt động. Đây là một chiến lược tổng thể và đòi hỏi nhiều nguồn lực nhưng nếu không triển khai và cứ để cho DN tự lo chống đỡ thì e rằng cái giá phải trả sẽ rất lớn. Vì vậy, ngay lúc này, các công việc cấp thiết là cần tiếp sức cho DN để củng cố “trụ cột” quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo một cách tối đa các hoạt động kinh tế được vận hành thông suốt để duy trì các động cơ tăng trưởng mặc dù đang chậm lại, hạn chế tối đa các truyền dẫn bất ổn vĩ mô và tăng cường quản trị rủi ro đối với khu vực tài chính – ngân hàng, chứng khoán. Đó là các chính sách cần ưu tiên vì có ý nghĩa thiết thực hơn là theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng GDP rất danh nghĩa. 

Giải pháp mở cửa nền kinh tế

Còn quá sớm để đánh giá hiệu lực của các giải pháp mở cửa lại nền kinh tế trong đại dịch, song dựa trên kinh nghiệm quốc tế có thể rút ra một số bài học.

Một là, sự linh hoạt trong quy định điều tiết, không được làm hại đến kết quả và hiệu lực của chính sách công. 

Hai là, truyền thông kịp thời và rõ ràng về các giải pháp chính sách để đảm bảo DN nhận thức rõ những thay đổi và hướng dẫn mới nhất. Điều này đặc biệt quan trọng khi dịch bệnh vẫn tiếp diễn và hệ thống chính sách cũng phải được điều chỉnh tương ứng

Ba là, sự tham vấn thường xuyên với khu vực tư nhân và dữ liệu chính xác, kịp thời cho phép chính phủ giám sát được tác động của khủng hoảng. Bốn là, cung cấp dịch vụ G2B (chính phủ với DN) trực tuyến rất quan trọng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Không phải ngẫu nhiên khủng khoảng đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh xu hướng số hóa. Tuy vậy, công nghệ không phải là “cây đũa thần”, nhất là đối với các nước còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu và cơ sở pháp lý, số hóa vẫn chưa thể thực hiện được trong một vài tuần lễ. Do đó, trong nhiều trường hợp, đơn giản hóa hoặc thay đổi thể chế thực hiện trước khi các dịch vụ được cung cấp trực tuyến là giải pháp cần được ưu tiên. 

Cuối cùng, khủng hoảng có thể là xúc tác thúc đẩy cải cách. Một số nước đã tận dụng cơ hội để đưa ra các giải pháp không chỉ giúp chèo lái vượt qua khủng hoảng, còn  tạo cơ sở để cải thiện bền vững, lâu dài môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô trong và sau khủng hoảng. Môi trường kinh doanh thuận lợi cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sức chống chịu lâu dài của nền kinh tế, giúp phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng do đại dịch.

Tại thời điểm khủng hoảng, ít rào cản gia nhập thị trường có thể giúp hạn chế suy giảm mật độ DN; khung khổ pháp lý minh bạch, hợp lý sẽ hỗ trợ đội ngũ doanh nhân theo đuổi các hoạt động sản xuất, các DN sẽ phân bố lại nguồn lực khan hiếm vào ngành, sản phẩm có tiềm năng trong giai đoạn khủng hoảng.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp_Ảnh: zing.vn

Hiện nay, việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng đảm bảo khôi phục kinh tế và phục hồi niềm tin của nhà đầu tư. Về trung và dài hạn, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội của DN khi bắt đầu quá trình phục hồi.

Do đó, có quy định pháp luật hiệu quả, dự đoán được, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng thúc đẩy cạnh tranh, có thể chế đảm bảo bảo vệ tài sản và các quyền giao kết hợp đồng, sẽ dễ dàng khởi sự kinh doanh, thích nghi với các quy định mới và nhanh chóng chuyển dịch các hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Do đó, các chính phủ có thể tận dụng khủng hoảng đại dịch Covid-19 để thực hiện các cải cách.

Trong bối cảnh trên, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ DN, người dân đối phó với dịch bệnh, như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ; giảm, giãn nộp thuế, bảo hiểm xã hội; miễn, giảm phí một số dịch vụ công, giảm, giãn nộp tiền thuê đất; đưa ra các gói hỗ trợ an sinh 62.000 tỷ đồng của năm 2020 và 26.000 tỷ đồng cho năm 2021.

Tuy vậy, về triển khai thực hiện, hiệu lực một số gói hỗ trợ không cao; tinh thần giảm, nới lỏng, linh hoạt trong áp dụng quy định để hỗ trợ DN chống chịu với dịch vẫn còn thiếu vắng. Trong khi dịch còn lây lan, tác động xấu đến đầu tư kinh doanh, thì đề xuất áp dụng mã số mã vạch, gắn camera hành trình, bắt buộc sàn giao dịch điện tử phải khai báo, nộp thuế thay cho người bán hàng… là những thí dụ điển hình. 

Thực tiễn cho thấy, chất lượng của các thể chế chi phối môi trường kinh doanh như hiệu quả hành chính công, mức độ tham nhũng, bảo vệ sở hữu tài sản… đều có tác động tích cực đến thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1242/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư.

Việc thành lập tổ công tác lần này dựa trên cơ sở tổ chức lại Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài được thành lập theo Quyết định 850/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, được thiết kế chủ yếu để nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài, cả về số lượng và chất lượng. 

Theo Quyết định 1242, tổ công tác có nhiệm vụ tổ chức rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư; giải thích, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định liên quan.

Bên cạnh đó, tổ công tác giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ ngành và địa phương để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư; đề xuất hướng xử lý những vướng mắc thuộc chức năng của các cấp có thẩm quyền; đôn đốc, giám sát quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc… Nghĩa là hướng đến các dự án cụ thể không phải xúc tiến đầu tư chung chung. Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh cùng với việc ban hành bộ tiêu chí về dự án tốt để thu hút đầu tư, là những việc cần làm ngay để vượt khủng hoảng, phục hồi sau dịch./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...